DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Tây Tạng Huyền Bí - Dr. T. Lobsang Rampa

Tác giả T. Lobsang Rampa
Bộ sách Tủ Sách Huyền Môn
Thể loại Chiêm tinh - Phong thủy
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 11907
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Lobsang Rampa Tủ Sách Huyền Môn Best seller Kỳ bí Bí ẩn Tây tạng
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Nguyễn Hữu Kiệt dịch quyển The Third Eye sang tiếng Việt dưới tựa đề Tây Tạng huyền bí và xuất bản tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Và sau đó quyển sách trở thành best seller, giống như đã xảy ra khắp thế giới kể từ khi nó xuất bản lần đầu tại Anh tháng 11 năm 1956. Kể từ năm 1975 đến nay quyển sách đã được tái bản nhiều lần tại Việt Nam cũng như được phổ biến rộng rãi trên mạng internet dưới dạng sách điện tử, và luôn luôn đứng đầu trong các quyển sách được người đọc sách tâm linh tìm đọc. Quyển sách cung cấp nhiều chi tiết hấp dẫn về xứ sở Tây Tạng, đời sống trong Lạt Ma Viện, tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng, chuyện huyền bí về Thần nhãn…

Nhưng thật ít ai tại Việt Nam biết rằng tác giả thật của nó không phải là một vị Lạt ma Tây Tạng dưới tên gọi Lâm Bá (Lobsang Rampa) mà là một người Anh tên thật là Cyril Henry Hoskins, sinh năm 1910 tại Plympton, Devon, Anh Quốc. Hoskins là con của một người thợ ống nước, ông chưa bao giờ tới xứ Tây Tạng cả và cũng không biết một chữ Tạng nào! Chính sự nổi tiếng quá mức của quyển “The Third Eye” đã khiến nhà Thám hiểm và cũng là nhà Tây Tạng học Heinrich Harrer thuê một thám tử tư từ Liverpool để truy tìm tác giả thật của nó. Kết quả mà vị thám tử tìm ra như đã nêu ở trên, và được công bố trên báo Daily Mall tháng 2 năm 1958.

Cuốn sách này được dịch bởi Emil Group với tựa Con Mắt Thứ Ba.

***

Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn của một vị lama người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 1910 - 25 tháng 1 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.

Vào tháng 11 năm 1956 một cuốn sách với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách được viết bởi một người ký tên là Lobsang Rampa và kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba để làm tăng cường khả năng nhìn aura của ông.

Các sách viết bởi Lobsang Rampa

My Visit to Venus dựa trên các bản thảo mà Lobsang Rampa đã không đồng ý xuất bản và được xuất bản vài năm sau khi được viết.

***
- Aha! Aha! Đã lên tới bốn tuổi rồi mà không ngồi vững trên lưng ngựa! Mi sẽ không bao giờ trở nên một người hùng! Rồi đây cha mi sẽ nói sao?

Vừa nói xong, ông Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào người kỵ mã bất đắc dĩ, và nhổ luôn một bãi nước bọt xuống đất một cách khinh bỉ.

Những nóc nhọn và mái bầu bịt vàng của điện Potala chói sáng dưới ánh mặt trời nóng gắt. Gần bên chúng tôi, hồ sen trong vắt của ngôi Đền Rắn dợn sóng lăn tăn. Đằng xa, trên đường mòn gồ ghề đá sạn, những khách lữ hành vừa rời khỏi thủ đô Lhasa cố gắng thúc giục những con Yak (bò Tây Tạng) đi mau hơn, với những tiếng kêu inh ỏi. Từ những đồng cỏ xanh ở kế cận, vọng đến tai tôi những tiếng kèn khổng lồ do những sư sãi nhạc công thực tập thổi kèn ở một nơi vắng vẻ.

Nhưng tôi không có thời giờ để ngắm nhìn những cảnh vật vẫn từng diễn ra hằng ngày mà tôi đã quen mắt nhàm tai. Công việc của tôi trong hiện tại ; ôi, một công việc khó nhọc thay, là ngồi vững trên lưng con lừa nhỏ bất kham của tôi. Nhưng con lừa Nakkim lại có những ý nghĩ khác. Nó muốn tách khỏi người kỵ mã tí hon của nó, để có tự do ăn cỏ, nằm lăn trên đất và chơi một mình.

Ông Tzu là một ông thầy rất khó chịu. Suốt đời, ông luôn luôn nghiêm khắc và khó tánh; trong lúc hiện tại, trong vai trò võ sư quyền thuật và huấn luyện viên kỵ mã cho một đứa trẻ lên bốn tuổi, ông thường tỏ ra bất mãn và nổi nóng hơn là kiên nhẫn. Xuất xứ từ vùng Kham, ở miền Đông xứ Tây Tạng, ông được chọn lựa cùng với vài người khác nhờ bởi vóc vạc cao lớn và lực lưỡng. Nhiều người có tác cao hơn hai thước và được tuyển dụng làm những sư sãi cảnh binh trong các tu viện. Họ mặc áo dài và độn vai rất cao để cho có vẻ to lớn, lấy lọ boi mặt để cho có vẻ hung tợn, và sử dụng những cây gậy to và dài để trừng phạt những kẻ bất hảo.

Như vậy ông Tzu là một vị sư sãi cảnh binh, kiêm chức võ sư dạy quyền thuật và môn cưỡi ngựa cho một thiếu nhi con nhà quý tộc!

Không thể đi đứng được lâu vì bị tật ở chân, ông ta chỉ di chuyển bằng cách đi ngựa. Năm 1904, quân Anh dưới quyền chỉ huy của đại tá Younghusband, đã xâm lăng xứ Tây Tạng và gây nên nhiều sự tàn phá, thiệt hại. Chắc hẳn là họ nghĩ rằng phương tiện tốt nhất để thu phục được tình thân hữu của Tây Tạng là bắn phá nhà cửa, làng mạc và giết hại dân tộc của xứ ấy. Trong cuộc phòng thủ diệt địch, ông Tzu đã bị đạn bắn vẹt mất một phần xương háng bên trái khi ông chiến đấu ngoài mặt trận.

Cha tôi là một trong những viên chức có quyền thề nhất trong Chánh phủ. Người thuộc dòng quý tộc và có thế lực rất mạnh trong việc quốc chính. Cha tôi cao gần tới hai thước, và có một sức mạnh phi thường. Hồi còn thanh niên người đã có lần ra sức giở hỏng một con lừa khỏi mặt đất; người là một trong những người Tây Tạng có thể chiến thắng những thổ dân vùng Kham trong những cuộc so tài về môn đô vật.

Xứ Tây Tạng đã trải qua một thời kỳ loạn ly. Năm 1904 khi quân đội Anh xâm lăng lãnh thổ Tây Tạng, vị Quốc vương xứ này là đức Đạt Lai Lạt Ma sang tị nạn bên xứ Mông Cổ, giao quyền nhiếp chính lại cho cha tôi và cùng với những viên chức trong nội các trong khi ngài vắng mặt. Năm 1909, ngài trở về nước sau một thời gian sống tại Bắc Kinh. Năm 1910, quân Trung Hoa, được khích lệ tinh thần bởi cuộc xâm lăng thành công trước đây của quân đội Anh, bèn đem quân tấn công thủ đô Lhasa. Một lần nữa đức Đạt Lai Lạt Ma lại lưu vong tị nạn nhưng lần này ngài sang Ấn Độ. Năm 1911, trong cuộc cách mạng Trung Hoa, quân Tàu bị đánh bật ra thủ đô Lhasa, sau khi đã gây nhiều cảnh giết chóc tang thương đối với dân chúng Tây Tạng. Năm 1912, đức Đạt Lai Lạt Ma trở vể thủ đô Tây Tạng. Trong khi ngài vắng mặt, suốt thời kỳ vô cùng khó khăn ở quốc nội, cha tôi đã cùng với các quan chức đồng liêu trong nội có đảm đương trọng trách của Chánh Phủ. Mẹ tôi thường nói rằng trách nhiệm nặng nề đó đã làm cho cha tôi giảm thọ rất nhiều. Một điều chắc chắn là người không có thời giờ săn sóc con cái và người không hề có dịp biểu lộ tình phụ tử đậm đà đối với chúng tôi.
...
Mời các bạn đón đọc Tây Tạng Huyền Bí của tác giả Dr. T. Lobsang Rampa.

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 51.000

Giá bán

40.000

Giá bìa 51.000

Giá bán

40.000