DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Phong Thanh

Tác giả Mạch Gia
Bộ sách
Thể loại Trinh thám
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 9693
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Mạch Gia Trinh Thám Tiểu Thuyết Văn Học Phương Đông
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Phong Thanh là sự biến đổi của dòng "Tiểu thuyết mật thất", cũng là một trò ảo thuật nguy hiểm, nó có một sức mạnh kể chuyện to lớn... Đây là cuốn tiểu thuyết viết về những con người bình thường nhưng đã làm được những việc phi thường, là một bi ca về một ý chí của nhân loại.

Truyện lấy bối cảnh năm 1942, khi Trung Quốc chịu sự xâm lược của Nhật Bản. Sau một loạt vụ ám sát nhằm vào các quan chức của chính phủ bù nhìn do Nhật Bản dựng lên. Kawa Hihara - Trưởng cơ quan đặc vụ nghi ngờ có nội gián trong nội bộ đã ra lệnh cho Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh của ngụy quân triệu tập 5 người bị tình nghi về biệt thự Cầu Trang để tra xét.

Nhóm 5 người đó (ba nam, hai nữ) đều là bộ hạ cũ của Tiền Hổ Dực, quan quân ngụy cả trước khi Trương Nhất Đỉnh lên thay: Ngô Chí Quốc – Trưởng ban tham mưu quân sự dưới trướng Tư lệnh Trương; Kim Sinh Hỏa – Trưởng ban cơ yếu quân sự, nắm cơ mật nòng cốt của toàn quân; Lý Ninh Ngọc, nữ, Tổ trưởng tổ dịch điện Ban quân cơ; nhân vật thứ tư là Bạch Tiểu Niên – quan tháp tùng của Tư lệnh Trương Nhất Đỉnh; cuối cùng là Cố Ninh Ngọc, nữ, là nhân viên của Lý Ninh Ngọc.

Những kẻ tình nghi bị canh giữ cẩn mật, được đưa đi thẩm vấn riêng biệt. Trò chơi mèo vờn chuột dần dần được đẩy đến cao trào. Những đòn tra tấn tấm lý và thể xác lần lượt được Kawa Hihara tung ra. Cuộc đấu trí để lật mặt “Lão Quỷ” ngày càng hồi hộp nghẹt thở, sự mưu trí của nhân vật nằm vùng cũng được thể hiện sâu sắc.

Ngôn ngữ trong tác phẩm của Mạch Gia cao thâm khó lường, mỗi khi bạn tưởng rằng đã biết được sự thật, lại luôn cảm thấy nghi hoặc khi câu đố cuối cùng đã được giải mới cảm giác nút thắt như được mở ra. Tính cách nhân vật dưới ngòi bút của Mạch Gia vô cùng phong phú, không có những hạn chế như ở các nhân vật trong tiểu thuyết cùng loại, dường như mỗi nhân vật đều đáng để chúng ta suy nghĩ.

Tác giả Mạch Gia sinh năm 1964 tại Phú Dương, Chiết Giang. Năm 1986 ông bắt đầu nghiệp sáng tác, nối tiếng với các tiểu thuyết dài kỳ như Giải mật, Lắng nghe trong gió, và Phong Thanh.

***

10năm đã sắp trôi qua, cuộc sống của tôi vẫn giới hạn trong một vòng tròn nhỏ hẹp, không đến cơ quan làm việc, người thân và bạn bè đa số đều ở xa, chỉ có vài người bạn ở gần nhưng thường cũng rất ít giao du. Tôi khá thích cuộc sống cô độc này. Thực ra thì cũng không phải là thích mà là đành phải chịu. Một mình ở nhà cũng đã đủ khó chịu, nhưng ra ngoài phải chịu đựng những thói thường của người khác, hay để người khác nhường nhịn mình thì càng thấy khó chịu hơn. Tôi không uống rượu, sợ cãi cọ, cũng không bài bạc, đúng hơn là không biết, mà hễ ngồi xuống là chỉ thích đàm đạo chuyện văn chương, muốn tìm một người cùng sở thích như vậy có lẽ còn khó hơn tìm đồng chí. Đồng chí còn có thể gặp ở câu lạc bộ hay những nơi hoạt động cố định nào đó, ở Thành Đô, nghe nói chỗ bảng đọc báo ở trước cổng Tòa soạn Nhật báo Tứ Xuyên là nơi hoạt động của cánh đồng chí, cũng chỉ là có chút ước định mà thành. Cảm giác như salon kiểu Anh trước đây.

Thành Đô là một thành phố hưởng lạc, đâu đâu cũng thấy quầy rượu, phòng trà, quán ăn từ hạng bét đến hạng sang đều có cả. Lương thấp lương cao, công nhân, trí thức đều có nơi tụ tập của riêng mình. Tôi đã từng sống ở bảy thành phố, vì vậy tôi có thể khẳng định rằng cuộc sống của người Thành Đô rất xa hoa, xa hoa giống như bông hoa anh túc, có phần phung phí, có phần lạ đời. Vậy mà tôi vẫn thấy rất tẻ nhạt, cùng con trai đánh bài, bói bài (kiểu chơi do tôi tự nghĩ ra), đánh cờ vua, cờ tướng đã trở thành thú vui chính của tôi. Thời gian của tôi ư? Ngoài thời gian nghỉ ngơi bình thường và dành cho cái gọi là công việc như đọc sách hay viết lách một thứ gì đó ra thì tôi không biết làm gì nữa. Nếu như nhất định phải nói thì đành chịu, có khi còn suy nghĩ lung tung.

Lắng nghe trong gió (Âm mưu đen tối) chính là do nghĩ ngợi lung tung mà thành.

Thực ra tiểu thuyết của tôi đa số là như vậy, chỉ dựa vào một chút sự thật rồi tưởng tượng thêm, không có tư liệu gì, cũng không có bất kỳ trải nghiệm thực tế nào. Cứ ngỡ như vậy sẽ chẳng có ai bắt bẻ hay phạt vạ mình, cũng chẳng sợ bị lịch sử lên án. Thế nhưng kỳ lạ là mấy bộ tiểu thuyết hơi có chút ảnh hưởng của tôi mấy năm gần đây, luôn có người bắt bẻ phạt vạ, họ tìm mọi cách để liên lạc với tôi, chỉ ra vô vàn những điều phi thực tế và sai lầm trong tác phẩm của tôi. Có người còn kỳ lạ hơn, nói rằng cuốn Giải mã của tôi viết về vị cha đẻ của kỹ thuật tên lửa Trung Quốc, Tiền Học Sâm. Sự kỳ lạ theo suốt hành trình và chắc chắn sẽ còn ở phía sau. Cuốn Nốt ruồi (Hắc ký) viết về một cô gái, trên ngực cô ấy có một nốt ruồi thần bí, đầy gợi cảm. Khi chạm vào nó còn khiến cô ấy bị kích thích hơn là sờ vào đầu nhũ hoa. Đây hoàn toàn là những thứ tưởng tượng, vậy mà vẫn có người tìm đến bắt bẻ, còn tìm ra một vị bác sỹ giống thế ngoài đời, tố cáo ông ấy đã tiết lộ bí mật. Thật là có lỗi với vị bác sĩ ấy, tôi là đàn ông hay đàn bà, ông ấy còn chả biết thì làm sao có thể tiết lộ bí mật cho tôi chứ? Cuốn Lắng nghe trong gió thì càng không cần phải nói, do sự bùng nổ phim truyền hình, số người đến tìm tôi kiếm chuyện thị phi càng nhiều, đến nỗi trong một thời gian dài tôi phải trốn về quê. Bởi vì người ta tìm tôi quá nhiều, đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của tôi. Trong số những người đó có một vị tướng quân đội quyền cao chức trọng, cũng có những nhân vật kiểu A Bỉnh, Hoàng Y Y, Trần Nhị Hồ trong cơ quan 701[1] hoặc là những hậu bối của họ. Trong số họ, có người đến với tư cách cá nhân, gia đình, có người đại diện cho cơ quan, đơn vị, có người đến cảm ơn tôi, có người đến lên án tôi. Thôi thì cảm ơn cũng tốt, lên án cũng được, tôi đều tiếp cả, muốn gặp, muốn giải đáp tất cả thắc mắc. Thực ra những điều tôi nói đều giống như nhau, chẳng thế mà một dạo tôi giống như chị Tường Lâm[2], không ít lần chỉ toàn là “chuyện cũ nói lại”.

[1] Các nhân vật trong cuốn Lắng nghe trong gió của cùng tác giả Mạch Gia (Chú thích trong cuốn sách là của người dịch).

[2] Một nhân vật vật trong truyện ngắn Chị Tường Lâm của Lỗ Tấn.

Trong số những người đến tìm tôi có một người tìm tôi với mục đích có chút mơ hồ, không hẳn là cảm ơn cũng không phải là lên án tôi. Nói theo một ý nghĩa nào đó, ông ấy không phải đến nghe tôi nói mà là đến để nói với tôi. Ông ấy đến từ Thượng Hải, họ Phan, tên Hướng Tân, là một giáo sư hóa học của một trường đại học, năm trước vừa nghỉ hưu, giờ thơ thẩn và nhàn rỗi ở nhà. Ông ấy tự đến, nhưng lưu lại trong cuộc đời tôi một dấu ấn thật đậm.

Vào tuần đầu tháng Giêng năm ngoái, giáo sư Phan nhận lời mời đến giảng bài tại trường Đại học Sư phạm Tứ Xuyên, trong thời gian đó nhờ bạn bè của tôi liên lạc với tôi, và bạn tôi đã đứng ra mời chúng tôi cùng ra ngoại ô ăn một bữa cơm dã ngoại. Trong bữa ăn, giáo sư đàm luận chuyện văn chương, lời hay ý đẹp nhiều vô kể, ông đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm. Thậm chí ông ấy còn tài tình và khéo léo gắn nghề viết tiểu thuyết của tôi với nghề hóa học của ông ấy, hai thứ khác nhau một trời một vực. Ông nói rằng, tiểu thuyết hay cũng chính là hóa học, là xử lý cuộc sống theo hóa học. Ngược lại, tiểu thuyết dở thì là vật lý, nghiêng về sự thật, rập khuôn cuộc sống vân vân. Đúng sai không bàn tới, nhưng cách nói mới mẻ, khiến người nghe khó quên. Trong bữa ăn, chúng tôi cũng nói về bộ phim truyền hình Lắng nghe trong gió, ông bảo rằng ông vừa xem Đài Truyền hình Thượng Hải chiếu xong, mỗi ngày ba tập, ông xem liền một mạch không bỏ tập nào, sau đó còn mua đĩa xem lại phần ba Người bắt gió, với học vấn và kiến thức của ông, một thứ mà đã xem đến hai lần thì thứ đó cơ bản đã thành của ông ấy, tình tiết lớn bé, cả chi tiết nội dung đều thông hiểu hết. Ông không đưa ra bình luận tốt xấu, chỉ hỏi tôi câu truyện đó có xuất xứ không và khẩn cầu tôi nói thật. Với người bình thường tôi không cần phải nói thật, nhưng với một người trí thức như ông ấy, tôi lo rằng nếu nói dối và lừa bịp sẽ bị ông ấy nhận ra ngay, thêm nữa lại vướng tình cảm bạn bè, tôi không tiện nói bừa, đành phải nói thật.

Thẳng thắn mà nói, câu chuyện trong phần đầu Kẻ nghe gió và phần hai Kẻ xem gió của cuốn Lắng nghe trong gió không có nguyên mẫu nhất định, ví dụ như gã mù A Bỉnh trong phần một, nguyên mẫu là một thằng ngốc ở quê tôi, tên gã là Lâm Hải, 40 tuổi vẫn chưa biết gọi bố mẹ, không thể tự lo liệu cuộc sống, nhưng thị lực của gã thì đáng kinh ngạc, mang tính bẩm sinh đặc biệt, đến cả vuông tròn cách xa mấy km, tính cách và gia cảnh của hàng chục nghìn người, gã đều có thể đoán được thông qua con mắt, đọc ra vanh vách. Công việc mà tôi đã làm chẳng qua chỉ là chọc mù mắt đôi mắt kỳ diệu của gã, để cho đôi tai của gã trở nên vô cùng thần kỳ. Còn về câu chuyện trong phần ba Người bắt gió, quả thực hoàn toàn là hư cấu, nếu như nhất định phải biết về xuất xứ, thì tôi miễn cưỡng đưa ra hai phương án: Một là từ bộ phim Thảm án trên sông Nile đọng lại trong ký ức tôi, hai là trò chơi giết người một thời thịnh hành tại Bắc Kinh. Cả hai kỳ thực chỉ là một, đều là cuộc tìm kiếm hung thủ trong một môi trường khép kín, thậm chí tôi còn hoài nghi bản thân cái sau bắt nguồn từ cái trước. Nói cho cùng là năm 2001, cơ quan tôi, đài Truyền hình Thành Đô muốn làm một phim mừng dịp 80 năm thành lập Đảng, phần tôi thì đảm nhiệm viết kịch bản, tôi đã lôi kéo anh bạn thân Hà Đại Thảo cùng viết hai tập phim ngắn mang tên Bầu trời dưới lòng đất, cần phải nói cảm hứng sáng tác chính là từ bộ phim Thảm án trên sông Nile, đó chính là lịch sử cách mạng hóa cốt truyện mà thôi. Hai năm sau, tôi học tại Học viện Văn học Lỗ Tấn, trong đám sinh viên rộ lên trò chơi giết người, tôi thấy rất thú vị, nổi hứng viết lại cuốn Bầu trời dưới lòng đất. Câu chuyện Người bắt gió thực ra là như vậy. Là tôi mượn cốt truyện kinh điển, dựa vào sở trường tư duy lôgic và niềm đam mê với công việc điệp báo, mà viết nên câu chuyện này.

Giáo sư Phan nghe song, trầm ngâm khá lâu. Tôi đoán im lặng như vậy không phải là ông ấy không có gì để nói mà ông ấy có điều quan trọng muốn nói. Quả nhiên, sau một hồi trầm ngâm ông bắt đầu chầm chậm nói, bởi vì qua trầm ngâm ‐ trầm ngâm suy nghĩ, lời nói của ông quả nhiên đầy triết lý và có sức thuyết phục vô cùng, ông nói với tôi như thế này:

“Trên thế giới này không có hai chiếc lá giống nhau, càng không thể có hai câu chuyện giống nhau, nhưng… Nói sao nhỉ, nếu anh hứng thú, tôi không ngại kể cho anh nghe một câu chuyện, thật một trăm phần trăm, có ghi chép lại trong lịch sử. Tôi không dám khẳng định, câu chuyện tôi kể hay hơn của anh, nhưng tôi tin rằng anh nghe xong sẽ rất ngạc nhiên. Có thể nói như thế này, trước khi anh viết nên câu chuyện ấy, Thượng đế đã thảo xong rồi. Tôi từng cho rằng, anh dựa vào tài liệu lịch sử để rồi thay hình đổi dạng viết nên câu chuyện của anh, nhưng nghĩ kỹ lại thì không phải như vậy, bởi vì anh đã vứt bỏ hết những thứ tinh hoa nhất, xuất sắc nhất trong tư liệu lịch sử. Xin lỗi anh, hãy thứ lỗi cho tôi nói một câu mạo phạm, cá nhân tôi cho rằng, tay nghề của anh còn kém Thượng đế rất nhiều.”

Sau đó, trong vòng nửa tiếng đồng hồ, giáo sư đã kể cho tôi nghe câu chuyện của ông, nghe xong quả thực tôi cứ ngây ra. Đúng như vậy, câu chuyện ông kể hay hơn chuyện của tôi rất nhiều, hay gấp mười lần, gấp một trăm lần. Ngay lúc ấy, tôi yêu cầu ông kể lại tường tận một lần nữa. Ông bảo, người có tư cách nhất kể câu chuyện này nhất chính là đương sự của câu chuyện, rất nhiều người trong số họ hiện vẫn còn sống, trong đó có bố của ông. Ông nói với tôi, nếu như tôi thực sự hứng thú thì hãy đi cùng ông một chuyến, chắc chắn sẽ không uổng công vô ích.

Hơn cả mong đợi, tôi đã thu hoạch được rất nhiều. Tôi tìm được nguyên mẫu của câu chuyện Người bắt gió. Cùng với niềm vui, tôi luôn miệng khen kỳ diệu: Một câu chuyện hư cấu hóa ra lại có nguyên mẫu! Chẳng trách có người đem tiểu thuyết của tôi ra để bắt bẻ. Trước đó, tôi luôn thấy kỳ quái, một người hầu như không bước chân ra khỏi nhà như tôi, chỉ trong lúc bột phát, nghĩ vẩn vơ viết ra câu chuyện mà lại có người tìm đến bắt bẻ? Bây giờ thì tôi đã hiểu, đó là do cuộc sống mênh mông hơn hư cấu. Tôi nghĩ quan hệ giữa hư cấu và cuộc sống giống như quan hệ giữa phép Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không với lòng bàn tay của Phật tổ Như Lai, anh cứ chạy đi, xem anh có thể chạy được đến đâu.

Sau vụ này, tôi có lý do để tin rằng giáo sư Phan không đến với tôi một cách ngẫu nhiên, mà là có chủ ý, và dùng cách của riêng mình để đạt được mục đích: để tôi tự dựng lại cốt truyện về hình tượng Người bắt gió. Tôi phải thừa nhận, so với câu chuyện mà tôi đã hư cấu, câu chuyện này phức tạp hơn, ly kỳ hơn và cũng chân thực hơn.

Bố của giáo sư Phan, cụ Phan cùng năm người khác nữa như cụ, sau nửa thế kỷ, với thời gian và địa điểm khác nhau, nhưng đều cung cấp cho tôi những nội dung giống như nhau, giống nhau đến mức như là chỉ có một người kể vậy. Trong trải nghiệm của tôi, đây là lần đầu tiên có chuyện ngoại lệ như vậy. Cho nên tôi cũng ngoại lệ tin tưởng và thản nhiên với tính chân thực của nó.

Mời các bạn đón đọc Phong Thanh của tác giả Mạch Gia.

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000