DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Cuộc Đại Lạm Phát Và Những Hệ Lụy

Tác giả Robert J. Samuelson
Bộ sách Tủ Sách Doanh Trí
Thể loại Kinh Tế - Tài Chính
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 10013
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Robert J. Samuelson Tủ Sách Doanh Trí Phân Tích Kinh Tế Tài Chính
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Trong câu chuyện Cuộc Đại Lạm Phát Và Những Hệ Lụy mà tôi sắp kể, chắc chắn có những khái niệm hay thuật ngữ kinh tế, tài chính mà không phải ai cũng thấy quen thuộc. Do đó, tôi đã cố để giảm tối đa việc sử dụng chúng, đồng thời có giải thích sơ qua về từng khái niệm khi đưa ra lần đầu tiên trong sách. Độc giả nào muốn biết những giải thích sâu hơn về chúng có thể tham khảo phần chú giải thuật ngữ ở cuối sách. Riêng đối với những ai quan tâm đến những con số thống kê, sách có cung cấp hai phụ lục trình bày tổng quan về nền kinh tế Mỹ từ sau Thế chiến II. Phụ lục thứ nhất gồm những chỉ số thống kê cơ bản như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, lãi suất hay giá chứng khoán. Phụ lục thứ hai mô tả những chu kỳ mở rộng và suy thoái của kinh doanh.
***
Tôi quyết định viết cuốn sách này vì chưa từng có ai, và dường như cũng sẽ không có ai, viết một cuốn sách tương tự. Với cá nhân tôi, một nhà báo kinh tế trong nửa thế kỷ qua, việc tăng giảm của lạm phát ở mức hai chữ số gây ảnh hưởng to lớn trong suốt giai đoạn đó, và ảnh hưởng đó không chỉ giới hạn trong nền kinh tế của chúng ta mà thôi. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng tới cách thức quản trị trong các doanh nghiệp lớn, cũng như những công nhân của họ. Tất cả những liên hệ này dường như khá rõ ràng, và tôi đã kỳ vọng sẽ có ai đó viết về chúng. Tôi vốn là người viết chậm, hơn nữa cuốn sách trước (Cuộc sống tốt đẹp và những bất đồng: Giấc mơ Mỹ trong thời kỳ trợ cấp xã hội 1945-1995) đã ngốn của tôi khá nhiều thời gian và sức lực, nên tôi không thích bắt đầu một đề tài mà có thể ai đó đã vừa làm xong. Nhưng hóa ra chẳng có ai viết về đề tài này cả, và tôi bèn quyết định tự mình làm, sợ rằng nếu không thì cả một giai đoạn này sẽ biến mất khỏi ý thức của chúng ta.

Cũng như đa số các bài báo của tôi, mục đích chính của cuốn sách này là giải thích những điều đã xảy ra, lý do và các hậu quả của chúng. Bố cục cơ bản của câu chuyện là rất rõ ràng. Như chúng ta đã thấy, các học thuyết kinh tế đầy tham vọng do một số nhà kinh tế hàng đầu đưa ra và cổ vũ hứa hẹn sẽ kiểm soát được cái gọi là chu kỳ kinh tế (business cycle) bằng cách giảm hoặc loại bỏ suy thoái, nhưng những ý tưởng này đã thất bại. Những tác dụng phụ không mong muốn không chỉ là lạm phát cao mà còn là những đợt suy thoái thường xuyên hơn, nặng nề hơn, kéo dài từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1980. Trong thời gian này, tâm lý lạm phát đã trở nên nặng nề đến nỗi người ta cảm thấy tuyệt vọng trong việc giải quyết nó. Chỉ có đợt suy thoái nặng nề và bất ngờ vào những năm 1981-82, khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 11%, mới có thể thay đổi được tâm lý nói trên. Giai đoạn tiếp theo của sự giảm lạm phát - và đến một mức độ nào đó thì có thể xem là hậu quả của nó - là một thời kỳ thịnh vượng kéo dài của Mỹ, trong đó các đợt suy thoái ít đi và cũng không trầm trọng bằng trước đó. Nhưng nghịch lý là đồng thời giai đoạn này (thời kỳ hậu lạm phát) cũng làm gia tăng sự bấp bênh cho doanh nghiệp và người lao động. Rõ ràng là đã và đang có một mối liên hệ nào đó. Sự bấp bênh và sức ép cạnh tranh mà doanh nghiệp và người lao động đang cảm thấy là hậu quả của một nền kinh tế có lạm phát đang giảm đi, và đến một mức độ nào đó, điều này đã giúp kiềm chế lạm phát.

Theo nhiều cách, việc cuốn sách này được xuất bản chậm hơn 2 năm so với dự định ban đầu của tác giả hóa ra lại khiến nó trở nên “đúng thời điểm” hơn. Mãi đến gần đây, mối nguy về lạm phát tăng có vẻ như khá xa vời, nhưng khi tôi viết những dòng này vào mùa hè 2008, giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng khoảng 5%/năm, và còn tăng nhanh hơn ở một số nước khác do giá dầu và lương thực gia tăng. Câu hỏi bây giờ là liệu một sự gia tăng khiêm tốn của lạm phát như trên chính là một điềm báo chẳng lành (cho những đợt lạm phát cao hơn - ND), hay đó chỉ đơn thuần là một sự chệch hướng nhỏ nhặt và sẽ sớm nhường bước cho sự quay lại của một mức độ tăng giá “chấp nhận được”, tức vào khoảng dưới 2%/năm? Cuốn sách này đưa ra một thông điệp rất rõ ràng về lạm phát: nếu chúng ta không khống chế được lạm phát, chúng ta chắc chắn sẽ gặp những vấn đề rắc rối lớn, dù không thể nói trước những vấn đề đó sẽ xảy ra dưới dạng thức gì. Lạm phát cao là một yếu tố cực kỳ có hại.

Ngay cả nếu như sau đây lạm phát dịu đi, cuốn sách này vẫn còn rất “đúng lúc”. Tôi cho rằng gần một nửa thế kỷ vừa qua (từ 1960 đến nay) chúng ta đã trải qua một chu kỳ kinh tế đánh dấu bởi những đợt lên và xuống của lạm phát, và rằng đa số các động cơ của tăng trưởng kinh tế trong một phần tư thế kỷ vừa qua đã bị tiêu tan. Những động cơ này bao gồm việc tăng chi tiêu của người dân do giá chứng khoán và bất động sản tăng, điều được thúc đẩy bởi chính sách lãi suất thấp trong thời kỳ lạm phát giảm. Việc chứng khoán và bất động sản tăng giá dẫn đến đầu cơ quá mức, mang lại những hậu quả tệ hại cho các nhà đầu tư và chủ sở hữu nhà, do những đợt tăng giá hợp lý ban đầu cuối cùng trở thành những bong bóng tài sản. Nhưng ngay cả khi những bong bóng được loại ra khỏi nền kinh tế, như đối với trường hợp chứng khoán, thì những khoản thu nhập to lớn mà người Mỹ từng xem là đương nhiên cũng sẽ không bao giờ quay trở lại! Niềm tin và sự mở rộng quy mô kinh tế Mỹ phải cần có những nguồn khác, ngược lại tăng trưởng sẽ chậm đi. Nhận ra sự thay đổi này cũng như lý do của nó là điều hết sức quan trọng. Việc điều này xảy ra cùng thời gian với cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 cũng là hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong phần cuối cuốn sách, tôi cũng sẽ đưa ra một số đề xuất về việc cải thiện tình hình kinh tế của chúng ta.

Như các bạn sẽ thấy, tôi sử dụng thuật ngữ “nền kinh tế” với nghĩa rộng hơn là sự tổng hợp của các thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động, tiết kiệm, đầu tư, làm việc và giải trí. Với tôi, nền kinh tế cũng còn là một quá trình mang tính xã hội, chính trị và tâm lý. Đó là điểm hội tụ của các ý tưởng, các thể chế (cả công và tư), các giá trị, niềm tin, thói quen, công nghệ để tạo ra một hệ thống sản xuất và phân phối. Điều này có nghĩa là những thay đổi trong tư tưởng, thể chế, giá trị và niềm tin có thể thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế bằng với mức độ mà các công nghệ mới, những thay đổi về giá cả hay lãi suất tạo ra, nhiều khi ảnh hưởng của những yếu tố trên còn lớn hơn. Câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn ở đây sẽ lần theo dấu vết phát triển của nền kinh tế theo ý nghĩa rộng hơn này. Câu chuyện sẽ nói về việc một tập hợp tư tưởng và giá trị này đã phải nhường bước cho một tập hợp tư tưởng và giá trị khác khi nó không thực hiện được những hứa hẹn của mình, và cách thức mà thay đổi này ảnh hưởng lên chính trị, thái độ công chúng và quản trị doanh nghiệp. Thể hiện bên ngoài của những thay đổi đó chính là những đợt lên xuống của lạm phát; nhưng việc tăng giảm của giá cả mà chúng ta thấy chỉ là hậu quả, chứ không phải là nguyên nhân.

Cuốn sách của tôi nhắm tới độc giả phổ thông, theo đúng nghĩa của từ này. Nó được viết cho những người tò mò, quan tâm và hiểu biết một cách hợp lý! Đọc cuốn sách này không đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn về kinh tế. Tôi nỗ lực giải thích đầy đủ và có ngọn ngành mọi chuyện, để các độc giả già và trẻ, trong và ngoài ngành kinh tế đều có thể hiểu được. Bạn cũng không cần phải tự mình trải qua những sự kiện trong cuốn sách thì mới hiểu được tầm quan trọng của nó. Tuy nhằm vào đối tượng độc giả phổ thông là chính, tôi hy vọng quan điểm khác biệt về lịch sử gần đây của nước Mỹ trình bày trong cuốn sách cũng có thể có ích đối với các học giả: các nhà kinh tế, sử gia, và những nhà khoa học chính trị. Mục tiêu của tôi là giúp độc giả hiểu được tiến trình phát triển của nền kinh tế Mỹ cho đến nay và tại sao lạm phát lại hàm chứa những bài học lớn cho tương lai như vậy. Những bài học đó không chỉ gồm tầm quan trọng của bình ổn giá cả, mà còn là việc những đề xuất cho chính sách công phải không được dựa trên những ý định được tô vẽ (thường luôn luôn tốt) mà nên dựa trên những kết quả trong dài hạn (thường trái ngược).

Các bình luận về kinh tế trên báo chí thường đi từ cực này sang cực khác, cả hai đều quá lố. Hoặc là chúng ta đang đi lên thiên đường với tăng trưởng liên tục do công nghệ, tài năng quản trị hay tính linh hoạt của thị trường, hoặc là chúng ta đi xuống địa ngục với những thời kỳ đình trệ kéo dài do nạn đầu cơ, các công ty mất cạnh tranh, người lao động thiếu kỹ năng, hay các chính sách công kém cỏi. Nói gì thì nói, tính giật gân luôn giúp báo bán chạy! Tôi thì cố tránh cả hai quan điểm này, vì nghĩ rằng cả hai đều không thực tế. Qua bao nhiêu năm, tôi luôn lạc quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ. Nền văn hóa Mỹ với sự đề cao cơ hội cá nhân, tính cần cù và nỗ lực trong công việc, kết hợp với hệ thống kinh doanh lành mạnh luôn hướng tới tăng trưởng, hiệu suất và lợi nhuận đã tạo cơ sở vững chắc cho sự thịnh vượng. Những vấn đề trong quá khứ, bao gồm cả lạm phát, nhìn chung đều có thể giải quyết được, tất nhiên là với một cái giá nhất định.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây sự lạc quan của tôi phần nào giảm sút, do chúng ta đã quá lỏng lẻo trong việc giải quyết những vấn đề trước mắt, việc không quan tâm đến những nguy cơ kinh tế cũng có thể làm suy yếu cỗ máy kinh tế của đất nước. Tôi đã tóm tắt một số nguy cơ đó trong chương cuối của cuốn sách: một xã hội đang già đi (độ tuổi trung bình của người dân tăng lên), khu vực y tế chiếm một phần năm của nền kinh tế đang không được kiểm soát tốt, nền kinh tế thế giới nhiều bất ổn, phản ứng không hiệu quả trước nguy cơ trái đất nóng lên khiến phải tiêu tốn rất nhiều tiền để giải quyết, ảnh hưởng tới hiệu suất chung của nền kinh tế.

Tôi gọi cuốn sách này là một “luận văn mang phong cách báo chí, tường thuật”. Như cuốn sách trước đó, nó cũng đưa ra một lập luận và sau đó trình bày các sự kiện, chứng cớ để chứng thực cho lập luận ấy. Bản thảo đầu tiên dài hơn cuốn sách mà bạn đang cầm, nhưng theo lời khuyên của một số bạn bè tôi đã lược bỏ một số phần tuy rất thú vị song không mấy liên quan đến lập luận chính của cuốn sách. Tuy nhiên tôi cũng xin nói ngay rằng cuốn sách không phải là về lịch sử của Cục Dự trữ Liên bang, chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế nói chung (bao gồm cả các vấn đề thuế má và quy định), sự giàu có của các gia đình và người lao động Mỹ, năng lực cạnh tranh của nước Mỹ, hay một nghiên cứu về toàn cầu hoá và lạm phát trên toàn thế giới. Câu chuyện của tôi đúng là có “đụng chạm” đến tất cả những đề tài kể trên, song độc giả nào muốn tìm hiểu sâu hơn về chúng ắt phải tìm đọc những cuốn sách khác. Cuốn sách của tôi chỉ sử dụng những đề tài đó như những mảnh ghép của một bức tranh, cố ghép chúng lại để chúng ta có thể thấy được một bức tranh đầy đủ về một nét quan trọng nhưng chưa được hiểu đúng trong lịch sử hiện đại Mỹ.
Robert J. Samuelson

Ngày 30 tháng 5 năm 2008
***
Lịch sử là những gì mà ta nói đó là lịch sử. Nếu bạn yêu cầu một nhóm các học giả kể tên những mốc quan trọng nhất của câu chuyện về nước Mỹ trong nửa thế kỷ qua thì họ sẽ liệt kê một vài hay toàn bộ những sự kiện sau đây: chiến tranh Việt Nam; phong trào đấu tranh đòi quyền công dân; các cuộc ám sát tổng thống John Kennedy, thượng nghị sĩ Robert Kennedy và mục sư Martin Luther King; cuộc cách mạng giới tính; sự phát minh ra vi mạch máy tính; cuộc bầu cử tổng thống Ronald Reagan năm 1980; kết thúc Chiến tranh lạnh; sự phát minh ra Internet; sự xuất hiện của bệnh AIDS; cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001; và hai cuộc chiến ở Iraq (năm 1991 và 2003). Nhìn ra bên ngoài nước Mỹ, các học giả có thể kể thêm những sự kiện phát triển khác như sự trỗi dậy của Nhật Bản thành một thế lực kinh tế lớn vào thập niên 70 và 80; sự nổi lên của Trung Quốc thoát khỏi lớp vỏ tự cô lập vào thập niên 80; và sự lan tràn của vũ khí hạt nhân (đến Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác). Vậy nhưng trong bất kỳ danh sách nào cũng vắng bóng sự trồi sụt của mức lạm phát hai chữ số ở Mỹ. Điều này quả là một trường hợp sơ suất to tát.

Ngày nay chúng ta đã tiến đến giai đoạn cuối của một chu kỳ kinh tế kéo dài gần nửa thế kỷ bị chi phối bởi lạm phát ở cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Lạm phát lên xuống là một trong những biến động to lớn trong thời đại của chúng ta, cho dù đó là một biến động bị lãng quên nhiều và bị hiểu sai lệch. Từ năm 1960 đến 1979, lạm phát hàng năm ở Mỹ đã tăng từ một mức không đáng kể là 1,4% lên đến 13,3%. Cho đến trước năm 2001, nó đã giảm xuống còn 1,6%, gần bằng mức lạm phát năm 1960. Trong suốt giai đoạn này, việc trồi sụt của lạm phát đã gây ra một tác động mang tính bao quát nhất đối với những thành công và thất bại của nền kinh tế - và còn hơn thế nữa. Sự lên xuống của lạm phát đã định hướng, dù trực tiếp hay gián tiếp, cách người Mỹ cảm nhận về bản thân và xã hội; cách họ bỏ phiếu bầu và bản chất chính trị của họ; cách vận hành của các doanh nghiệp và việc đối xử với các công nhân của doanh nghiệp đó; và cách mà nền kinh tế Mỹ gắn kết với phần còn lại của thế giới. Mặc dù không ai tuyên bố rằng những tác dụng phụ của lạm phát là sức mạnh duy nhất gây ảnh hưởng đối với quốc gia trong những thập kỷ vừa qua, nhưng chúng lại có giá trị hơn nhiều so với nhiều người vẫn nghĩ. - bao gồm hầu hết những nhà sử học, kinh tế học và các nhà báo - Không thể giải mã kỷ nguyên của chúng ta, hay nghĩ một cách hợp lý hơn về tương lai, mà không hiểu thấu về cuộc Đại lạm phát và hậu quả của nó.

Giá cả ổn định mang đến một cảm giác an toàn. Nó giúp xác định một trật tự xã hội và chính trị đáng tin cậy, kiểu như những đường phố an toàn, nước uống trong sạch và nguồn điện ổn định. Người ta chỉ để ý đến tầm quan trọng của nó khi đã đánh mất nó. Và người Mỹ đã hết sức kinh hoàng khi nó mất đi vào những năm 1970. Hầu như trong suốt những năm này, tăng giá rộng khắp trở thành phổ biến, tựa như một cơn mưa dầm chẳng bao giờ tạnh. Đôi khi đó chỉ là cơn mưa tí tách, đôi khi lại ồ ạt như trút nước. Nhưng hầu như lúc nào cũng mưa. Hết tuần này đến tuần khác, người ta không thể biết được chi phí cho rau cải, sinh hoạt thiết yếu, đồ dùng thiết bị, giặt khô, kem đánh răng và bánh pizza. Người ta không thể tiên đoán được liệu lương bổng của họ có thể theo kịp mức tăng giá hay không. Không ai có thể hoạch định được gì, những khoản tiết kiệm thì lại gặp rủi ro và dường như không thể kiểm soát được lạm phát. Giai đoạn lạm phát là một trải nghiệm vỡ mộng và xáo động sâu sắc đã ngấm ngầm gặm nhấm niềm tin của người Mỹ vào tương lai và vào những nhà lãnh đạo của họ.

Mời các bạn đón đọc Cuộc Đại Lạm Phát Và Những Hệ Lụy của tác giả Robert J. Samuelson.

Giá bìa 88.000

Giá bán

44.000

Giá bìa 88.000

Giá bán

44.000