DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Mệnh Lệnh Của Thần

Tác giả Muneyuki Kaneshiro Fujimura Akeji
Bộ sách
Thể loại Manga
Tình trạng Manga
Định dạng eBook mobi
Lượt xem 2420
Từ khóa eBook mobi full Muneyuki Kaneshiro Fujimura Akeji Manga Truyện Tranh Action Horror Văn học Nhật bản Văn học phương Đông
Nguồn fb/groups/AmazonKindle
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Một ngày của Takahata Shun bắt đầu như bao ngày bình thường và nhàm chán khác ở trường, nhưng có vẻ nó không kết thúc như vậy. Sau khi chứng kiến đầu của giáo viên bị nổ tung, cậu và các bạn học đã buộc phải chơi những trò chơi của trẻ em, như Daruma ga Koronda (Một kiểu trò chơi đèn xanh/đèn đỏ), nhưng liên quan đến tính mạng. Không biết kẻ đứng đằng sau những trò chơi chết người này là ai, và cũng không biết bao giờ thì chúng sẽ kết thúc, nhưng Shun và các bạn chỉ có duy nhất một điều phải làm đó chính là chiến thắng...
***
[MANGA REVIEW] KAMISAMA NO IUTOORI - THỎA MÃN HAY THẤT VỌNG ĐỐI VỚI TRÒ CHƠI SINH TỬ CỦA CHÚA?
Tác Giả: Muneyuki Kaneshiro
Thể Loại: Action, Drama, Horror, School, Shounen, Supernatural, Psychology
Nội Dung Phần I: Takahata Shun bắt đầu một ngày đi học buồn chán như mọi ngày, cho đến khi đầu thầy giáo nổ tung trước mặt cậu. Thế là cậu và các bạn bị cuốn vào những trò chơi trẻ con tưởng chừng quen thuộc nhưng phải trả giá bằng cả mạng sống. Không biết ai là kẻ đứng sau những trò chơi này và cũng không biết khi nào chúng mới kết thúc, Shun và những người bạn chỉ còn cách phải chiến thắng mọi trò chơi để sống sót
Nội Dung Phần II: Akashi Yasuto và người bạn thân Aoyama có chung một ước mơ, và chính là bóng đá. Sau một cuộc hiểu lầm và cãi vã, Akashi rời trường học, nhưng rồi cậu hiểu ra và quyết định đi xin lỗi nhưng không thể vào lại trường. Và khi lời xin lỗi vẫn chưa thể đến được với Aoyama, Akashi bị bắt đến một ngôi trường, gặp một kẻ tự xưng là Chúa cùng với những trò chơi tử thần mà luật chơi duy nhất là sống sót…
Rating tham khảo trên MAL: Phần 1 - 7.54 và Phần 2 - 7.89
Muneyuki Kaneshiro, khi nghe danh thì có lẽ đó là một tác giả khá xa lạ với các độc giả, thế nhưng khi kể tên những tác phẩm của ông thì lại là sự quen thuộc đến là thường. Ông là người đã viết ra hai tác phẩm Horror đặc sắc ở thể loại này là Kamisama no Iutoori trong bài review hôm nay và Jagaaaaaan, cùng với đó là một Blue Lock đang rất thành công trong thời gian gần đây. Sơ qua về tác giả như thế là đủ rồi, Kamisama no Iutoori chắc chắn là một cái tên rất nổi tiếng khi nói về mảng horror trong manga, và khi nhìn vào rating thì có thể mọi người sẽ nghĩ hay dần lên từ đầu đến cuối. Nhưng liệu thực sự có phải như vậy?
Mini Fact: Phần 1 và 2 là hai câu chuyện xảy ra song song, và sẽ đến lúc dàn nhân vật hai bên cùng gặp nhau để tạo nên mạch truyện lớn chung của Kamisama no Iutoori.
Đầu tiên tôi muốn nói về nội dung truyền tải và cách thức truyền tải của nó. Là một tác phẩm Horror và sử dụng các death game để dẫn dắt mạch truyện, như lẽ thường tình, Kamisama no Iutoori nhấn mạnh vào khát khao được sống cháy bỏng bên trong mỗi con người. Và cũng chính cái khát khao mãnh liệt ấy, khi mạng sống bị thử thách, con người mới để lộ ra bản chất của họ - khi phần con hoặc phần người sẽ nắm chuôi đèn để chỉ hướng cho con đường dẫn tới sự sống sót. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất ở phần 2 với chính hai nhân vật là Akashi và Aoyama. Với Akashi, cậu ta lạc quan và chọn tin tưởng vào bạn bè, luôn cố gắng mọi thứ để cứu giúp người khác dù có thể phải hi sinh bản thân, còn Aoyama thì đã để khát khao sống và bản năng sinh tồn, cùng với đó là những tổn thương nặng nề về mặt tâm lý khi liên tục thấy những người bạn khác phải ra đi đã khiến cậu ta đánh mất đi bản thân. Từng ngày chúng ta sống là hiển nhiên, và đa phần là sự nhàm chán do vòng lặp vô tận của cuộc sống khắc nghiệt hiện tại gây nên khiến con người khó chịu và muốn thay đổi nó. Nhưng khi ta đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết thì mới nhận ra được sự quý giá của cuộc sống bình yên và nhàm chán đó. “Mất đi rồi mới biết quý trọng… Chỉ khi cận kề cái chết mới biết cảm giác được sống… Mọi người sống một cách đương nhiên, những điều quan trọng dường như rất bình thường, từng ngày nhàm chán như thế là tuyệt vời nhất”. Có lẽ thông điệp quý giá nhất mà Kamisama no Iutoori muốn truyền tải là “Hãy trân trọng cuộc sống trước khi quá muộn.”
Về phần những trò chơi, tôi thực sự phục Muneyuki vì ông đã nghĩ ra đủ những thể loại trò chơi với những luật lệ có lẽ là vô cùng quái đản, đặc biệt là trong phần 2. Trong Alice in Borderlands, những trò chơi được chia thành 4 loại là Thể Lực, Cân Bằng, Trí Tuệ và Tâm Lý nhưng tất cả đều tôn lên vẻ đẹp của cuộc sống, của quyền được sống. Điều này đã dẫn đến điểm trừ đầu tiên trong Kamisama no Iutoori, đó là việc có quá nhiều trò chơi nhưng không thực sự có trò nào có thể khiến người đọc thực sự phải ngẫm nghĩ và thấu hiểu được những tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Chúng ta sẽ nhớ đến trò chơi đuổi bắt 7 Cơ đầy tàn bạo và tôi có thể dùng đến hai chữ “khốn nạn”, trò chơi J Cơ đoán ký hiệu thách thức lòng tin và trò chơi K Chuồn về giá trị con người và giá trị cuộc sống ở trong Alice in Borderland. Nhưng tuyệt nhiên bạn có thể nhớ đến một trò nào đó trong Kamisama no Iutoori mà khiến bạn phải trầm trồ và thấm nhuần được tư tưởng muốn truyền tải không? Cá nhân tôi thì nghĩ là có, nhưng nó lại là trò chơi xí ngầu cuối cùng khi muốn đề cao giá trị của những người đã, đang và sẽ bước đến trong cuộc đời và làm nên chính con người của bạn, còn lại thì chắc là không. Dù vậy, không có nghĩa là chúng vô nghĩa. Trí Tuệ, Thể Lực, Sự Sáng Tạo và May Mắn chính là bốn yếu tố thiết yếu để giúp người chơi có thể sống sót trong thế giới của Kamisama no Iutoori, nhưng cũng chính là những yếu tố quyết định trong chính cuộc sống thường nhật này.
Tiếp tục mổ xẻ, ta sẽ đi đến phần nhân vật và đá qua luôn một vài vấn đề trong truyện. Trong phần đầu tiên, người đọc theo chân Shun Takahata trải qua những trò chơi tử thần trong trường học. Khởi đầu câu chuyện, Shun có một cuộc sống thường nhật cực kỳ nhàm chán và cậu khát khao có sự thay đổi. Sau hàng loạt biến cố và những trò chơi đầy quái đản diễn ra, cậu ta dù có trở nên mạnh mẽ và thông minh hơn đến nhường nào thì vẫn không thể thoát ra khỏi sự căm hận đối với Chúa sau cái chết của một người bạn. Nhưng chính điều đó lại làm Shun Takahata trở nên chân thực hơn rất nhiều. Cậu ta chán nản cuộc sống đời thường, sợ hãi trước trò chơi của Chúa, nhiệt huyết để hỗ trợ và cứu giúp bạn bè, tìm được tình yêu và đánh mất nó, cảm nhận được tội lỗi và trách nhiệm vì cái chết của những người quen biết và tất yếu dẫn tới sự thù hận và khát khao trả thù với kẻ thực sự chịu trách nhiệm. Đó chính là điều đã tạo nên động lực và ham muốn của Shun được trở thành Icarus, bằng việc khoác trên mình đôi cánh và tự tay thách thức Chúa trời. Hai nhân vật chính còn lại ở phần đầu tiên là Ichika Akimoto và Amaya Takeru. Akimoto có lẽ là nhân vật thiếu điểm nhấn nhất, bởi có lẽ cô ấy chỉ được sinh ra với mục đích duy nhất là để thể hiện tình cảm với Shun và giúp cậu ta đạt được nguyện vọng dù có thể hi sinh cả tính mạng. Còn Amaya thì khác, và đây là nhân vật tạo nên sự đặc sắc trong Kamisama no Iutoori. Đó là kiểu nhân vật có ham muốn giết người nhưng lại luôn hỏi “Mục đích sống của cậu là gì? Khi nào cậu cảm thấy cậu đang sống?”. I will live this “life” of mine - Ta sẽ sống “cuộc sống” theo cách của ta, về mặt cơ bản, Amaya là sự hỗn loạn và độc ác để cân bằng ánh sáng của hi vọng và chính nghĩa đến từ Shun, và chính điều đó làm nên những khoảnh khắc và lời thoại cực kỳ đặc sắc giữa hai người.
Và rồi sang đến phần 2, chúng ta theo chân Akashi Yasuto và Ushimitsu Kiyoshirou là hai nhân vật dẫn dắt câu chuyện. Về Akashi, thì cậu ta cũng sợ hãi trước trò chơi của Chúa này, cũng nhiệt huyết để hỗ trợ và cứu giúp bạn bè này, tìm được tình yêu và đánh mất nó này, cảm nhận được tội lỗi và trách nhiệm vì cái chết của những người quen biết này… Phải, cậu ta gần như y chang Shun Takahata, và điểm duy nhất tạo nên được sự khác biệt giữa Akashi và Shun là khuôn mặt… nhầm, lý tưởng. Lý tưởng của Akashi là đặt niềm tin vào bạn bè và đặt mục tiêu trở thành Chúa để có thể hồi sinh lại mọi người về thế giới ban đầu. Và chính lý tưởng này biến Akashi trở thành Amano Yukiteru trong Mirai Nikki vì chính thái độ nhiệt huyết dẫn tới những hành động và cách hành xử vô cùng một màu có lúc ngu xuẩn đến mức tệ hại của cậu ta, cho đến lúc cậu nhận ra hiện thực nghiệt ngã đến nhường nào:
“Nếu định nghĩa của cuộc đời - thứ khiến chúng ta là con người, là ký ức của một người… Vậy nên thậm chí dù cho chúng ta sử dụng quyền năng của Chúa để hồi sinh lại mọi người đi chăng nữa thì họ cũng chỉ là hình ảnh sống của chúng ta về những người đó thôi… Quyền năng của Chúa mà chúng ta theo đuổi suốt bấy lâu nay, chỉ có thể tạo ra thứ mà chúng ta có thể tưởng tượng ra. Liệu có bất kỳ ý nghĩa nào hiện hữu ở cuộc sống bên trong thế giới nơi những thứ duy nhất xảy ra đều là những thứ mà bạn nghĩ ra không?”
Thế nhưng ta phải thật sự cảm thấy may mắn khi Ushimitsu không phải là bản photocopy của Amaya. Dù giống nhau cũng phải lên tới 80% nhưng chính lối suy nghĩ và cách thức tư duy của cậu vẫn tạo được sự khác biệt đến mức có thể khiến chúng ta suy ngẫm về một vài lời thoại của chính cậu. Cũng như Amaya, Ushimitsu chính là điểm sáng lớn nhất ở phần 2.
Về những vấn đề nhỏ khác, phần 1 tập trung nhiều về mặt horror nhưng sang phần 2, có vẻ tác giả đã biến nó thành một tác phẩm Shounen thực thụ về một nhân vật chính có lý tưởng và mong ước lớn lao và làm mọi điều để đạt được nó, cùng với đó là những tính cách như “sức mạnh tình bạn”, buff tinh thần… Và vì thế phần 2 có một đoạn có vẻ khá bị thiếu logic (CẢNH BÁO SPOILER) là khi Ushimitsu sử dụng năng lực để cứu Amaya và Shun sau khi bị Game Over ở phần 1. Ở phần 2 năng lực đấy đã biến mất ngay sau trò chơi “Diệt Quỷ”, nhưng Ushimitsu vẫn có được nó ở một khoảng thời gian khá lâu sau đấy. Cái kết của bộ truyện là một kết mở tôi khá thích, thế nhưng có lẽ nó không được Happy End cho lắm. Tiếp đến là các nhân vật phụ. Thực sự dàn nhân vật phụ trong Kamisama no Iutoori khá mờ nhạt, và chỉ có một vài cá nhân là thực sự nổi bật chỉ trong 1 hoặc 2 trò chơi nhất định, còn lại là các joke characters sinh ra nói vài câu như hề chúa rồi chết lãng xẹt. Cái chết của những nhân vật phụ nhiều lúc cố làm ra đau buồn, điều đó áp dụng được trong phần 1 đối với Shun bởi nó đã tạo được sự thay đổi rất mạnh mẽ bên trong cậu, nhưng không thể áp dụng được trong phần 2. Và chính xác rồi đấy, tôi đang nói đến NatsuMegu, bởi cái chết của cô là do chính Akashi gây ra, và cũng vì Akashi không hề có sự phát triển gì trong tính cách xuyên suốt mạch truyện nên ta chỉ thấy tội cho NatsuMegu thôi. Chính điều này cũng có thể tạo ra được một hiện thực khác mà có thể tác giả muốn truyền đạt, rằng liệu con đường dẫn tới chiến thắng và quyền năng của Chúa trong bộ truyện này được lát bởi sự hi sinh và lòng tin của những người bạn? Còn về vấn đề art, phần 2 có lẽ đẹp hơn phần 1, tùy sở thích cá nhân, và cái horror của bộ truyện được thể hiện ở phần Gore máu me hơn là những thứ khác.
Và điều cuối cùng tôi muốn nói, TRUYỆN GAY cấn VL (Bàn phím của tôi bị lỗi tự động in hoa đấy chứ không có ẩn ý gì đâu :))
Tổng kết lại, nếu các bạn đam mê Horror nhẹ đô và không quá đặt nặng vấn đề triết lý nhân sinh như cách Alice in Borderlands đã làm thì đây là một tác phẩm cực kỳ phù hợp để theo dõi. Truyện sở hữu một dàn nhân vật đồ sộ nhưng vẫn có đủ sự đặc sắc ở một vài cá nhân, cùng với đó là sự sáng tạo trong những trò chơi và có rất nhiều khoảnh khắc “WTF” để giúp bạn giải trí sau những ngày đi học và đi làm căng thẳng. Thất vọng duy nhất của tôi là sự đi lùi của nhân vật chính qua 2 phần, còn lại là vô cùng thoải mái. Và thay cho lời kết, một lần nữa tôi sẽ trích lại một đoạn trong bài viết lần trước của tôi: “Tất cả mọi người đều sống vì một ai đó. Cả hạnh phúc và khổ đau, niềm vui lẫn buồn bực, ký ức của bạn về những người làm nên “bạn”, và trở thành những lý do để sống của bạn, có ai đó quan trọng đối với bạn không? Nếu như bạn quên mất họ, bạn vẫn có thể là chính bạn chứ?”
***

Tôi khá là thích truyện này, đặc biệt là phần một (kể cả phim) vì nhịp độ diễn biến khá là nhanh, không lan man không nhàm chán. (HÌnh ảnh trong Phim không đáng sợ lắm.)

 

Qua phần 2, tác giả không duy trì được những ưu điểm trên, nên khi đọc, tôi cảm thấy hơi chán.

Đăc biệt là khi nhân vật chính phần hai thuộc loại nhân vật chính tôi chả ưa tí nào. Loại nghĩ rằng mình là người bình thường như bao người khác, ôm trái tim muốn cứu thế giới, quay lại thế giới như trước kia, khi mọi người chưa bị tổn thương, bla bla bla…

Ừ thì nhân cách như vậy đáng trân trọng, nhưng đặt giữa hoàn cảnh mọi người đang cố gắng sống sót, hoạt động theo 1 team. Thím làm như thím là anh hùng, nghĩ người khiến mọi người bị hại nên lao ra tự nhận trách nhiệm, tự đương đầu với khó khăn, muốn cứu tất cả mọi người kể cả người của team kia, kết quả là bị bắt, cuối cùng đồng đội vẫn phải hi sinh vì cứu thím.

Ừ thì thím cũng đau lớn, tự trách ghê lắm, nên mới quyết tâm TRỞ THÀNH CHÚA ĐỂ KHIẾN MỌI NGƯỜI SỐNG LẠI…

Đọc đến khúc đó, tui chỉ có 1 suy nghĩ WTF. Tác giả, thì ra ông giết chết moi nhân vật phụ trong truyện chỉ để thằng nhân vật chính 3 phải, không quyết đoán của ông QUYẾT TÂM TRỞ THÀNH CHÚA à

Tôi đọc truyện này là vì anh Takahata Shun, sau khi lết qua hơn trăm chap, anh Shun đẹp trai nhà tôi cuối cùng đã trở về và ngầu hơn xưa.

Lý do tôi thích Shun Takahata ngoài vẻ ngoài đẹp trai, đầu óc thông minh, giỏi thể thao và chung tình ra, thì vì anh ấy có vẻ con người hơn so với nhân vật chính phần 2 (suy nghĩ của tôi thôi)

Anh ấy trải qua cảm giác chán nản với cuộc sống đời thường, sợ hãi trong các trò chơi của Chúa trời, nhiệt huyết, cảm động, tìm được tình yêu và mất đi nó, cảm thấy tự chán ghét bản thân, cảm thấy tội lỗi và có trách nhiệm. Và khi tất cả những tình cảm đó lên đến mức cao nhất, nó biến thành thù hận, thúc đẩy anh ấy tìm mọi cách giết Chúa trời. Shun trong truyện dần thể hiện ra là một con người quá cực đoan, suy nghĩ phiến diện, thích đâm đầu vào chỗ chết. Anh không phải là Thánh nhân như nvc của phần 2, mà là một con người bình thường như chúng ta.

Lạc lối và mất mát trong mớ hỗn độn của ngày tận thế.

Cái chết của Shun là tất yếu và không thể tránh được khi anh ấy như kẻ điên tìm mọi cách tiêu diệt Chúa trời. Kết cục Anh và Hắn cùng chết là cái kết đẹp nhất cho anh.

Nhưng tôi vẫn mong muốn có thể lại thấy anh trong truyện, là anh chứ không phải một phiên bản khác của anh.

Đm nó chứ thuyền Amaya vs Shun của tui chìm rồi… huhu

Anh Amaya trở thành thần là chuyện tôi ko nghĩ tới, cơ mà đó là 1 bước đi đúng của truyện (cá nhân tôi nghĩ vậy)

Tôi cảm tháy tác giả để ổng trở thành thần chỉ là để nvc phần 2 đánh bại ổng, rồi phá đảo toàn game quá. Hoặc là 2 người hợp sức lại phá bọn từ tương lai. Dù đường nào thì tôi cx thấy khá nhảm.

Động lực đọc truyện của tôi là anh Shun và ảnh đã chết mất xác rồi, nên tôi chả thể đọc tiếp được.

Kết luận:

Hình vẽ oke

Phần 1 diễn biến nhanh, nhân vật ngầu lòi.

Nội dung và nhân vật chính phần 2 khá thảo mai???

Mời các bạn đón đọc Mệnh Lệnh Của Thần của tác giả Muneyuki Kaneshiro & Fujimura Akeji.

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 28.000

Giá bán

19.000

Giá bìa 28.000

Giá bán

19.000