Ivan Illich tuyệt vọng vì thấy cuộc đời mình đang chấm dứt. Trong thâm tâm, ông biết mình sắp chết. Ý tưởng ấy hoàn toàn xa lạ đối với ông. Ông không hiểu nó, hoàn toàn không thể hiểu được nó.
Ông đã được học trong sách Luận Lý của Kizeveter một thí dụ của tam đoạn luận như sau : "Caius là một con người, mọi con người đều phải chết, nên Caius phải chết". Lý luận trên rất đúng khi nó được áp dụng cho Caius, nhưng không thể là sự thực khi nó được áp dụng cho ông. Khi nói đến Caius, hay con người nói chung, thì sự chết là tự nhiên, nhưng ông, ông không phải là Caius, cũng không phải là con người nói chung. Ông là một con người đặc thù, cá biệt, là Vania của bố, của mẹ, của Mitia và Volodia, với những đồ chơi, người đánh xe, chị giúp việc, và Katenka … với bao niềm vui, nỗi buồn, bao sự phấn khởi, say mê, của tuổi thơ, của lúc dậy thì và thời xuân trẻ. Caius có bao giờ ngửi thấy mùi thơm của quả bóng da mà Vania vô cùng yêu thích? Caius có bao giờ hôn bàn tay mẹ? Có bao giờ nghe tấm váy lụa của bà kêu sột soạt? Có phải ngày kia Caius đã gây bao ồn ào trong trường học, chỉ vì mấy cái bánh ngọt? Caius có từng yêu? Có từng chủ trì một cách thần tình những phiên tòa phức tạp (Ivan là một quan tòa cao cấp - NHV)?
Caius phải chết, và cái chết của hắn là tự nhiên. Nhưng tôi, Vania, Ivan Illich, với tất cả những cảm xúc, trí tuệ, của riêng tôi, không liên hệ gì đến hắn. Cái chết của tôi là một nghịch lý, là phản tự nhiên một cách khủng khiếp.
Ivan Illich tự nói với mình : "Nếu tôi phải chết như Caius, thì tôi đã biết, một tiếng nói nội tâm nào đó đã báo cho tôi điều ấy. Nhưng tôi không hề nghe thấy gì về chuyện này. Tôi và các bạn tôi đều biết rất rõ là giữa chúng tôi và Caius có một sự khác biệt rất lớn.
Và, bây giờ, chuyện ấy lại xảy đến ! Không ! Không thể được ! Hoàn toàn không thể được ! Nhưng, nó vẫn đang xảy đến … Làm sao, làm sao hiểu được điều này?
Quả thật, ông không thể hiểu nổi, và cố sức gạt bỏ cái tư tưởng thường tình, sai lạc, bất công, bệnh hoạn ấy, để thay thế nó bởi những tư tưởng lành mạnh hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên, tư tưởng kia luôn quay lại, sừng sững trước mặt ông, không phải như một tư tưởng, mà như một thực tế"
***
“Bá tước” Lev Nikolayevich Tolstoy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana thuộc tỉnh Tula.
Yasnaya Polyana là nơi Tolstoy khởi đầu sự sống của mình, là nơi khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật, là nơi chứng kiến những tìm tòi, những biến chuyển trong nghệ thuật cũng như trong những tư tưởng triết lý, đạo đức của ông, và đó cũng là nơi mà vào đêm 28 tháng 10 năm 1910 ông đã chạy trốn khỏi, từ bỏ tất cả: gia đình, tài sản... để đi trên con tàu vô định đến cái chết khi đã ở tuổi 82 với tên tuổi đã nổi tiếng trên thế giới.
Tác phẩm tiêu biểu
Dịch thuật
- Một chuyến đi đầy xúc cảm qua Pháp và Ý
- Bút ký
- Những mẩu chuyện Sevastopol
- Một người cần bao nhiêu ruộng đất ?
- Tôn giáo của tôi
- Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn
- Tóm tắt Phúc âm
Truyện ngắn
Tiểu thuyết
***
Từ phút đó bắt đầu cuộc kêu rên liên tục suốt ba ngày, tiếng kêu rên khủng khiếp đến nỗi cách hai lần cửa, khi nghe thấy, người ta vẫn thấy khiếp sợ. Vào giây phút khi ông trả lời vợ, ông biết rằng ông đã đi đứt rồi, không cứu vãn được, thế là hết rồi, hết hẳn rồi, còn mối hoài nghi thế là đã không được giải quyết và vẫn sẽ cứ là một mối hoài nghi.
- U! U-u! U! – ông kêu là bằng các giọng điệu khác nhau. Ông bắt đầu kêu: “Tôi không muốn!” – và cứ thế tiếp tục kêu theo âm “uốn”.
Trong suốt ba ngày, ông không nhận ra thời gian, ông giãy giụa trong chiếc túi đen ngòm mà một sức mạnh vô hình không cưỡng lại được đã ném ông vào đó. Ông giãy giụa như kẻ bị án tử hình giãy giụa trong tay đao phủ, biết rằng mình không thể thoát được. Và cứ mỗi phút ông lại cảm thấy rằng bất chấp mọi nỗ lực đấu tranh, ông đang đi ngày càng gần tới chỗ ông khiếp sợ. Ông cảm thấy nỗi đau đớn giày vò ông cả ở chỗ ông đang bị cuốn vào cái lỗ đen ngòm đó và ông càng bị giày vò đau đớn hơn nữa, vì ông không thể lọt qua cái lỗ đó được. Cái ý nghĩ cho rằng cuộc sống của ông là tốt đẹp đã ngăn trở không cho ông chui lọt qua lỗ đó. Chính sự bào chữa cho cuộc sống của mình đã bám chặt, không thả cho ông lăn đi và nó làm cho ông đau đớn nhiều hơn cả.
Bỗng nhiên, một sức mạnh nào đó thúc vào ngực, vào sườn ông, ông càng thấy nghẹt thở hơn, ông lăn xuống cái lỗ và ở đấy, tại đáy lỗ có cái gì sáng lóe lên. Tình hình xảy ra với ông cũng giống như khi ông ngồi trên một toa xe lửa: ông tưởng tàu sẽ chạy về phía trước, nhưng nó lại chạy về phía sau, và ông bỗng nhiên nhận ra hướng đi thật của con tàu.
...
Mời các bạn đón đọc
Cái Chết của Ivan Ilich của tác giả
Lev Tolstoy.