Biên Giới Tiền Tệ - Nhân Tố Bí Ẩn Trong Các Cuộc Chiến Kinh Tế |
|
Tác giả | Song Hongbing |
Bộ sách | Chiến Tranh Tiền Tệ |
Thể loại | Kinh Tế - Tài Chính |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 mp3 |
Lượt xem | 9941 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full mp3 Sách Nói Song Hongbing Sách Scan Chiến Tranh Tiền Tệ Kinh tế Quản trị Kinh doanh Văn học phương Tây |
Nguồn | |
Sau hai cuốn đầu tiên lần lượt diễn giải lịch sử phát triển tài chính của Hoa Kỳ và châu Âu, tác giả đặt mục tiêu cho phần 3 vào Trung Quốc, bắt đầu từ Chiến tranh nha phiến, tìm hiểu và giải mã sự phát triển tài chính của đất nước này.
Lịch sử gần 100 năm của Trung Quốc, từ góc độ tài chính cho thấy, bất cứ ai có thể kiểm soát biên giới tài chính đều có lợi thế chiến lược rất lớn, có thể thao túng và chi phối rất nhiều mặt trong xã hội. Nên sự sụp đổ của biên giới tài chính cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ, nhà nước bất kì.
Nắm được biên giới tài chính, sức mạnh tấn công của Anh với Trung Quốc trở nên mạnh hơn nhiều. Họ đánh bại tiêu chuẩn tiền tệ của Trung Quốc, nắm giữ đỉnh cao của chiến lược tài chính ngân hàng trung ương, thâm nhập và làm xói mòn hệ thống tài chính, kiểm soát thị trường và tước đi quyền lực của nhà Thanh trong rất nhiều mặt.
Nên mỗi nỗ lực kiểm soát, hiểu biết với biên giới tài chính mất đi, thì bất kỳ ý định nào về cải cách chính trị, tự cường quân sự và trẻ hóa công nghiệp chỉ có thể là một giấc mơ chưa thực hiện được của bất kì một đất nước nào. Nó cũng giống như mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, đều cần có một ranh giới và sự kiểm soát nhất định, để có thể thiết đặt nguyên tắc, giá trị của chính mình mà không bị xâm phạm hay điều phối bởi người khác.
Chiến tranh tiền tệ - phần III sẽ mang đến một cái nhìn toàn cảnh về những biến động trong lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc từ thời nhà Thanh, cùng tác động của nó lên mọi mặt chính trị, xã hội của người dân nước này và trên thế giới. Giúp bạn hình dung con đường phát triển của đất nước này đã trải qua những biến động ra sao để đến được vị trí ngày nay.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Song Hong Binh (Tống Hồng Binh) sinh năm 1968 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy, là học giả nghiên cứu tài chính thế giới và là Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn Cầu, Bắc Kinh.
***
* Vì sao giá vàng , giá dầu và giá đô la liên tục thay đổi trong thời gian gần đây?
* Một cơn địa chấn sắp xảy ra trên thị trường tiền tệ thế giới.
* Đồng hồ đang đếm ngược!
Ai thực sự là người giàu nhất thế giới?
Có phải Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính là ngân hang trung ương tư nhân?
Tại sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitle?
Tại sao tỉ lệ Tổng thống Mỹ bị ám sát lại cao hơn tỉ lệ tử vong của quân Mỹ trong chiến dịch Normandie?
Ngay từ nhỏ chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền, vì khái niệm tiền bạc nhìêu khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống.
Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in những con số lại có gía trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên, như không khí hay nước vậy.
Cho đến khi đọc cuốn sách Chiến tranh tiền tệ, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ - một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này.
Chiến tranh tiền tệ đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính - đứng đầu là gia tộc Rothschild - với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê gớm.
Chiến tranh tiền tệ giúp chúng ta hiểu nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ ngoài chiến trường, vì sao Phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.
Bên cạnh việc phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán” hay “bão lũ” về tiền tệ để thu lợi nhuận, cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính thế giới - những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại và hoạt động dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế toàn cầu mà bất cứ quốc gia nào nếu tách riêng ra cũng khó lòng phát triển. Như vậy, vấn đề không phải là việc cắt đứt mối quan hệ với dòng vốn quốc tế vốn đựơc điều khiển bởi các tập đoàn tài chính khổng lồ mà là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ngoại lực một cách có hiệu quả trong sự phối hợp với các nguồn lực nội tại nhằm tạo ra sự phồn vinh cho nền kinh tế nước nhà.
Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọcc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người, đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi để từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch đầu tư một cách hiệu quả nhất.
Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì Chiến tranh tiền tệ cũng là cuốn sách đáng đọc. Một cuốn sách bổ ích cho các chuyên gia quản lý tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ, các giáo viên giảng dạy về tài chính-ngân hang cũng như sinh viên các trường kinh tế.
Chiến tranh tiền tệ là cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà tài phiệt quốc tế và các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia, nơi đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là khủng khiếp. Một cuốn sách thực sự làm sửng sốt cả những ai muốn tìm hiểu về bản chất tiền tệ để từ đó nhận ra những hiểm hoạ tài chính tiềm ẩn nhằm chuẩn bị tâm lý cho một cuộc chiến tiền tệ “không đổ máu”.