DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Đi Tìm Sylvie Lee

Tác giả Jean Kwok
Bộ sách
Thể loại Best seller
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 5468
Từ khóa eBook prc pdf epub full Jean Kwok Liên Thảo Best Seller Kỳ Bí Tiểu Thuyết Trinh Thám Văn Học Mỹ Văn Học Phương Tây
Nguồn ebook©vctvegroup
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Đi tìm Sylvie Lee - cuốn sách đầy bất ngờ với những bí mật, sự lừa dối và những khúc quanh không thể lường trước.

Đó là câu chuyện về mối quan hệ phức tạp giữa ba người phụ nữ, hai chị em và mẹ của họ trong một gia đình nhập cư gốc Trung Quốc, và khám phá những gì xảy ra khi con gái lớn của người chị biến mất, một loạt bí mật gia đình xuất hiện.

Sylvie, cô con gái lớn, xinh đẹp, tài giỏi, thành đạt của gia tộc Lee, bay tới Hà Lan trong một chuyến viếng thăm cuối cùng với người bà đang hấp hối của mình và rồi biến mất. Chuyện gì đã xảy ra với Sylvie? Amy cùng cha mẹ cô đang quẫn trí và tuyệt vọng tìm câu trả lời. Sợ hãi nhưng vẫn quyết tâm, Amy bay đến Hà Lan, nơi cuối cùng Sylvie được nhìn thấy. Nhưng thay vì những câu trả lời đơn giản, cô phát hiện ra một thứ có giá trị hơn nhiều: sự thật. Sylvie, cô gái vàng, giữ bí mật đau đớn. . . những bí mật mà cô không thể tưởng tượng.

Sylvie, cô con gái lớn, xinh đẹp, tài giỏi, thành đạt của gia tộc Lee, bay tới Hà Lan trong một chuyến viếng thăm cuối cùng với người bà đang hấp hối của mình và rồi biến mất. Chuyện gì đã xảy ra với Sylvie? Amy cùng cha mẹ cô đang quẫn trí và tuyệt vọng tìm câu trả lời. Sợ hãi nhưng vẫn quyết tâm, Amy bay đến Hà Lan, nơi cuối cùng Sylvie được nhìn thấy. Nhưng thay vì những câu trả lời đơn giản, cô phát hiện ra một thứ có giá trị hơn nhiều: sự thật. Sylvie, cô gái vàng, giữ bí mật đau đớn. . . những bí mật mà cô không thể tưởng tượng.

Về tác giả

Jean Kwok là một cây bút của tờ New York Times và là tác giả có sách bán chạy nhất trên thế giới với tác phẩm Girl in Translation  Mambo in Chinatown. Cô được vinh danh với rất nhiều giải thưởng trong lĩnh vực viết lách. Cô đã nhận bằng cử nhân trường Đại học Havard và hoàn thành bằng Thạc sĩ Nghệ thuật lĩnh vực tiểu thuyết tại Đại học Columbia. Jean Kwok hiện sống tại Hà Lan.

***
Amy

Thứ hai, ngày 2 tháng 5

Tôi đang đứng bên bậu cửa sổ trong căn hộ nhỏ của chúng tôi trên phố Queens, nhìn bố và mẹ tất tả đi làm. Nửa khuất sau tấm rèm cũ rách mà mẹ tự khâu, tôi thấy họ đi cạnh nhau trên đường đến ga tàu điện. Ở lối vào, họ dừng lại và nhìn nhau một lúc. Những lúc như này, tôi thường nín thở, để đợi bố chạm vào gò má mẹ, hoặc chờ mẹ bật khóc, hoặc mong một trong hai người sẽ đưa ra dấu hiệu nào đó về mối quan hệ thật sự của họ. Thay vào đó, mẹ ngượng nghịu giơ tay vẫy, để lộ cánh tay gầy gò dưới nếp gấp của chiếc khăn choàng đen, còn bố thì xộc thật nhanh vào cửa nhà ga đang mở khi giao thông buổi sáng gầm rú trên con phố bận rộn. Sau đó, mẹ cúi đầu và tiếp tục cuốc bộ đến tiệm giặt ủi địa phương nơi bà làm việc.

Tôi thở dài và rời khỏi cửa sổ. Tôi cần làm điều gì đó có ích hơn. Tại sao tôi lại cứ theo dõi bố mẹ? Bởi tôi đã lớn tồng ngồng nhưng vẫn ru rú trong nhà và vô công rỗi việc. Nếu sơ sảy, tôi rồi cũng sẽ như mẹ. Rụt rè, cam chịu, bán mình vào công việc chẳng đồng dư. Thế nhưng, tôi lại bắt gặp một ý niệm khác về bố và mẹ sau ngần ấy thời gian. Sự say sưa trên khuôn mặt mẹ khi bà đọc tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc trong đêm, thể loại mà bố coi thường. Cách mà bố cố với lấy khuỷu tay mẹ khi ông đi phía sau, rồi ông chợt nhận ra, và rụt tay lại. Tôi ngang qua tủ quần áo trong phòng ngủ của mình, và dừng mắt nơi tấm áp phích treo trên tường - gần như khuất sau mớ giấy tờ lộn xộn và đống giặt ủi. Đó là một câu nói của Willa Cather mà tôi luôn yêu thích: “Trái tim của một người luôn là một khu rừng tối, bất luận nó kề cận với chủ nhân như thế nào”. Tôi không chắc mình có tin vào xúc cảm nhưng những lời của bà ấy thì không bao giờ làm tôi thất vọng.

Căn hộ chật chội của chúng tôi vẫn còn phảng phất hương trầm mẹ thắp sáng nay trên bàn thờ bà ngoại. Bà mất ở Amsterdam một tuần trước. Bà sống ở đó với gia đình Tan, gồm có chị họ của mẹ, dì Helena; chồng của dì, dượng Willem; và cậu con trai Lukas, ba mươi ba tuổi, bằng tuổi chị gái tôi, Sylvie. Tôi chưa gặp bà bao giờ nhưng nỗi đau buồn mà mẹ mang như một con thác đổ dồn lên lòng tôi đến ngập lụt. Quầng mắt mẹ tấy đỏ và buốt rát. Mấy đêm rồi, trong khi bố trốn trong phòng ngủ, tôi nắm chặt lấy tay mẹ khi bà nằm co ro trên ghế sofa, nén tiếng khóc, cố ngăn dòng lệ ào chảy bằng một miếng khăn giấy cũ nhàu. Hôm nay tôi cũng mặc đồ đen, vì mẹ, trong khi bố vẫn ăn vận như thường ngày. Không phải là ông không quan tâm. Chỉ là ông không thể để chúng tôi nhìn thấy cảm xúc ấy.

Chị Sylvie sống cùng bà và gia đình dì Helena tại Hà Lan trong suốt chín năm đầu đời và chị vừa bay trở lại đó vào một tháng trước, ngay khi nghe tin bà ốm. Chị cũng đang quản lý một dự án tư vấn cho công ty của mình tại đó. Chị Sylvie rực rỡ, lớn hơn tôi bảy tuổi, đã kéo theo cuộc sống hào nhoáng ở châu Âu về tới căn hộ sặc mùi bắp cải của chúng tôi ở phố Queens khi tôi chỉ mới hai tuổi. Thường sẽ có một sự phân chia đều giữa các chị em gái về sự xinh đẹp và thông minh, nhưng trong gia đình tôi, cả hai phẩm chất ấy đều thuộc về chị. Và tôi, chỉ là một cái bóng, suy cho cùng, chỉ là một âm vọng nhạt nhẽo. Nếu tôi không yêu chị Sylvie rất nhiều, thì tôi hẳn sẽ rất ghét chị ấy.

Làm thế nào mà một sinh vật xuất sắc như Sylvie lại được sinh ra từ những người trần tục như mẹ và bố? Cứ mỗi khi tôi học với bất kì giáo viên nào từng dạy chị Sylvie, họ đều thốt lên rằng, “Ah, em là em gái của Sylvie Lee đây mà” với đầy ắp những mong đợi. Và tôi sẽ dõi chờ khi những hy vọng cao ngút ấy của họ bỗng chốc biến thành sự hoang mang trước vẻ chậm chạp và đần độn mà tôi thể hiện. Tiếp đó họ sẽ thất vọng, và cuối cùng, là sự thờ ơ. Sylvie từng theo học tại Đại học Princeton, nhận bằng Cử nhân Kỹ thuật Hóa từ Viện Công nghệ Massachusetts, đi làm một vài năm, sau đó trở lại trường học để lấy tiếp bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Harvard. Bây giờ chị ấy là một chuyên gia tư vấn quản lý, một công việc mà tôi không bao giờ hiểu được dù cho chị có cố giải thích bao nhiêu lần. Cũng như tôi, Sylvie rất mê đồ ngọt, nhưng khác hẳn với tôi, chị ấy không bao giờ lên cân. Tôi đã từng trố mắt nhìn chị ăn lần lượt hết từng cái bánh trứng mà chẳng hề ảnh hưởng gì đến vòng eo thanh thoát, như thể nội lực mãnh liệt bên trong chị sẽ đốt cháy đám calo kia, tiêu hủy hết mọi thứ mà chị ấy nạp vào. Sylvie từng bị nhược thị khi còn nhỏ và đeo miếng che mắt trong nhiều năm. Giờ thì thứ duy nhất không hoàn hảo trên khuôn mặt đáng yêu của chị ấy là mắt phải có phần lác nhẹ khi chị ấy mệt mỏi. Hầu hết mọi người đều không nhận thấy, nhưng đôi khi tôi cũng tự an ủi mình với khiếm khuyết nhỏ này của Sylvie - Thấy chưa, chị ấy cũng không hẳn đã hoàn hảo.

Tôi tiến đến hộc tủ gồ ghề, nơi tôi đã cẩn thận bọc và giấu một chùm lô quất nhỏ màu cam. Nếu tôi để chúng trên mặt bếp bằng nhựa vinyl và để bố bắt gặp một con ốc sên yếu ớt ẩn mình giữa những quả mọng này, bố chắc sẽ giết nó. Bố làm việc trong một chợ cá ở khu phố Tàu. Ông buộc phải trở nên vô cảm với cái chết - trước những con cá nằm ngoi ngóp trên mặt thớt gỗ cho đến khi ông kết liễu chúng bằng con dao pha trên tay mình.

Con ốc nhỏ với lớp vỏ trong mờ vẫn còn lóp ngóp bò trên một trong những quả lô quất và trông nó có vẻ ổn. Bất cứ điều gì đủ mạnh để tồn tại trên hành trình gian nan từ Trung Quốc thì xứng đáng có cơ hội để sống tiếp. Tôi lấy một cái túi nhựa đã qua sử dụng, nhẹ nhàng bỏ quả lô quất và con ốc sên vào đó, rồi bước đến cửa. Tôi giũ nhẹ chiếc áo khoác mỏng và cầm lấy ví cùng điện thoại. Trước khi bước ra ngoài, tôi tháo cặp kính dày cộm màu tím và nhét chúng vào túi áo. Tôi cũng chẳng buồn đeo kính áp tròng. Sự hợm hĩnh và biếng nhác hòa vào cuộc sống trong thế giới mờ ảo của tôi gần như mọi lúc.

Tôi lê bước qua vài tòa nhà tiến đến công viên nhỏ gần đó. Vẫn còn sớm, nên một số cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm, và tôi rùng mình khi một làn gió lạnh buốt quét xuống vỉa hè bê tông. Một mùi hôi thối xộc lên từ nhựa đường quẩn quanh, dọc khắp các tòa nhà trống hoắc như hù dọa tôi. Một người mẹ đang kéo một đứa trẻ nhỏ bẩn thỉu đằng sau vội ngoảnh mặt khi đi ngang qua tôi. Không ai nhìn vào mắt ai nơi đông người, quạnh quẽ và tẻ nhạt này - không ai cả, ngoại trừ những kẻ đang cố gây sự. Lúc này, một nhóm người đang lang thang trước ô cửa sổ vỡ ở cửa hàng với tấm biển to oạch về thứ gì đó giảm giá năm mươi phần trăm. Không hơn không kém, họ chỉ như những vệt đen trong tầm nhìn hạn chế của tôi khi rú lên sau lưng tôi, “Nỉ-hào cô em! Có thể cho anh gửi cái“trứng cuốn” vào “miếng chả” của cô em không?” rồi phá lên bằng một tràng cười khản đặc. Họ phải nói mấy lời đần độn này mỗi ngày sao? Miễn là họ vẫn giữ khoảng cách, sự mờ ảo trong tầm nhìn khiến tôi thoải mái như trong một cái kén. Khi gần như mù, tôi có thể vờ như mình cũng bị cũng điếc.

Một ngày nào đó, tôi sẽ tiếp tục chương trình học của mình tại Đại học Thành phố New York và hoàn thành chứng chỉ giảng dạy để tôi có thể thoát khỏi nơi này. Tôi sẽ rời xa cả mẹ và bố. Việc tôi đã bỏ học năm ngoái cũng chẳng đáng lo ngại. Tôi có thể làm được. Tôi đã có bằng cử nhân tiếng Anh. Tôi gần tới đích rồi. Tôi có thể thấy chính mình đang đứng trước một lớp học đầy những đứa trẻ. Chúng đang lắng nghe, cười vui trước những câu chuyện cười tôi kể, đôi mắt mở to trước sự rực rỡ của văn học mà chúng đang đọc, và tôi sẽ không bỏ sót bất cứ một từ nào.

Tỉnh lại đi, Amy. Tất cả những gì mày có thể làm bây giờ là một vị cứu tinh ốc sên, đó cũng không hẳn là một biến chuyển tồi đâu.

Sylvie và tôi đều theo đạo Phật, và một số ý niệm, như tất cả những gì trân quý trong cuộc sống, vẫn ở lại với chúng tôi. Khi còn nhỏ, chúng tôi thường rượt đuổi nhau quanh căn hộ với lưới bắt bướm, cố bắt ruồi và rồi lại thả chúng ra. Thế nhưng, như được chứng thực bởi bố và những-sinh-vật-biển- khác, tôn giáo chỉ tồn tại cho đến khi ta giáp mặt với sự khắc nghiệt của cuộc sống thường nhật.

Công viên vẫn đang hồi sinh sau mùa đông khắc nghiệt và tôi vật vã tìm cho mình một vị trí đẹp rợp lá. Tôi rón rén gập người giữ con ốc giữa ngón trỏ và ngón cái khi điện thoại di động đổ chuông. Tôi nhảy lên và suýt thả rơi con ốc. Tôi đặt nó xuống, xoay xở để kéo điện thoại ra khỏi áo khoác, và nheo mắt để đọc số. Tôi vừa định trả lời thì người gọi đã cúp máy. Dãy số rất dài, bắt đầu với 31+. Tôi đã nhìn thấy đầu số này trước đây trên điện thoại của Sylvie. Là một người từ Hà Lan - có lẽ là anh họ xa của tôi, Lukas, bởi anh ấy không bao giờ gọi cho tôi. Anh ấy hay nói chuyện với chị Sylvie.

Tôi dò thử phí cuộc gọi cho Lukas ở Amsterdam rồi lưỡng lự. Hy vọng anh ấy sẽ gọi lại. Tôi đi thẳng tới một tiệm đĩa. Tôi thích la cà ở một trong những chốt phát nhạc của họ nhưng hầu như chẳng mua thứ gì. Bụng tôi thắt lại khi nghĩ đến núi tiền vay sinh viên, chất chồng theo từng tấm bằng. Nhiều năm luẩn quẩn, cố gắng xác định những gì tôi muốn làm với cuộc đời mình trước khi quyết định chọn việc đi dạy - nhưng rồi, tật nói lắp lại trở lại khi tôi đứng trước nhóm thực tập. Dù tôi gần như đã bỏ được, nhưng nỗi sợ hãi về việc nói lắp đã chứng minh rằng nó luôn mạnh mẽ như nó vốn có: tất cả những khuôn mặt trống rỗng đó, sự hoảng loạn như một cái chăn dày khiến tôi nghẹt thở. Đôi lúc, tôi nghĩ, lẽ ra tôi nên an phận là một kẻ nhập cư thất học như mẹ và bố. Vài con chim non rời tổ và vút cao, như chị Sylvie, những con khác thì bối rối, và run rẩy, rồi rơi bổ xuống đất. Cuối cùng, tôi không thể đối diện với các bạn cùng lớp và giáo viên của mình nữa. Và chị Sylvie, tất nhiên, là người bảo lãnh cho tôi khi các khoản vay của tôi vượt quá thời gian gia hạn. Chị ấy đã thanh toán mà không nói một lời.

Chị Sylvie, khá giả, ít nhất là so với tôi, nhưng chị ấy không giàu đến mức có thể gánh vác thêm một khoản chi phí mà không cảm thấy hề hấn gì. Chị và chồng chị, anh Jim, thậm chí còn đang nặng vai khoản vay sinh viên hơn cả tôi, anh Jim thì không kiếm được nhiều tiền từ công việc tư vấn hướng nghiệp tại một trường công lập ở Brooklyn. Mặc dù có tiền thừa kế, nhưng bố mẹ của anh cho rằng người trẻ nên tự kiếm tiền, thế nên anh ấy sẽ không nhận được một xu nào cho đến khi họ mất, ngoại trừ món quà khôi hài mà họ đã cho anh khi cưới chị Sylvie. Còn tôi, thay vì phụ giúp bố và mẹ, những người đã làm lụng vất vả nhiều năm trời, thì tôi lại đang sống trong căn hộ của họ và ăn bám họ hằng ngày. Tôi hiện tại vẫn lông bông, mặc dù khả năng đánh máy của tôi rất nhanh - cũng là kỹ năng duy nhất mà tôi có, nhưng công việc thì khan hiếm. Do kinh tế mà thôi, tôi phân bua với tất cả, nhưng tất nhiên là tôi rõ hơn ai hết, bởi chỉ có tôi mới hiểu rõ nhất về mình. Chị Sylvie nói rằng tôi không có đủ tiềm năng, tôi bực dọc và bảo chị ấy thôi đi, để cho tôi yên.

Trong cửa hiệu, tôi đi đến quầy nhạc cổ điển và bắt đầu thư giãn ngay khi giọng hát mượt mà, êm ái của Anna Netrebko phát ra từ chiếc loa. Cô ấy hát bài Verdi. Các kệ đĩa CD nằm gọn gàng bên cạnh các bảng xếp hạng âm nhạc và những thùng đĩa nhựa nối tiếp nhau. Những cây guitar và vĩ cầm cũ xếp thẳng hàng trên tường. Tôi thật sự thích cái cách mùi giấy, đồ sơn mài và nước tẩy hương chanh tỏa hương. Zach, một anh chàng đáng yêu, đã đi làm trở lại. Ít nhất, tôi tin là anh ấy hấp dẫn. Rất khó để chắc chắn khi không có kính - thứ giúp tôi không bị “đứng hình” nếu đến gần anh ta. Đối với tôi, những đường nét trên khuôn mặt và cơ thể của anh ấy thật lôi cuốn, tôi yêu giọng nói của anh ấy - ấm áp, hào sảng và trong trẻo. Anh ấy luôn có vẻ như đang mỉm cười với tôi.

“Này, Amy. Tuần này cậu muốn nghe gì?”

Tôi cố gắng thể hiện sự thân thiện trên khuôn mặt mình nhưng dường như tôi đang biến nó trở nên nhăn nhó đến mức ngượng nghịu. “Anh có gợi ý nào không?”

Anh ấy chỉ việc để cho khách hàng nghe thử các đĩa nhạc nhưng dường như chưa bao giờ lưu tâm đến những lần lượn lờ của tôi trong cửa hiệu. “Vậy, Joseph Szigeti thì sao?”

Tôi hăng hái đến mức quên cả xấu hổ. “Tôi vừa đọc một bài báo về bản thu Prokofiev Concerto No.1 in D của anh ấy.”

“Đang rất sốt đấy,” anh ấy nói và lấy ra một đĩa CD. “Anh ta là minh chứng rằng kỹ thuật hoàn hảo không phải là tất cả.”

Ngay khi chúng tôi đi đến quầy nghe, điện thoại của tôi đổ chuông.

“Xin lỗi”, tôi lí nhí nói. “Tôi phải nghe máy.” Tôi cúi đầu và rời cửa tiệm. Tôi bắt máy và ngay khoảnh khắc nghe thấy giọng anh Lukas, tôi biết có chuyện chẳng lành xảy ra.

Đường truyền đầy nhiễu sóng, có thể do cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương. Tôi lấy tay bịt tai bên kia lại để cố nghe rõ hơn.

“Amy, anh cần nói chuyện với Sylvie ngay,” Lukas nói. Giọng anh ấy căng thẳng và đầy gấp gáp với ngữ điệu Hà Lan của anh nặng hơn là tôi nghĩ.

Tôi nhíu mày. “Nhưng chị ấy đang ở Hà Lan chỗ anh mà.”

Anh ấy thở mạnh đến mức tôi có thể nghe thấy nó qua điện thoại. “Sao cơ? Không có, cô ấy đã bay về đó vào thứ bảy. Giờ này phải đến nơi rồi chứ. Em không nghe tin gì từ chị em sao?”

“Nhà em còn không biết là chị ấy đang về. Em mới nói chuyện với chị ấy sau đám tang của bà. Khi đó là khi nào nhỉ? Thứ năm, phải không? Em nghĩ chị ấy sẽ ở lại lâu hơn. Chị ấy cũng có nhắc đến dự án của chị ở đấy vẫn chưa xong.”

“Sylvie vẫn không trả lời điện thoại. Anh rất muốn nói chuyện với cô ấy”.

Rõ ràng, một người có trách nhiệm như chị Sylvie sẽ báo cho chúng tôi biết ngay nếu chị ấy quay lại. Chị ấy lẽ ra đã đến gặp mẹ và kể cho mẹ nghe về bà. Tim tôi bắt đầu đập mạnh như có một vết cắt dưới da.

Phải có một vài lời giải thích đơn giản nào đó chứ. Tôi cố gắng trấn an: “Đừng lo lắng, em sẽ xem chuyện gì đang xảy ra.”

“Uhm, làm ơn hãy tìm hiểu xem có chuyện gì nhé. Khi nào tìm thấy cô ấy, bảo Sylvie gọi cho anh, được chứ? Ngay lập tức nhé.” Một khoảng lặng rợn người. “Anh hy vọng cô ấy sẽ không có chuyện gì.”

Tôi vội đeo kính và nhanh chóng đến tiệm giặt khô nơi mẹ làm việc. Mùi kinh khủng của hơi nước và hóa chất bao trùm lấy tôi khi tôi đẩy cánh cửa mở. Tôi thấy mẹ đang đứng sau một cái quầy dài, lí nhí một thứ tiếng Anh bập bẹ với một người phụ nữ ăn vận đẹp đẽ, mái tóc vàng óng ả sau lưng.

“Chúng tôi rất bực khi một cái cúc áo đã bị long ra sau khi nhận lại mớ đồ này.” Bà khách vừa nói vừa đẩy về phía mẹ một chiếc áo sơ mi sọc của nam.

“Vô cùng xin lỗi bà!”. Khuôn mặt nhỏ bé của mẹ dường như thêm gầy gò và xanh xao trong bộ quần áo đen, đôi mắt sưng lên vì khóc. “Tôi sẽ sửa nó”.

Người phụ nữ gõ bộ móng tay được cắt tỉa cẩn thận lên mặt quầy. Giọng bà ta vừa cáu gắt vừa ra vẻ trịch thượng, như thể bà ấy đang nói chuyện với một đứa trẻ phạm lỗi. “Chất lượng dịch vụ thật sự không tốt như chúng tôi mong đợi, đặc biệt là sau khi lên giá đấy.”

“Rất xin lỗi bà!”, mẹ lặp lại.

Tôi nhìn trừng trừng về phía tấm lưng xương xẩu của bà ta. Tôi muốn nói với bà ấy rằng chủ cửa hiệu tăng giá chứ mẹ tôi chẳng được lợi gì trong đó. Mẹ thậm chí còn chưa được tăng lương trong suốt từng ấy năm làm việc ở đây - phải đứng suốt cả ngày, khiêng hàng đống quần áo nặng trịch, rồi giặt, ủi và sửa chúng. Nhưng miệng tôi cứ ngậm chặt. Tôi đợi cho đến khi bà khách mắng mỏ mẹ xong và rời đi.

Mặc dù đang buồn, nhưng khi thấy tôi, nụ cười lại làm bừng sáng khuôn mặt mẹ. Tuy có thể hiểu một ít tiếng Hoa, nhưng tôi không bao giờ học nói cho đàng hoàng, vì vậy mẹ luôn nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh. “Sao con lại ở đây, Amy?”

Tôi đã định không làm mẹ lo lắng nhưng tôi nhận ra mình đang ghì chặt cổ tay bà, vò nát chiếc áo blouse vải polyester mỏng manh. “Anh họ Lukas vừa gọi cho con. Anh ấy nói, chị Sylvie đã bay về nhà vào cuối tuần trước, nhưng chị ấy không nhấc máy.”

“Ay yah.” Mẹ thảng thốt lấy tay che miệng. Đôi mắt to đen của bà trợn trắng. “Nó không nói với chúng ta là nó về. Nó nhất định vẫn ổn. Chỉ là nhầm lẫn gì đó thôi. Con gọi anh Jim chưa?”

“Con đã thử mọi cách nhưng anh ấy không trả lời. Không có vụ rơi máy bay hay chuyện gì xảy ra, phải không mẹ?”

“Tất nhiên là không! Con đang nói bậy gì vậy!” Mẹ vuốt trán ba lần bằng bàn tay trái gầy guộc để xua đuổi những xui xẻo trong lời nói tôi vừa thốt ra. Mẹ nhìn chằm chằm tôi cho đến khi tôi cúi người để mẹ có thể làm điều tương tự với tôi. Tôi và mẹ có chiều cao gần như nhau và khi chợt nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chúng tôi trong gương ở cửa hàng, tôi mới chợt nhớ rằng tôi trông giống bà đến mức nào - ngoại trừ việc tôi đeo một cặp kính dày và không thể nào so sánh với hình ảnh của mẹ khi còn trẻ. Mẹ từng là cô gái đáng yêu nhất trong làng chúng tôi ở Quảng Đông. Bây giờ ở độ tuổi 50, làn da của mẹ vẫn đẹp với một vài nếp nhăn mờ, lớp kem mềm mượt làm nổi bật đôi mắt ấm áp, và có gì đó dịu dàng nhưng hoang dã trong ánh mắt của bà, như một chú nai vàng trong rừng thông. “Con đi đến nhà chị đi. Xem chuyện gì xảy ra. Hãy lấy chìa khóa, trong lọ gừng khô ở nhà.”

“Con có chìa khóa riêng. Chị Sylvie có đưa cho con trước khi chị ấy đi. Nhưng mẹ có chắc không, mẹ?” Tôi thấy ngại khi nghĩ đến việc vào nhà chị Sylvie mà không có sự cho phép. Tâm trí tôi rối loạn: Nếu anh Jim ở đó thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra đây? Và điều gì có thể xảy ra với chị Sylvie?

“Chắc, chắc chắn mà,” mẹ khẳng định. “Con hãy đi ngay đi! Nhanh lên!”

Mời các bạn đón đọc Đi Tìm Sylvie Lee của tác giả Jean Kwok & Liên Thảo (dịch).

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000