Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao |
|
Tác giả | Peter Coughter |
Bộ sách | |
Thể loại | Self Help - Khởi nghiệp |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 4011 |
Từ khóa | eBook pdf full Peter Coughter Bùi Thu Hà Self Help Kỹ Năng Thuyết Trình |
Nguồn | |
Điểm chung lớn nhất giữa Larry King – ông hoàng của truyền hình Mỹ và Steve Jobs – linh hồn của Apple là gì? Đó chính là phong cách thuyết trình đỉnh cao, thu hút người nghe, lối dẫn dắt đi vào lòng người và tác phong vô cùng chuyên nghiệp của họ.
Dù bạn có một ý tưởng tuyệt vời, cũng sẽ không ai có thể hiểu được nó nếu bạn thiếu đi khả năng trình bày thuyết phục. Ngoài kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ, trình bày ấn tượng, bạn còn cần biết những kĩ năng nào để đi đến thành công trong việc thuyết trình và thuyết phục người khác?
Hãy cùng chúng tôi đến với Nghệ thuật thuyết phục đỉnh cao của tác giả Peter Coughter để vén lên bức màn bí mật phía sau các buổi thuyết trình không còn một ghế trống của Steve Jobs, để “Ồ” lên thích thú với những phi vụ làm ăn thành công nhờ thuyết trình và thấy rằng: “Tất cả đều là thuyết trình.”
Thách thức lối mòn, tạo ra ngoại lệ. Đó là điều tôi đang muốn nói đến ở đây. Hãy tạo ra những sản phẩm khác thường. Tạo ra những bài thuyết trình đặc biệt. Tạo ra một cuộc đời hiếm có. Làm được những việc này đòi hỏi bạn phải can đảm đứng lên. Hầu hết chúng ta đều không sẵn sàng mạo hiểm với những gì mình nghĩ, việc này đòi hỏi chúng ta phải kìm hãm sức mạnh cá nhân và biến đổi cuộc đời của mình. Nhưng đó không phải là vì chúng ta sợ thất bại mà vì chúng ta sợ mình sẽ thành công. Đó mới chính là điều chúng ta thật sự khiếp sợ.
Thuyết trình là một kỹ năng và để kỹ năng ngày một tiến bộ, chúng ta thường phải dùng tới một số kỹ thuật. Theo nhận thức thông thường, dạy học là định hình con người theo một khuôn mẫu nào đó và điều này về cơ bản rất hiệu quả. Nhưng phương pháp của Peter lại hoàn toàn khác. Điều anh muốn chỉ dẫn cho học sinh của mình là cách thể hiện tính cách, phẩm chất cá nhân và giúp họ khám phá những khả năng bẩm sinh của chính mình. Peter không “dạy”. “Thuyết trình đâu chỉ liên quan đến ngôn từ” – đó là một trong những quan điểm của Peter Coughter.
Liệu một giáo viên người Mỹ có thể dạy một học sinh người Nhật thuyết trình bằng ngôn ngữ tiếng Nhật được không? Không thể ư? Không, ngược lại, kết quả vô cùng đáng kinh ngạc. Kỹ năng thuyết trình tiếng Nhật của các học sinh người Nhật đã cải thiện ngoạn mục. Phương pháp của Peter đã vượt qua biên giới và ngôn ngữ. Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong tất cả những điều này chính là những thứ chúng ta học được từ Peter. Chúng ta dễ dàng quên những gì được dạy bảo nhưng không thể quên những gì tự mình khám phá ra. Học sinh của Nhật Bản sẽ lưu giữ mãi trong tim những gì Peter đã giúp họ nhận ra. Vì thế, Peter không phải là một giáo viên, anh là một người hướng dẫn khám phá. Người Nhật có một từ rất hay để miêu tả người hướng dẫn, chuyên gia – doshi.
***
Dù bạn có một ý tưởng tuyệt vời, cũng sẽ không ai có thể hiểu được nó nếu bạn thiếu đi khả năng trình bày thuyết phục. Ngoài kĩ năng lựa chọn ngôn ngữ, trình bày ấn tượng, bạn còn cần biết những kĩ năng nào để đi đến thành công trong việc thuyết trình và thuyết phục người khác? Hãy để Nghệ thuật thuyết phục đỉnh cao của Peter Coughter vén bức màn bí mật phía sau các buổi thuyết trình không còn một ghế trống của Steve Jobs, để “Ồ” lên rằng: “Tất cả đều là thuyết trình”.
Peter Coughter là giáo sư tại VCU Brandcenter thuộc Đại học Virginia Commonwealth và là Giám đốc của Coughter & Company, chuyên tư vấn cho các công ty quảng cáo hàng đầu thế giới như DDB, Dentsu, JWT, Leo Burnett, Publicist, McKinney,… Thành tích ấn tượng nhất của ông là giúp cho thành phố Boston trở thành ứng cử viên đăng cai Thế vận hội mùa hè 2024. Hơn ai hết, ông hiểu được rằng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng đến nhường nào, bởi chính sức mạnh của nó đã giúp cho công ty ông đánh bại các đối thủ sừng sỏ nhất trong ngành.
Sức mạnh của việc tạo ra kết nối cảm xúc với khas giả rằng chúng tôi muốn có được cơ hội hợp tác, sẵn sàng làm tất cả mọi điều cần thiết để có được cơ hội đó, đủ để khiến họ thuê chúng tôi. Nếu chỉ đơn thuần là làm việc tốt nhất, có ý tưởng tuyệt vời nhất thôi thì chưa đủ.
Thuyết trình – Bản trình bày chí mạng
Theo từ điển New Oxford American:
Trao hoặc tặng vật gì đó cho ai đó, như một phần của một buổi lễ trọng thể: trao chứng chỉ cho các học viên mới / bài thuyết trình về “ chiến lợi phẩm”.
Chúng ta có thể cho rằng những ý tưởng của mình chính là những món quà trao tới khách hàng của mình, riêng Peter Coughter lại nghĩ chính chúng ta là một món quà – chính chúng ta trao tặng bản thân cho khán giả, mang đến cho họ sản phẩm được kết tạo bởi suy nghĩ, nỗ lực và tính cách cá nhân của chính chúng ta.
Đa phần mọi người không quan tâm đến việc thuyết trình, hay thực hiện một bài thuyết trình. Nhưng đó lại là cách chúng ta hướng đến, bởi xét cho cùng bất kể cuộc giao tiếp nào cũng chính là cuộc “trao tặng” một bài thuyết trình. Ngồi xuống trao đổi chút với ông chủ cũng là thuyết trình. Hẹn hò bia bọt với đồng nghiệp cũng là thuyết trình. Phỏng vấn rõ ràng là một buổi thuyết trình, và đương nhiên, ra mắt gia đình bạn trai cũng vậy. Trong mọi trường hợp, bạn đều bị đánh giá. Họ quan sát bạn, kiểm tra bạn. Có thể có một số tình huống khó khăn hơn, chông gai, gập ghềnh hơn, song dù khó hay dễ thì mọi huống vẫn đều là một bài thuyết trình. Mọi người đang hình thành quan điểm riêng về bạn – những quan điểm rất khó lòng thay đổi.
Hãy làm những điều tương tự với cả những khán giả bạn đã biết, thậm chí với cả sếp của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng mình đã quen biết cô ấy rồi nhưng hãy luôn luôn tiếp tục tìm hiểu về cô ấy. Bạn có thể cho rằng mình đã biết rõ khán giả của mình rồi nhưng chắc chắn sẽ có thứ gì đó có thể tìm hiểu thêm được, ít nhất là bạn không biết được những người ủng hộ mình ở đâu khi bạn đến một buổi hội thảo. Bạn có thể nghĩ rằng mình đã có được sự ủng hộ của người nào đó rồi nhưng mọi sự đều có thể thay đổi và người đó hoàn toàn có thể đứng sang bên kia chiến tuyến của bạn. Vì thế hãy luôn luôn tìm hiểu.
Một bài thuyết trình hiệu quả là như thế nào?
Hãy nghĩ về những đặc điểm của một diễn giả xuất chúng và bài thuyết trình mà người đó thực hiện.
Yếu tố quan trọng nhất của buổi thuyết trình là khán giả. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên trước quan điểm này, nhưng thực tế thì sẽ có buổi thuyết trình nào hết nếu không có khán giả. Những bản trình bày mà bạn đưa ra không phải là một bài thuyết trình. Bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ lưỡng không phải là bài thuyết trình. Và hàng đống quản cáo không phải là một bài thuyết trình. Thực tế, không phải ai cũng nghĩ vậy, phần lớn mọi người quá bận tâm về chính mình đến mức không thể nghĩ thấu đáo điều đó được.
CHÚNG TA NÊN ĐẶT MÌNH vào vị trí của khán giả và tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
Phần lớn mọi người sẽ thấy các bài thuyết trình là vô cùng tẻ nhạt. Vì thế, hãy cố đừng để nó tẻ nhạt. Hãy cảm thông với họ và hãy tự hỏi những điều này có thú vị không? Nó có thu hút mình không?
Ví dụ thay vì bạn thảo luận về một vấn đề nhân khẩu học cụ thể cho một sản phẩm, hoặc một thương hiệu cụ thể với các số liệu, bảng biểu và rất nhiều chữ trên màn hình bằng hình ảnh về nhân khẩu học mục tiêu trong khi miêu tả họ qua lời thuyết minh của bạn. Có thể cần sử dụng ngôn từ thú vị để trình bày ý tưởng theo một cách đầy bất ngờ, miễn là không tẻ nhạt. Bởi khán giả sẽ không nhớ phần lớn những gì bạn trình bày nhưng họ sẽ nhớ những suy nghĩ và cảm nhận của họ về những điều bạn nói.
Nếu thiết kế một bài quảng cáo, chúng ta không nên chèn chữ và hình ảnh vào tất cả các khoảng trống . Hãy để các khoảng trống nhằm tạo ra một thông điệp đẹp đẽ, đầy tính thẩm mỹ.
Hãy xem xét vấn đề đứng phát biểu trước khán giả dưới một góc nhìn khác: Hãy coi bài thuyết trình như một màn khiêu vũ. Bạn dẫn dắt khán giả nhưng cả hai đều nhảy. Và cùng vui. Bạn là người thiết lập nhịp điệu và nhịp độ “âm nhạc”. Bạn là người kiểm soát hoàn toàn nhưng phải thực hiện sự kiểm soát đó một cách nhẹ nhàng, không lên gân lên cốt và khán giả sẽ hưởng ứng trước sự tự tin và quyền lực của bạn.
Rõ ràng là nói chuyện với người quen sẽ dề dàng hơn người lạ. Người quen và người lạ khác nhau ở đâu. Đương nhiên, là người lạ ta chưa biết điều gì về họ. Nên trong khoảng thời gian trước thuyết trình, hãy tìm hiểu hết sức có thể về toàn bộ khán giả cũng như cá nhân từng người. Họ là kiểu người nào? Dân tộc và văn hóa của họ là gì? Họ có đang vướng phải vấn đề mà bạn sắp trình bày không? Họ kỳ vọng gì ở buổi hội thảo này? Hãy để buổi thuyết trình không còn là cuộc trò chuyện với người lạ.
Vì bài thuyết trình cũng đồng nghĩa với việc thể hiện năng lực, phẩm chất của chúng tôi, do đó chúng tôi quyết định trình bày một loạt các trường hợp nghiên cứu, mỗi trường hợp sẽ được lấy mẫu dựa trên các nguyên tắc căn bản trong cuốn sách của Tôn Tử. Chúng tôi sẽ trình bày mỗi trường hợp như một chiến dịch quân sư và chọn các trường hợp từ danh mục của chính mình có thể liên quan đến ý tưởng này đồng thời lai giúp thể hiện những câu chuyện thành công hoặc những chiến thắng ngoạn mục của chúng tôi tại thị trường ở Washington, D.C. Tất nhiên, mỗi câu chuyện đều liên quan đến nhu cầu của một khách hàng cụ thể hoặc một lĩnh vực có liên quan. Điều quan trọng cần ghi nhớ là ngay cả khi bạn định nói về bản thân, cũng hãy nói thông qua khách hàng.
Khi đang nhảy cùng bạn nhảy của mình mà bạn chỉ để cho họ tự nhảy liệu bài nhảy của hai người có thành công? Cũng giống như việc bạn chỉ thao thao bất tuyệt thuyết trình, nói những điều mình đã chuẩn bị trước, mặc kệ khán giả có cảm nhận ra sao, sau đó lại trở về thế giới riêng của mình. Không nên đúng chứ. Vậy cần phải kết nối họ, kết nối khán giả với bài thuyết trình để họ không bị lạc lõng cũng như cho chính chúng ta không bị lạc đường.
Một người bạn của chúng tôi, Alex Bogusky, một trong những người sáng tạo nhất ở thời đại của chúng tôi, đã nói rằng anh không bán sản phẩm mà là anh đã có một cuộc “trò chuyện” với khách hàng và họ cùng nhau quyết định rằng sản phẩm của anh đúng là thứ họ cần. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng theo quy trình thì nên có một cuộc trò chuyện trao đổi nhưng kết quả của cuộc trò chuyện sẽ là việc bán ý tưởng. Và Alex là một nhà thuyết trình tuyệt vời.
Một số diễn giả nhất định dường như lúc nào cũng chiến thắng. Có vẻ như họ luôn có thứ họ muốn. Tại sao lại như vậy? Có phải họ thông minh hơn những người khác không? Có phải họ chỉ là những diễn giả giỏi hơn không? Có phải các agency của họ chỉ đơn giản là xuất sắc hơn? Trong một vài trường hợp, câu trả lời cho cả ba là “Đúng”. Nhưng không phải tất cả. Rất nhiều diễn giả dường như luôn dành được chiến thắng bởi họ đã lão luyện một kỹ năng quan trọng. Họ đã học cách để chân thực. Đó là xác thực, độc lập, đáng tin, có căn cứ, trung thực và chân thành. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chân thực. Bởi người khác chỉ tin chúng ta khi chúng ta chân thực. Bởi người khác chỉ tín nhiệm chúng ta khi chúng ta chân thực và vì người ta sẽ làm những gì chúng ta yêu cầu nếu chúng ta chân thực. Thêm vào đó, đơn giản thôi, bạn chỉ cần là chính bạn thôi. Điều chúng ta thực sự giỏi là làm chính mình. Là những cá nhân chân thực, thực tế và đặc biệt.
Như Collins và Porras giải thích trong cuốn Built to Last, mẹo ở đây là thảo luận từ cá nhân đến tổ chức. Những người chúng ta làm việc cùng cần phải tự hỏi bản thân:
Ba câu cuối đặc biệt then chốt bởi chúng tạo ra sự độc đáo quyết định giữa việc duy trì những giá trị cốt lõi không nên thay đổi và những hành động, chiến lược kinh doanh luôn thay đổi.
Sự chuẩn bị tốt cũng quyết định sự thành công của bài thuyết trình
Một phương pháp tuyệt vời để vượt qua một bài thuyết trình là hãy phác thảo nó trên những tờ giấy nhớ Post – it theo cách dựng truyện. Bạn có thể đặt tất cả trước mặt hoặc dán chúng lên một tấm bảng và di chuyển các tờ giấy đó cho đến khi bạn có được thứ tự hợp lý giúp ý tưởng có sức sống hơn.
Sheila Campell, bạn của tác giả, đã phát minh ra một khuôn mẫu dành cho việc lên kế hoạch các
bài thuyết trình . Nó là dạng viết tắt, nó cực kỳ thông minh và hữu dụng nếu bạn áp dụng.
Sheila gọi nó là Khuôn mẫu ACTION, tức là:
A là Attention – sự chú ý. Mọi bài thuyết trình đều hay đều bắt đầu với một công cụ gì đó thu hút sự chú ý. Nó có thể là điều gì đó bạn nói hoặc vật gì đó bạn mang theo. Nó có thể là một đoạn video bắt đầu một bài thuyết trình trước khi bất cứ ai lên tiếng. Hoặc nếu bạn dùng PowerPoint, Slide đầu tiên có thể là một hình ảnh hấp dẫn trên màn chiếu
C là Capsule – sự cô đọng. Sự cô đọng là hai hay ba câu có thể tóm gọn toàn bộ nội dung của bài thuyết trình. Những câu đó nên nằm gọn trong một tấm danh thiếp.
T là Theme – chủ đề. Tất cả các bài thuyết trình hay đều có một chủ đề giúp kết nối tất cả. Bạn cần quyết định chủ đề là gì rồi đảm bảo rằng tất cả những ý tưởng, suy nghĩ mà mình trình bày là thống nhất hoặc bằng cách nào đó có thể liên tưởng lại chủ đề ấy.
I là Information – thông tin. Đây là những gì bạn phải kể cho khán giả thấy. Đó là số liệu, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, ý tưởng sản phẩm, tất cả những gì bạn cần để khiến những đặc điểm xuất sắc nằm trong quan điểm bạn trở nên thuyết phục đối với họ.
O là Open to Listen – sẵn sàng lắng nghe. Trong một bài thuyết trình, bạn phải luôn lắng nghe bằng cả đôi mắt cũng như đôi tai. Trong một số tình huống nhất định, ở một thời điểm nào đó, ai đó sẽ nói một điều mang tính quyết định với thành công của bạn. Họ có thể hé lộ một thứ gì đó mà bạn có thể sử dụng để bênh vực lý lẽ của mình. Hoặc có thể nhắc cho bạn biết rằng những điều bạn đang nói đã có ở trên bảng và họ muốn chuyển sang vấn đề tiêp theo. Nếu không nhận ra tín hiệu này, bạn sẽ mất đi sựu tín nhiệm họ dành cho mình.
N là Next Steps – những bước tiếp theo. Bạn và đồng đội phải thống nhất được một mục đích đơn giản, rõ ràng dành cho bài thuyết trình. Điều này có thể hết sức hiển nhiên nhưng tôi đảm bảo với bạn rằng dựa trên vô số bài thuyết trình không có quan điểm nào rõ ràng mà tôi đã chứng kiến bao năm qua, nó không hiển nhiên lắm đâu.
ACTION vẫn chỉ dừng lại là ACTION nếu như không có sự tập rượt nào của bạn về bài thuyết trình thì đó cũng như không thành công. Chẳng có ý kiến, mẹo vặt nào hay kỹ thuật nào có thể sửa chữa nhiều lỗi lầm bằng việc biết rõ tài liệu của bạn. Và cách duy nhất để làm được điều đó là tập rượt. Việc không tập rượt không chỉ khiến bạn dễ bị thất bại, hành động đó thật sự ngu ngốc. Việc đó thật kinh khủng, một lý do khác giải thích cho việc vì sao lại có quá nhiều bài thuyết trình tệ hại đến thế.
Cách chúng ta thể hiện dấu chấm, dấu phẩy khi đọc chính là cách ngưng, nghỉ. Khi chúng ta phát biểu trong một khoảng thời gian lên tới vài phút, rất khó giữ sự chú ý của khán giả mà không có sự ngưng nghỉ chính xác trong lời nói. Chúng ta phải nhận thức được rằng việc lắng nghe một ai đó diễn thuyết nhiều hơn vài phút là rất khó và gần như là không thể nếu họ không ngưng, nghỉ một cách hiệu quả. Vậy nên chúng ta phải giúp khán giả theo dõi bài thuyết trình của mình.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý tới những yếu tố sau, chúng ảnh hưởng rất lớn tới bài thuyết trình: âm lượng, cao độ, sắc thái, biểu cảm khuôn mặt, đặt câu hỏi, di chuyển, cử chỉ - ngôn ngữ cơ thể,…
Hãy cứ tự tin thuyết trình, biết đâu đấy
Chưa cần biết bài thuyết trình ra sao, nhưng nếu bạn tự tin thì 90% bạn đã thành công rồi đó. Như những câu chuyện cùng lối kể hấp dẫn, logic, dí dỏm mà tác giả đưa tới cũng như ông ấy đang thuyết trình cho chúng ta cũng như chứng minh cách mà công ty ông đã vượt qua những đối thủ sừng sỏi như thế nào nhờ vào việc thuyết trình hết sức thuyết phục tới khán giả của mình, mặc dù, họ cũng tự nhủ rằng khả năng thất bại của mình không thấp, họ vẫn tiếp tục, vẫn mạnh dạn thuyết trình, và họ tự nhắc nhau “Biết đâu đấy”.
Review chi tiết bởi Thu - Bookademy
Mời các bạn mượn đọc sách Nghệ Thuật Thuyết Phục Đỉnh Cao của tác giả Peter Coughter & Bùi Thu Hà (dịch).FULL: PDF |