DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Pasteur Và Koch Cuộc Đọ Sức Của Những Người Khổng Lồ Trong Thế Giới Vi Sinh Vật

Tác giả Annick Perrot Maxime Schwartz
Bộ sách
Thể loại Sinh Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2414
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Annick Perrot Maxime Schwartz Louis Pasteur Robert Koch Sinh Học Tham Khảo
Nguồn ebook©vctvegroup
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Nếu Galilei, Kepler và Newton làm cuộc cách mạng khoa học vĩ đại vào thế giới các vì sao ở thế kỷ 17 thì đúng 200 năm sau. Pasteur và Koch làm cuộc cách mạng y khoa vào thế giới vi sinh vô cùng nhỏ mà tầm quan trọng của nó với nhân loại không hề nhỏ. Trong khi thế giới các vì sao chế ngự tâm tư của con người muốn hiểu biết cấu trúc của nó, vì thế giới vi sinh chế ngự mang sống và hành phúc của con người. Vi sinh, hay thế giới “âm binh” vô hình, từng gây ra những cuộc “giết người hàng loạt” khủng khiếp trong suốt lịch sử. con người chỉ biết bó tay, và giải thích bằng các quyền lực thần linh hay ma quỷ . Nhưng Pasteur và Koch đã đem lại ánh sáng vào thế giới “đen tối” này, cũng như Newton từng đưa ánh sáng của lý tính vào vũ trụ, giải phóng con người khỏi thế giới “bị quỷ ám”. Bệnh không phải do các lực lượng siêu nhiên gây ra mà do chính các vi trùng nhỏ bé. Ở đâu có bệnh, ở đó có mầm bệnh. Đó là “thuyết nhân quả” của khoa học mà hai ông chứng minh một lần nữa. Hai ông, cùng các đồng nghiệp và học trò, tiến hành một cuộc “thập tự chinh” đầy kịch tính để tước vũ khí của “thế giới âm binh” và bảo vệ thành công hạnh phúc của con người.

Nhưng trong khi làm cuộc giải phòng cho nhân loại khỏi nỗi sợ hãi triền miên trước thế giới bệnh, thì hai ông lại mắc vào căn bệnh thời đại: căn bệnh của chủ nghĩa quốc gia cực đoan chế ngự con người, trong đó có cả tri thức, ở các quốc gia châu Âu thế kỷ 19 và 20. Albert Einstein gọi đó là “bệnh sởi”. Và căn bệnh đó cùng đã từng giết chết hàng chục triệu người trên hành tinh, bằng những cuộc chiến tranh con người chống lại con người với quy mô chưa từng thấy, gây đau thương còn hơn cả thế giới âm binh.

Cuốn sách này mô tả cả hai: Bệnh do vi trùng, và bệnh tinh thần cho chủ nghĩa quốc gia gây ra đã tiêm nhiễm vào hai người khổng lồ Pasteur và Koch. Chúng ta thương hai ông hơn là phê phán – và hết sức cám ơn để hôm nay có được cuộc sống yên bình hơn.

***

Nửa cuối thế kỷ XIX là thời đại của những khám phá khoa học kỳ diệu.

Hai nhà bác học Pháp và Đức, ông Louis Pasteur và Robert Koch, đã sáng lập ra khoa Vi trùng học. Họ cách nhau 20 tuổi, Louis Pasteur sinh ở Dole, Pháp, năm 1822; Robert Koch sinh ở Clausthal, Đức, năm 1843.

Cuộc chiến khốc liệt giữa nước Pháp và nước Phổ - nước Đức tương lai - với chiến thắng của Phổ và chiến bại của Pháp năm 1870, đặt hai nhà bác học trong hai tuyến đối lập, Pasteur suốt đời không bao giờ quên nỗi quốc hận này. Hơn nữa, trong cuộc thi đua để tìm nguyên nhân các bệnh truyền nhiễm, những vi sinh vật, họ không ngừng đua tranh, khi thì người này tìm thấy trước một vi sinh vật, khi thì người kia tìm thấy trước. Môn đệ của họ cũng thi đua tìm kiếm, nhưng với tinh thần khoan hòa hơn.

Hai ông này hệt như hai đại hiệp, luyện võ đến mức thượng thừa, chọi nhau từng hiệp một, không bao giờ khuất phục nhau.

Ông Pasteur mất rồi, ông Robert Koch đến thăm Viện Pasteur tại Paris, được tiếp đón long trọng, thăm mọi nơi… trừ lăng mộ của Pasteur!

Đó là cốt lõi của cuốn sách này.

Người dịch muốn chia sẻ với độc giả Việt Nam cuốn sách vô cùng hấp dẫn.

Mong đợi hồi âm của độc giả và đóng góp ý kiến về những chỗ không rõ của bản dịch nhằm nếu có cơ hội tái bản sẽ sửa lại.

Chân thành cám ơn!

Paris, 2 tháng Giêng năm 2015

Vũ Ngọc Quỳnh

***

Annick Perrot là nguyên thủ thư danh dự của Bảo tàng Pasteur Paris.

Maxime Schwartz, cựu học sinh trường Polytechnique tại Paris, là một nhà sinh vật học phân tử, nguyên Tổng Giám đốc Viện Pasteur Paris.

Annick Perrot và Maxime Schwartz đã đóng góp trong thiết kế và xây dựng Bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang năm 2003, và một phần cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

***

Xin được lang thang đó đây về một ít câu chuyện cũ của một thời lịch sử rất có ý nghĩa đối với nhân loại. Lịch sử bao giờ cũng là một câu chuyện có tính nhân văn thú vị. Thế kỷ 19 là thế kỷ của những cuộc cách mạng lớn trong khoa học, công nghiệp và giáo dục đại học. Khoa học - các khoa học chính xác - bao gồm y học và hóa học có một bước tiến vĩ đại, thay đổi cuộc sống loài người triệt để chưa từng có. Cuộc cách mạng khoa học thứ hai của thế kỷ 19 mạnh mẽ hơn nhiều cuộc cách mạng cổ điển đầu tiên ở thế kỷ 17 với Kepler, Galilei và Newton. Thế giới được cách mạng một cách sâu rộng bởi khoa học, và cuộc cách mạng này là trung tâm của câu chuyện lịch sử của thế kỷ 19. Trong lĩnh vực y khoa và đời sống, ngày nay người ta dễ quên những chứng bệnh nguy hiểm như dịch tả, dịch hạch, lao, dại, bạch hầu, than, từng một thời hoành hành dữ dội thế nào trong lịch sử. Con người từng hoàn toàn bất lực về nguồn gốc, cách sinh sôi, cơ chế vận hành, truyền bệnh và cách chữa bệnh. Đó là một cuộc chiến mà con người không nhận diện được kẻ thù sống ở thế giới vi sinh mắt thường không thấy. Các cách giải thích “lãng mạn” hay thần bí đều không có nền tảng khoa học thực nghiệm. Y khoa trong thế kỷ 19 trải qua hai cuộc cách mạng quan trọng, thứ nhất là bệnh học tế bào (cellular pathology), được đặt nền móng bởi Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow; thứ hai là thuyết mầm của bệnh (germ theory), vi trùng học (bacteriology) và huyết thanh học (serology) với Louis Pasteur và Robert Koch. Ngành y không còn là một “nghệ thuật” nữa, mà thành một khoa học chính xác. Cách điều trị của thời kỳ “dã man” của thế kỷ 18 nhường chỗ cho các điều trị khoa học tinh tế mới. Và các cuộc thay đổi có tính cách mạng của khoa học diễn ra trong các thể chế giáo dục đại học cũng được cách mạng qua mô hình đại học nghiên cứu của Đức, hay Humboldt, khiến cho việc phát triển và truyền bá thêm thuận lợi gấp bội.

Nhận thức dần dần rằng vi trùng chính là nguyên nhân gây ra bệnh và là mầm mống truyền bệnh chỉ được cụ thể hóa vào thế kỷ 19 tuy rằng từ ngàn xưa con người đã hình dung có các sinh vật nhỏ bé có thể gây ra bệnh hay truyền bệnh. Vào thế kỷ thứ nhất TCN, học giả La Mã Marcus Varro đã cho rằng những vùng đất sình lầy là nguy hiểm, “vì ở đó những con vật nhỏ bé sinh sôi, được truyền đi trong không khí, bay vào miệng và đi vào nội tạng, gây bệnh.” Thế kỷ 16, thời Phục Hưng, Girolamo Fracastorius, bác sĩ và học giả, người đã đặt cho bệnh giang mai cái tên syphilis, có một ý tưởng xuất thần, cho rằng môi trường xung quanh chúng ta chứa đầy các “mầm mống” có thể phát triển trong cơ thể con người và sinh ra bệnh. Người đương thời với ông, Gerolamo Cardano, kết luận rằng các “mầm mống bệnh chính là các sinh vật”. Còn tu sĩ dòng Tên người Đức Athanasius Kircher sống ở Roma thế kỷ 17 khám phá bằng một loại kính hiển vi còn thô sơ rằng dấm và sữa chua chứa đựng những “con sâu”, và máu những người chết vì bệnh dịch hạch chứa đầy những sinh vật nhỏ.

Không phải loài người sapiens thống lãnh thế giới như chúng ta thường nghĩ, mà các hệ vi sinh vật mới là ‘chúa tể’. Chúng ngự trị sinh quyển thế giới đã từ hơn hai tỉ năm qua. Chúng siêu nhỏ bé, nhưng có thể “ăn thịt” con người dễ dàng. Những trận dịch bệnh tàn phá cả thành phố, vùng và châu lục. Nặng nề nhất là trận dịch thế kỷ 14 được phương Tây gọi là “Cái chết Đen”, Black Death, tàn phá khu vực Âu-Á, nặng nề nhất là châu Âu, giết hại 30-60% dân số châu Âu, làm cho dân số thế giới giảm từ 450 triệu xuống còn 350-370 triệu. Thế giới không hồi phục lại dân số của thời gian trước Cái chết Đen cho đến thế kỷ 17. Cái chết Đen gây ra những hệ quả nghiêm trọng về tôn giáo, xã hội và kinh tế. Đó là loại bệnh dịch hạch (bubonic plague) gây ra bởi vi trùng Yersinia pestis, sau này được Alexandre Yersin tìm ra năm 1894 trong trận dịch ở Hồng Kông.
 

Mời các bạn đón đọc Pasteur Và Koch Cuộc Đọ Sức Của Những Người Khổng Lồ Trong Thế Giới Vi Sinh Vật của tác giả Annick Perrot & Maxime Schwartz.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000