DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hoàng Đế Nội Kinh Quyển 1

Tác giả Chơn Nguyên
Bộ sách Hoàng Đế Nội Kinh
Thể loại Y học - Sức Khỏe
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 9203
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Chơn Nguyên Hoàng Đế Nội Kinh Y Học Tham Khảo Đông Y
Nguồn ebookvie.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Trong giới y gia thời nay thường bàn luận và cho rằng bộ sách Hoàng đế Nội kinh là kinh điển giá trị của nền y học Đông phương. Nhưng sự chứa đựng bên trong lại vô cùng bí hiểm như một kho tàng đã mất chìa khoá, chưa ai bước được vào trong - chỉ có để chiêm ngắm mà thôi. Có người đã thẳng thắn nói với tôi như thế.

Khi nghe nói thầy trò chúng tôi mở công trình dịch thuật, bình giảng qui mô và làm giáo án cho lớp Văn Hiến Y Đạo khởi từ năm 1971 tại chùa Hội Tông quận 6, cũng có người cười nhạo chúng tôi. Mặc kệ những kẻ nhắm mắt bịt tai, chúng tôi vẫn dần phát triển qua các lớp kế thừa, cho đến ngày nay hãy còn tiếp diễn…

Thể theo nguyện vọng của người chủ trì sáng lập – sư phụ chúng tôi: cố Hoà thượng Thích Minh Thiền, bút danh Siêu Thiền, mong có ngày quyển sách Nội kinh sẽ được lưu hành rộng rãi trên đất nước Việt Nam rồi tung cánh đi khắp muôn phương. Gửi đến tất cả những ai có tâm thao thức về một nền y học trở lại với cội nguồn trật tự thiên nhiên, hầu mong cùng nhau đóng góp cho nhân loại một lối thoát sau này. Vì thế đại diện cho lớp môn sinh kế thừa, tôi mạo muội đứng ra kết tập lại. Sau thời gian dài tìm kiếm phần thất lạc, chỉnh sửa khó khăn, nhờ sự động viên hỗ trợ cả công sức, tài lực, vật lực quí báu từ các môn sinh, bạn bè thân quen, quyển sách mới được hoàn thành đưa ra xuất bản.

Nguyên bản sách Nội kinh Tố vấn gồm 81 thiên chia thành 9 quyển, chúng tôi xuất bản quyển 1 lần này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do kiến thức còn nông cạn, chắc chắn sẽ xảy ra nhiều sơ sót, kính mong các bậc Tri Thức Cao Minh rộng lòng góp ý cho việc chỉnh sửa lần sau, chúng tôi xin vô cùng biết ơn.

Ngoài ra chúng con xin chí thành tưởng niệm công đức sâu dày của Thầy và tất cả những người hằng tâm, hằng sản, các môn sinh trước sau đã tận tụy đóng góp. Xin kính chúc tất cả quý vị dù đang ở nơi đâu đều được bình an, vạn phúc.

TP. HCM, mùa đông năm 2015 
Người đại diện kết tập,

CHƠN NGUYÊN
Kính bút

***

HUỲNH ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN LINH KHU HIỆP SÁNG LỜI MỞ ĐẦU HIỆP CHÚ

của Trương Ẩn Am và Mã Nguyên Đài.

TỐ VẤN nghĩa là một thứ sách do HUỲNH ĐẾ và KỲ BÁ, QUỶ DU KHU, BÁ CAO, THIẾU SƯ, THIẾU DU, LÔI CÔNG, vua tôi bình nhựt cùng nhau hỏi đáp mà lập thành, tức là ở trong sách Bổn Kỷ nói: Do hỏi Kỳ Bá mà làm NỘI KINH vậy. Sách này phần nhiều xuất phát từ ý kiến của Kỳ Bá, cho nên trong bổn kỷ không đề cập đến các vị bề tôi kia, nhưng 81 thiên TỐ VẤN đây lại còn có 81 thiên LINH KHU, đại để tất cả những lời dẫn chứng trong TỐ VẤN đều rút từ trong LINH KHU. Thế thì LINH KHU có trước, còn TỐ VẤN có sau; trong sách chỉ dùng danh từ Thiên Sư, Phu Tử để gọi tôn Kỳ Bá và Quỷ Du Khu, còn các vị khác chưa hề nghe gọi như thế. Đến Lôi Công thì Lôi Công tự xưng mình nào là tiểu tử, tế tử, và Huỳnh Đế cũng có để lời dạy dỗ, ý chừng như sức hiểu biết chưa bằng các vị kia, và tuổi cũng rất nhỏ chăng. Còn về xưng hô thì nào Công nào Bá nào Sư, hình như đều là gọi theo phẩm tước cả. Ngay như thiên Bảo Mạng Toàn Hình Luận có nói: nào là Thiên Tử, nào là Quân Vương; còn trong thiên Di Tinh Biến Khí Luận, Ngũ Thường Chánh Đại Luận, Linh Khu Quan Năng Thiên, đều gọi là Thánh Vương; thiên Trước Chí Giáo Luận, Sơ Ngũ Quá Luận thì lại có phong nào Quân, Hầu, Vương; còn thiên Căn Kết ở LINH KHU thì thỉnh thoảng có gọi Vương Công, Đại Nhân, v.v. Như thế tức là gọi theo phẩm tước không còn gì nghi ngờ nữa. Đến như Quỷ Du Khu, Thiếu Du, Bá Cao đều là những tên của các vị bề tôi cả. Đời sau Trình Tử cho rằng NỘI KINH xuất phát từ các tay công tử nước Hàn, hoặc có kẻ cho rằng là tác phẩm của các nhà Nho đời tiên Tần, như thế đều là sự cố chấp theo tước hiệu văn tự, chớ chưa thấu suốt được toàn thơ, cho nên có nhắm chừng phỏng đoán như thế. Đến nay khảo rõ những Thiên Lục Tiết Tạng Tượng Luận, Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận, Ngũ Vận Hành Đại Luận, Lục Vi Chỉ Đại Luận, Khí Giao Biến Đại Luận, Ngũ Thường Chánh Đại Luận, Lục Nguyên Chánh Kỷ Đại Luận, Chí Chơn Yếu Đại Luận thì thấy luận về đạo vận hành của trời đất, về phép làm lịch, về sum la vạn tượng, về thân người, kinh lạc mạch thể, nhơn sự, phép trị, lời xưa lý nhiệm thì lại không phải là các sách của Bá gia chư tử có thể với tới được. Quả thật chỉ có thiên thần chí thánh mới có thể làm nổi. Theo ý ngu của tôi thì lòng trời nhân ái, lấy quần sanh làm tâm, mà tổn hại sinh mạng chỉ có bệnh tật đau khổ, muốn chữa lại bệnh tật đau khổ chỉ có sách, nhưng bao la vốn im lìm có nói gì đâu, cho nên từ trong đó mà vọt sanh ra thần thánh để thay thế mà dạy bảo, cho nên mới có sách này để cứu sanh linh muôn đời vậy. Huống chi Lạc Thơ chế từ đời Phục Hy, Y Dược khởi từ đời Thần Nông, từ Phục Hy đến Huỳnh Đế có trên một ngàn năm, về văn tự sáng tác đã rõ ràng lắm rồi. Trong sách Ngoại kỷ Bổn kỷ đều chép Huỳnh Đế đắc quan, cử tướng, làm lịch, chế âm nhạc, y phục, áo mão, xe cộ thuyền bè, cắt đất phân châu, đào kinh vét giếng, nghiên cứu trồng các loại ngũ cốc, chế thành quách, tất cả tước hiệu văn tự hồi đó đều đã đủ cả. Rồi trải qua đến các họ Kim Thiên, Cao Dương, Cao Tân lại phải trải qua hơn 340 năm mới đến đời Đường, thì tất cả những chế tác người ta biết đời Đường Ngu là hưng thạnh, mà không biết sự bắt nguồn có tự Phục Hy, có đến ngày nay nguồn gốc vốn sâu xa, đâu riêng gì sự sáng tác NỘI KINH, mà lại cho LINH KHU TỐ VẤN là không có thật được. Đến đời Xuân Thu có Tần Việt Nhơn phát lạm Nạn Kinh, lầm lạc về Tam tiêu dinh vệ quan cách, làm mờ tối NỘI KINH cũng bắt đầu từ đó. Đến đời nhà Tấn có Hoàng Phủ Bật làm ra Giáp Ất Kinh, phần nhiều rút từ trong LINH KHU nhưng nghĩa lý vẫn chưa lột được rõ. Đến đời Đường, năm Bảo Ứng có Khải Huyền Tử, Vương Băng làm chú, cứ theo câu mà giải thích, gặp chỗ nghi lại im lìm, chương tiết không phân, trước sau lộn xộn. Đến đời nhà Nguyên có Hượt Bá Nhơn nhân đọc lời sao TỐ VẤN có chỗ chưa thông đều bởi lời chú của Vương Băng mà ra. Chỉ đến đời Tống năm Gia hậu, nhà vua giao cho nhóm Cao Bảo Hành hiệu chánh, thật là rất có giúp ích cho họ Vương, nhưng vẫn phân làm 24 quyển, thật là làm mất ý nghĩa của thần thánh. Xét ra sách Ban Cố Nghệ Văn Chí có nói: NỘI KINH của Huỳnh Đế 18 quyển, 9 quyển Tố Vấn, 9 quyển Linh Khu, đó mới là đúng số thật. Lại xét trong thiên Ly Hợp Chơn Tà Luận của TỐ VẤN Huỳnh Đế nói: Vả chăng 9 loại kim, 9 thiên Phu Tử bèn nhân lên làm thành 81 thiên để khởi con số luật Huỳnh chung vậy. Đại để kinh điển của thần thánh đã lấy 9 làm số, mà lại nhân chồng lên thành ra mỗi bộ đều có 81 thiên. Ngày nay tách ra làm 9 quyển, thâu vào một bổn thiệt trái với ý của thần thánh vậy. Tôi trộm nghĩ – phàm thánh khác xa, xưa nay đời khác, nên không dám tự chuyên mà tiếm quyền giải thích, nhưng xót cho đời sau làm khuất lấp sách này; lấy ngao lường biển, nghĩ rằng may ra có lợi ích trong muôn một vậy. Người biết tôi hay kẻ lên án tôi, cả hai may ra tôi đều được tránh khỏi chăng.

Đời nhà Minh, viện Thái y Mã Nguyên Đài chú chứng.

Mời các bạn đón đọc Hoàng Đế Nội Kinh Quyển 1 của tác giả Chơn Nguyên.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000