Mắt Lạc Đà |
|
Tác giả | Chyngyz Torekulovich Aytmatov |
Bộ sách | |
Thể loại | Truyện ngắn |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 2601 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Tchinguiz Aitmatov Chingiz Aitmatov Truyện Ngắn Kinh điển Văn học Kyrgyzstan Văn học phương Tây |
Nguồn | |
Quả là danh bất hư truyền... Về Kirghizia - một nước cộng hòa vùng Trung Á của Liên Xô, - dù trước đây bạn đã được đọc và nghe kể biết bao nhiêu đi chăng nữa, song khi tới nơi đó bạn vẫn thấy thán phục đến vô cùng.
Chỉ ngắm riêng cảnh hồ Ixức-kun thôi, ta cũng đã thấy thi hứng muốn cất lên thành lời:
Ixức-kun bày trước mắt ta
Như chén đầy trong ngày đại tiệc...
Còn xung quanh hồ là những dãy núi trập trùng với những áng mây lơ lửng bên trên, chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó.
Như một đoàn vận động viên du lịch, những hàng cây cứ đua nhau vươn lên cao mãi trên những sườn núi dốc đứng. Đến chào cảnh hồ Ixức-kun này có cả những đoàn xe từ các thành phố xa xôi, chứ đâu phải chỉ của Kirghizia thân thuộc.
Xe ta đang đi dọc bờ sông Narưn cuồn cuộn; trời đã về chiều, và bỗng nhiên phía xa xa thấy lóe lên những ánh lửa và những tiếng rầm rầm vang động mỗi lúc một tăng. Trên những độ cao khác nhau đang sáng lên và nhấp nháy những ánh đèn như thể những thần linh thánh thiện đêm đêm thầm đến giúp cho con người lao động vậy. Đây là nơi nhà máy thủy điện Tactôgun đang được xây dựng.
Nơi đây ngày trước đâu đã có đường sá gì, những người công nhân xây dựng đã khai phá chúng qua những vách đá hoang vu. Nơi đây mãi về sau vẫn còn rền vang những tiếng mìn nổ, và khe núi thì luôn luôn bị khói mù che khuất, cứ như cảnh chiến trường trên những bức tranh khắc cổ xưa vậy: đó là giai đoạn diễn ra cái gọi là những công việc khai quang - thu dọn những vách núi hoặc chỉ là những tảng đá có thể gây nguy hiểm cho những công trình sau này dưới hố móng.
Toàn bộ lịch sử của công trình này dường như là biểu tượng cho những gì diễn ra trong nền văn học Kirghizia.
Chẳng phải là một thế kỷ trước đây Tôctôgun, nhà thơ dân gian nổi tiếng của Kirghizia cũng đã khai phá những con đường đầu tiên trong nền văn học dân tộc như vậy đó sao? Bất chấp mọi gánh nặng của số phận ông đã sống cho đến tận Cách mạng tháng Mười và “đã mở lòng mình ra đón chào những lá cờ đỏ”. Thơ ca của ông đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học tiếp sau. Nó chứa đầy những lời di huấn cao quý mà cho đến nay các nhà văn, nhà thơ ưu tú của Kirghizia - kể cả lớp già và lớp trẻ đang noi theo:
Hãy dành muôn ngàn lời đẹp nhất
Để ngợi ca người bạn dân cày,
Mặt khắc khổ dạn dày mưa nắng,
Nhưng tâm hồn trong trắng anh minh,
Nhớ đừng quên người bạn chúng mình!
Ông đã viết về người nông dân Kirghizia như vậy đấy.
Còn những công việc khai quang... Liệu lao động của nhà văn có điểm gì giống như những công việc đó không? Vì nhà văn cũng muốn giúp cho mọi người tiến hành công việc xây dựng hòa bình và bằng tiếng nói phẫn nộ của mình làm nổ tung những tảng đá tàn dư của quá khứ, của những thiên kiến và những cảnh lộn xộn đôi khi còn đè nặng trên đầu họ.
Đuysen, nhân vật trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của nhà văn nổi tiếng Kirghizia Tsinghiz Aitơmatốp, quả thật là có những nét “khắc khổ dạn dày mưa nắng”. Chân dung của anh là thế này đây: “Thầy lặng lẽ bước đi, không nói một lời, vẻ nghiêm nghị, đôi lông mày nhíu lại như đôi cánh chim ưng, và nét mặt sắt lại như luyện bằng thép”.
Là một chiến sĩ Hồng quân phục viên đứng ra tổ chức trường học đầu tiên ở làng quê Kirghizia hẻo lánh, Đuysen đã vấp phải sự hoài nghi của những người có con cái mà anh muốn truyền lại cho chúng những hiểu biết, dù chưa phải là hoàn chỉnh gì lắm của riêng anh, vấp phải thái độ thù địch tự coi mình là chủ nhân của cuộc đời này.
Số phận của Antưnai và của các nhân vật nữ khác trong các tác phẩm của Ts. Aitơmatốp rất đáng chú ý. Qua số phận của họ ta thấy hiện rõ những sự biến đổi đã được thực hiện ở vùng Trung Á dưới chính quyền Xô-viết, những viễn cảnh đã mở ra trước mắt mọi người, những sức mạnh tinh thần mà các nhân vật vừa mới đây thôi còn cam chịu làm nô lệ cho những tập quán và thói quen nay đã ý thức được ở chính mình.
“Hạnh phúc của người đàn bà là sinh con đẻ cái, trong nhà dư dật”, - theo lề thói cổ hủ người mẹ lớn trong truyện vừa “Giamilia” đã giáo huấn cho cô con dâu của mình như vậy. Cái tên Giamilia cũng chỉ nhân tiện được nhắc qua trong các bức thư của chồng chị từ mặt trận gửi về. Và ngay cả những bức thư đó cũng giống hệt nhau, như thể “những con cừu non trong đàn”.
Với người phụ nữ trẻ kia, tất cả những điều đó báo trước một tương lai mà chẳng khó khăn gì cũng đoán được là nó sẽ như thế nào. Chắc chắn là chị sẽ không giống như người đàn bà mà Antưnai đã gặp trong ngôi lều du mục của gã địa chủ: “Đôi mắt đờ đẫn như màu tro lạnh của bà ta nhìn thẫn thờ, không biểu lộ một cảm xúc gì hết. Có những con chó bị đánh đập liên miên từ khi còn bé”. Nhưng xét về đại thể thì trước mắt Giamilia cũng chỉ là một cuộc đời vô vị và buồn chán, không hề có chỗ cho những tình cảm và khát vọng cao quý.
Bởi vậy mà người phụ nữ trẻ đó đã khao khát tìm đến với chàng trai Đaniyar cô đơn, hiền lành, đồng thời lại rất kiêu hãnh: qua những bài ca mà anh hát, trước mắt chị thấy hé mở ra một tâm hồn phong phú và một tấm lòng hào hiệp.
Mối tình của Giamilia với Đaniyar không phải là một ham muốn kỳ quặc. Nó đã mở ra một lối thoát cho tâm trạng không thỏa mãn của nhân vật nữ đó đối với cuộc sống tinh thần buồn tẻ mà Giamilia đành phải bằng lòng trong cái gia đình, nơi mọi người đối xử với chị, theo như họ nghĩ, là tử tế và hoàn toàn không một chút cay nghiệt gì.
Và việc Giamilia bỏ làng ra đi - dù có khiến cho nhiều người trong làng phải lên tiếng phê phán một cách đầy giận dữ đối với “Kẻ đào tẩu”, - nhưng trên thực tế đó là sự lột xác thật sự của chị, là sự bảo vệ quyền được hưởng hạnh phúc chân chính, chứ không phải nửa vời, của chị.
Câu chuyện về mối tình của anh lái xe Iliax với cô Axen, những nỗi éo le bi kịch đủ hình đủ vẻ của nó, thái độ trân trọng mà cả nhân vật chính, kẻ có lỗi nặng đối với Axen, cả Baitemir, đều bộc lộ trong quan hệ với Axen, - tất cả những chuyện đó được Ts. Aitơmatốp kể trong truyện vừa “Cây phong non trùm khăn đỏ” rõ ràng đến mức chúng ta hiểu ngay rằng, trước mắt chúng ta là những con người mới của một nước Kirghizia mới.
Nhà văn đã mạnh dạn miêu tả những hoàn cảnh sống khó khăn và phức tạp. Một trong những hoàn cảnh như vậy đã được đề cập trong truyện vừa “Mắt lạc đà”.
Về sáng tác của Ts. Aitơmatốp, người ta đã tranh luận nhiều cả ở quê hương ông, cả ở các nơi khác: không một ai có thể bàng quan trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn học ưa chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia khác, đặc biệt là lớp các nhà văn trẻ.
Anđrây Turcốp
***
Tsinghiz Aitơmatốp sinh năm 1928 tại vùng thung lũng Talax, làng Sêkerơ, huyện Kirốp. Sau khi học xong lớp 6, Ts. Aitơmatốp làm thư ký cho Xô-viết xã ở ngay quê mình.