DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thánh Đường

Tác giả Raymond Carver
Bộ sách
Thể loại Tập Truyện Ngắn
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 4523
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Raymond Carver Tập Truyện Ngắn Truyện Ngắn Văn học Mỹ Văn học phương Tây
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Raymond Carver từng nói luôn có thể “viết về những đồ vật, đồ đạc bằng thứ ngôn ngữ bình thường nhưng chính xác và bằng cách ấy ban cho chúng - một cái ghế, một tấm rèm cửa sổ, một cái nĩa, một hòn đá, một chiếc khuyên tai - sức mạnh to lớn, thậm chí gây sửng sốt.” Raymond Carver chưa bao giờ cố kể về cuộc phiêu lưu nào ly kỳ hay xây dựng nhân vật nào phức tạp. Nhiều nhân vật của ông còn không có họ, thậm chí không có tên. Nhưng khó lòng tìm được ở đâu những câu chuyện ấn tượng hơn thế, bởi như tờ Washington Post từng nhận định, “Carver là nhà văn của lòng trắc ẩn và sự chân thành, tình yêu thương và không hề giả dối, mắt ông chỉ chú tâm vào miêu tả và tái hiện thế giới như ông trông thấy. Đôi mắt ông trong sáng, và điều đó làm tan nát trái tim ta”.

Nhận định

Thánh đường đã xây dựng danh tiếng cho tác giả của nó như một trong những giọng văn mới độc đáo nhất của thể loại hư cấu từng xuất hiện trên nước Mỹ trong suốt nhiều năm qua.” - Bill Buford, Times Literary Supplement

“Một tác phẩm quan trọng của một sự nghiệp độc nhất vô song.” - New York Review of Books

***

Thánh đường là tập truyện ngắn thứ ba của Raymond Carver (1938-1988) được dịch và xuất bản ở Việt Nam (sau hai tập truyện: Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình và Em làm ơn im đi được không?) (*).

Có thể nói, với một nhà văn kiệt xuất của nền văn học Hoa Kỳ như Raymond Carver, chừng ấy tác phẩm cũng là đủ để độc giả Việt Nam hình dung được phong cách, nắm bắt được lối viết của một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới.

Tên tuổi của Carver gắn liền với khuynh hướng cực hạn (minimalism) mà theo nhiều nhà nghiên cứu, có khởi nguyên từ lối viết tối giản của E. Hemingway - nhà văn ảnh hưởng lớn đến phong cách của Carver.

Tuy nhiên, Carver là người luôn biết vượt thoát những ảnh hưởng đó để vươn lên trong hành trình sáng tạo và lặng lẽ đóng góp cho truyện ngắn thế giới một giọng điệu riêng, một lối viết độc sáng, một cách thức mới để kể lại một câu chuyện từ những gì ông đã cảm nghiệm.

 Trong nhiều tiểu luận và những bài trả lời phỏng vấn, Carver thường nói ông muốn “viết về những đồ vật, đồ đạc bằng thứ ngôn ngữ bình thường nhưng chính xác và bằng cách ấy ban cho chúng - một cái ghế, tấm rèm cửa sổ, một cái nĩa, một hòn đá, một chiếc khuyên tai - sức mạnh to lớn, thậm chí gây sửng sốt”.

Cái bình thường là những đối tượng của đời sống thường nhật, nhưng đã mang một sắc thái mới, sống một đời sống mới trong nhiều truyện ngắn của Carver.

Đặc biệt, ở 12 truyện ngắn trong tập Thánh đường, những đồ vật bình thường ấy đóng vai trò như một hạt nhân thu hút quanh nó toàn bộ kết cấu truyện. Nhà văn chỉ việc xây dựng, mô tả những đồ vật ấy một cách thật chính xác, lập tức những sự kiện, hồi ức, tưởng tượng lập tức hiện ra xung quanh chúng.

Đó có thể là chiếc tủ lạnh bị hỏng làm sống dậy không khí bất an của đôi vợ chồng nghèo khổ, tội nghiệp khi không biết xoay trở ra sao (truyện Bảo quản).

Đó có thể là chiếc bánh sinh nhật cho cậu bé Scotty trong ngày cậu qua đời vì tai nạn giao thông (Một điều tốt đẹp nho nhỏ), hay là chiếc tivi luôn hiện diện trong nhiều truyện ngắn của tập truyện (Những chiếc lông chim, Thánh đường... ) biểu thị cho tình trạng mất khả năng diễn đạt bằng lời nói và giao tiếp giữa người với người trong thời đại kỹ trị...

Những đồ vật ấy cứ lặng lẽ xâu chuỗi những sự kiện, qua những câu chuyện mà hình bóng của người trần thuật cứ ẩn khuất với một giọng văn sắc lạnh, xóa nhòa mọi sắc thái chủ quan.

Và nhờ thế các truyện ngắn luôn mở ra với bao diễn giải. Carver chỉ đơn thuần kiến tạo một mô hình, kể một câu chuyện - như cuộc sống vốn thế. Nhưng sự chân thực trong các chi tiết, kỳ lạ thay, lại ám gợi những cái mơ hồ: nỗi hoang mang trước đời sống, sự suy sụp và tuyệt vọng, niềm tin và tình yêu giữa người với người... trong một xã hội ngày càng thiếu vắng các giá trị.

Có lẽ vì thế mà tờ Washington Post khi nói về truyện ngắn của Carver đã nhận định: “Carver là nhà văn của lòng trắc ẩn và sự chân thành, tình yêu thương và không hề giả dối, mắt ông chỉ chú tâm vào miêu tả và tái hiện thế giới như ông trông thấy. Đôi mắt ông trong sáng và điều đó làm tan nát trái tim ta”.

3. Năm 2013, giải Nobel văn chương trao cho Alice Munro là một sự tôn vinh, cho dẫu muộn mằn, với thể loại truyện ngắn. Giữa Alice Munro - nữ sĩ người Canada và Raymond Carver - nhà văn người Mỹ, có nhiều điểm tương đồng, gặp gỡ trong cách kể một câu chuyện: cả hai đều chú trọng đến những cái bình thường, đều gắn bó với chủ nghĩa hiện thực và đề cao sức ám thị của những hình ảnh...

Nhưng nếu Munro thiên về chủ nghĩa hiện thực tâm lý quen thuộc với khả năng phân tích tỉ mỉ những rung động của hồn người thì Carver lại hướng đến sức nén, “độ không” cực hạn của cảm xúc trong lối viết và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Nếu mỗi nhà văn lớn đều có khả năng kể câu chuyện theo cách của mình thì có lẽ đọc Raymond Carver nghĩa là thâu nhận cho mình thêm một giọng điệu, một cách kể chuyện mới, về những cảm nghiệm quen mà lạ giữa cuộc đời. Dĩ nhiên, đó là những câu chuyện được kể từ đôi mắt quan sát tinh tế và một tấm lòng nhân hậu sâu xa.

Nhiệm vụ của người viết truyện ngắn là tập trung toàn bộ sức mạnh vào cái nhìn thoáng qua. Anh ta huy động trí lực và khả năng văn chương, cảm quan về tỉ lệ và sự thích đáng của mọi sự vật: những sự vật đó thật sự như thế nào và anh ta thấy chúng ra sao - khác với cách những người khác nhìn chúng. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng thứ ngôn ngữ rành mạch và cụ thể, thứ ngôn ngữ được dùng để tạo lập các chi tiết có thể soi sáng câu chuyện cho người đọc”.

(trích từ On Writing - Về sự viết - Raymond Carver, in trong tập Fires, Vintage xuất bản, 2009)

(*): Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình - Dương Tường - Nguyễn Hạnh Quyên dịch - Nhã Nam & Nxb Văn Hóa Sài Gòn - tháng 9-2009. Em làm ơn im đi được không? - Lâm Vũ Thao dịch - Nhã Nam & Nxb Văn Học - tháng 8-2012. Thánh đường - Phạm Minh Điệp dịch - Nhã Nam & Nxb Văn Học - quý 1-2014.

 

Reiview LÊ MINH KHA - tuoitre.vn

***

Bạn cùng chỗ làm với tôi, Bud, hắn mời Fran và tôi tới ăn tối. Tôi không biết vợ hắn còn hắn không biết Fran. Thế là công bằng. Nhưng Bud với tôi là bạn. Và tôi biết còn có một đứa bé con ở nhà Bud nữa. Khi Bud mời bọn tôi tới ăn tối thì đứa bé đã tám tháng. Tám tháng ấy đã đi đâu? Quỷ thật, thời gian đã đi đâu mất kể từ hồi ấy? Tôi nhớ cái ngày Bud tới chỗ làm với một hộp xì gà. Hắn mời mọi người trong phòng ăn trưa. Đấy là xì gà hàng chợ. Loại Dutch Master. Nhưng trên mỗi điếu đều dán một mẩu giấy đỏ và giấy cuốn ngoài viết MỘT THẰNG CU! Tôi không hút xì gà, nhưng vẫn lấy một điếu. “Lấy hai điếu đi,” Bud nói. Hắn lắc chiếc hộp. “Tôi cũng không thích xì gà. Đây là ý của cô ấy thôi.” Hắn đang nói về vợ hắn. Olla.

Tôi chưa bao giờ gặp vợ Bud, nhưng có lần đã nghe giọng cô ta trên điện thoại. Hôm đó là chiều thứ Bảy, và tôi chẳng có việc gì muốn làm. Thế là tôi gọi cho Bud xem hắn muốn làm gì không. Một người phụ nữ nhấc máy và nói, “A lô.” Tôi ngơ ra và không thể nhớ được tên cô ta. Vợ của Bud. Bud đã nói cho tôi tên cô ta không biết bao nhiêu lần. Nhưng nó vào tai này rồi lại ra tai kia. “A lô!” giọng nữ nhắc lại. Tôi có thể nghe tiếng ti vi đang bật. Rồi cô ta nói, “Ai đó?” Tôi nghe tiếng trẻ con bắt đầu khóc. “Bud!” người phụ nữ gọi. “Gì?” tôi nghe Bud nói. Tôi vẫn không tài nào nhớ ra tên cô ta. Thế là tôi gác máy. Hôm sau gặp Bud ở chỗ làm tôi chắc như đinh đóng cột sẽ không cho hắn biết tôi đã gọi. Nhưng tôi nhất định phải bắt hắn nhắc đến tên vợ. “Olla,” hắn nói. Olla, tôi tự nói với mình. Olla.

“Chả có gì to tát,” Bud nói. Chúng tôi ngồi trong phòng ăn trưa uống cà phê. “Chỉ có bốn đứa bọn mình thôi. Ông với bà xã, và tôi với Olla. Không có gì đặc biệt cả. Đến tầm bảy giờ nhé. Sáu giờ cô ấy cho con ăn. Sau đó cho nó ngủ, rồi bọn mình ăn. Chỗ bọn tôi không khó tìm. Nhưng có bản đồ đây.” Hắn đưa cho tôi một tờ giấy với đủ nét vạch chỉ các loại đường to đường nhỏ, làn nọ làn kia, với những mũi tên chỉ rõ bốn cực của la bàn. Một dấu X to đánh dấu vị trí nhà hắn. Tôi bảo, “Bọn tôi nóng lòng lắm rồi đây.” Nhưng Fran chẳng mấy hào hứng.

Tối đó, khi đang xem ti vi, tôi hỏi nàng xem có nên mang gì đến nhà Bud hay không.

“Cái gì bây giờ?” Fran nói. “Anh ta có bảo mang gì đến không? Làm sao em biết được? Em không nghĩ ra cái gì hết.” Nàng nhún vai và đưa mắt nhìn tôi. Chủ đề Bud thì trước đây nàng đã nghe tôi kể. Nhưng nàng không biết hắn và nàng cũng chẳng thích được biết hắn. “Mình mang một chai rượu cũng được,” nàng nói. “Nhưng em không quan tâm. Sao anh không mang rượu đi?” Nàng lắc đầu. Mái tóc dài của nàng đưa qua đưa lại trên bờ vai. Tại sao mình lại cần những kẻ khác nữa chứ? Nàng có vẻ như đang nói vậy.

Bọn tôi luôn có nhau. “Lại đây,” tôi nói. Nàng dịch lại gần hơn một chút để tôi có thể ôm nàng. Fran cao lớn. Nàng có mái tóc vàng dài buông xõa xuống lưng. Tôi nâng một ít tóc nàng lên hít hà. Tôi quấn tóc nàng quanh bàn tay. Nàng để tôi ôm. Tôi áp mặt lên tóc nàng và ôm nàng thêm ít nữa.

Đôi lúc khi mái tóc trở nên vướng víu nàng phải cầm hất nó qua vai. Nàng bực mái tóc. “Mớ tóc này,” nàng nói. “Chỉ được mỗi cái phiền phức.” Fran làm việc trong một xưởng bơ sữa và phải cuộn tóc lên khi đi làm. Nàng phải gội đầu mỗi tối và chải tóc khi bọn tôi ngồi trước ti vi. Có lúc nàng dọa sẽ cắt mái tóc đi. Nhưng tôi không nghĩ nàng sẽ làm thế. Nàng biết tôi thích nó lắm. Nàng biết tôi phát cuồng vì nó. Tôi nói với nàng tôi phải lòng nàng vì mái tóc. Tôi nói với nàng tôi có thể sẽ thôi không yêu nàng nữa nếu như nàng cắt nó đi. Đôi lúc tôi gọi nàng là “nàng Thụy Điển”. Nàng có thể bị nhầm với người Thụy Điển. Những buổi tối bên nhau nàng chải tóc và bọn tôi nói ra điều ước về những thứ bọn tôi không có. Bọn tôi ước một chiếc ô tô mới, đấy là một trong những thứ bọn tôi mơ ước. Bọn tôi ước có hai tuần ở Canada. Nhưng có một thứ mà bọn tôi không ước, là lũ trẻ. Lý do bọn tôi chưa có con là vì bọn tôi không muốn. Có lẽ để một lúc nào đấy, bọn tôi nói với nhau như thế. Nhưng ngay hồi ấy bọn tôi đã trì hoãn. Bọn tôi nghĩ mình nên tiếp tục trì hoãn. Một vài buổi tối bọn tôi đi xem phim. Những tối khác bọn tôi chỉ ở nhà xem ti vi. Đôi khi Fran nướng đồ và dù nó là gì thì bọn tôi cũng chén sạch ngay trong bữa.

“Biết đâu họ không uống rượu,” tôi nói.

“Cứ mang vang đi,” Fran nói. “Họ không uống thì mình uống.”

“Trắng hay đỏ?” tôi hỏi.

“Mình sẽ mang đồ ngọt nữa,” nàng nói, không mảy may để ý đến tôi. “Nhưng em chẳng quan tâm mình có mang gì hay không. Đây là cuộc hẹn của anh mà. Đừng có phức tạp hóa nó lên, không là em chẳng muốn đi nữa đâu. Em có thể làm bánh vòng cà phê với quả mâm xôi. Không thì một ít bánh nướng nhỏ.”

“Họ sẽ có đồ tráng miệng,” tôi nói. “Chẳng ai mời người khác đến nhà ăn tối mà lại không chuẩn bị đồ tráng miệng cả.”

“Họ có thể có bánh pudding gạo. Hoặc là thạch Jell-O! Những thứ mình không thích,” nàng nói. “Em không biết tí gì về cô kia. Làm sao mình biết được cô ta sẽ có những gì? Nhỡ cô ta đãi mình Jell-O thì sao?” Fran lắc đầu. Tôi nhún vai. Nhưng nàng nói đúng. “Mấy điếu xì gà cũ mà anh ta cho anh ấy,” nàng nói. “Mang đi. Như thế thì ăn tối xong anh với anh ta có thể ra ngoài phòng khách hút xì gà uống rượu poóctô hoặc cái loại gì người ta hay uống trong phim ấy.”

Mời các bạn đón đọc Thánh Đường của tác giả Raymond Carver & Phạm Minh Điệp (dịch).

Giá bìa 70.000

Giá bán

52.500

Giá bìa 70.000

Giá bán

52.500