DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Câu Chuyện Triết Học - Will Durant

Tác giả Will Durant
Bộ sách
Thể loại Triết Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 14653
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Will Durant Triết học Triết học Phương Tây
Nguồn vnthuquan.net
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Thật tài tình và thú vị khi Will Durant (1886-1981) đặt tên cho công trình lịch sử triết học của mình là "The Story of Philosophy". Lịch sử triết học vốn khét tiếng là khô khan và nhức đầu! Will Durant có cái nhìn khác: nó rất hấp dẫn, lôi cuốn, nhất là với những ai có tính tò mò, "ham chuyện" như chúng ta. Với ông, ở đây ta có một câu chuyện thật gay cấn và đáng được kể lại cho nhiều người nghe dưới hình thức một câu chuyện!

Viết lịch sử như một câu truyện là một nghệ thuật cao cường của tác giả. Dễ hiểu tại sao "Câu truyện" này lại thành công ngoạn mục đến thế. Từ khi ra mắt vào năm 1926, trong vòng 50 năm (1976) tác phẩm đã được tái bản đến 28 lần, và đến nay (đầu 2008) không biết đã đến lần thứ bao nhiêu!...

Tuy nhiên, Will Durant, xuất thân là một ông nghè triết học của đại học Columbia, Hoa kỳ từ năm 1917, không chỉ khéo léo về phương pháp viết lịch sử triết học như một Câu truyện mà còn có đủ thẩm quyền chuyên môn để hiểu bản chất của lịch sử triết học (Tây Phương) như một câu chuyện. Đó là một câu chuyện đúng nghĩa vì đầy những tình tiết éo le, những thăng trầm kịch tính, những đường chim nẻo nguyệt của tâm thức con người được chưng cất ở mức độ đậm đặc nhất.

... Vì thế, với tấm  lòng chân thành và cởi mở của một học giả đích thực, W. Durant xác định rõ mục đích của quyển sách này là làm cho người bình thường hiểu được những ý tưởng cao xa của triết học. Ông xem khoa học như là sự "phân tích", còn triết học như là sự "tổng hợp". Vì thế, ông kết luận: "Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp. Vì lẽ một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với một mục đích và với cái toàn bộ. Khoa học mang lại cho ta kiến thức, nhưng chỉ có triết học mới có thể cho ta sự hiền minh".
 
***
William James Durant (5 tháng 11 năm 1885 – 7 tháng 11 năm 1981) là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ. Ông đấu tranh cho việc trả lương công bằng, quyền bầu cử của phụ nữ và các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động Mỹ. Durant không chỉ sáng tác về nhiều chủ đề mà còn tiến hành thực hiện các ý tưởng của mình. Nhiều người cho rằng Durant đã cố gắng đưa triết học đến gần hơn với công chúng. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, tiêu biểu là The Story of Philosophy (Câu chuyện của triết học), The Mansions of Philosophy (Những điền trang của triết học), và cùng với sự trợ giúp của vợ ông Ariel Durant, bộ The Story of Civilization (Câu chuyện của nền văn minh). Tập 10 trong bộ "The Story of Civilization" mang tên Rousseau an Revolution đã đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu nói chung năm 1968. Ông cũng tham gia viết nhiều bài báo nhiều thể loại.

Durant sinh tại North Adams, Massachusetts, cha mẹ ông là người Canada gốc Pháp đã di cư từ Québec đến Mỹ.

Năm 1900, Will học trường dòng Tên trung học Saint Peter và sau đó là Trường cao đẳng Saint Peter tại thành phố Jersey, New Jersey. Năm 1905, ông trở thành một người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội. Ông tốt nghiệp năm 1907 và làm việc như một nhà báo cho tờ New York Evening Journal của Arthur Brisbane với thù lao mười đô la một tuần. Khi làm việc cho tờ Evening Journal, ông đã viết nhiều bài báo về tội phạm tình dục.

Tiếp theo, vào năm 1907, ông bắt đầu dạy tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Anh và hình học tại Đại học Seton Hall, ở South Orange, New Jersey. Durant còn kiêm làm thủ thư tại thư viện của trường. Vào năm 1911, ông rời khỏi Trường dòng và trở thành một giáo viên và người đại diện học sinh tại trường Ferrer Modern, một trường thử nghiệm phương pháp giáo dục tự do. Alden Freeman, một mạnh thường quân cho trường Ferrer Modern, đã tài trợ cho ông một chuyến đi thực tế vòng quanh châu Âu. Cũng tại trường Ferrer Modern, ông đã yêu và cưới một nữ sinh trẻ hơn ông mười ba tuổi tên là Ida Kaufmann, ông đặt tên cho bà là "Ariel". Vợ chồng Durant có một con gái, Ethel. Ariel sau này có đóng góp quan trọng trong tất cả các tập của bộ The Story of Civilization nhưng tên bà chỉ được in trên trang bìa tập bảy, The Age of Reason Begins (Thời đại của những lý lẽ bắt đầu).
***
Nietzsche là con đẻ của Darwin và (là) anh em của Bismarck.

Nietzsche nhạo báng những người Anh chủ trương thuyết Tiến hoá và những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia, song điều này không quan trọng; ông có thói quen tố cáo những người đã ảnh hưởng tới mình nhiều nhất; đó là cách ông che đậy -một cách vô thức- những món nợ của mình.

Triết học đạo đức của Spencer không phải là hệ luận tự nhiên nhất của thuyết tiến hoá. Nếu đời sống là một cuộc tranh đấu để sống sót, thì sức mạnh khi ấy sẽ là tối hậu, và sự yếu kém là lỗi lầm duy nhất. Tốt là cái gì sống sót, ưu thắng; xấu là cái gì đầu hàng, thất bại. Chỉ có những người Anh theo thuyết Darwin vào thời đại Victoria, những người Pháp trưởng giả theo thuyết duy nghiệm và những người Đức theo xã hội chủ nghĩa mới có thể che dấu tính cách tất yếu của kết luận này. Những người ấy khá can đảm để chối bỏ thần học Ki-tô giáo, nhưng họ không dám tỏ ra hợp luận lý, không dám phủ nhận những ý tưởng đạo đức, sự tôn sùng tính hoà nhã lịch sự và vị tha, những yếu tố đã thoát thai từ nền thần học ấy. Họ không còn là những người theo giáo đường Anh cát lợi, hay theo Công giáo La Mã, hay theo thánh Luther; nhưng họ không dám thôi làm những người Ki-tô giáo - Friedrich Nietzsche đã lý luận như thế.

"Yếu tố kích thích những nhà tư tưởng tự do Pháp từ Voltaire cho đến Auguste Comte là không theo đuôi lý tưởng Ki-tô giáo, ... mà phải vượt hơn nó nếu có thể. Comte, với lý tưởng "Sống cho kẻ khác", đã có tính cách Ki-tô hơn cả chính Ki-tô giáo. Ở Đức quốc, Schopenhauer và ở Anh, John Stuart Mill, đã đem lại tiếng tăm lừng lẫy nhất cho lý thuyết về thiện cảm, về lòng trắc ẩn, và về sự lợi tha kể như nguyên tắc hành động ... Tất cả những hệ thống thuộc xã hội chủ nghĩa đã vô tình tự an vị trên một nền tảng chung đã kể" °) [(°) trích dẫn trong Faguet: On Reading Nietzsche, NY, 1918, tr. 71].

Vô tình Darwin đã hoàn tất công việc của những nhà làm Bách khoa tự điển: họ đã dẹp bỏ nên tảng thần học của đạo đức tân tiến, nhưng vẫn để nguyên vẹn nền đạo đức ấy không động tới.

Những người sáng suốt sẽ nhận thấy ngay những gì mà những bộ óc sâu sắc nhất của mọi thời đại đã biết: ấy là, trong trận đấu ta gọi là cuộc sống này, cái gì ta cần không phải là sự tốt lành mà sức mạnh, không phải tính khiêm cung mà niềm kiêu hãnh, không phải lòng vị tha mà trí thông minh cả quyết; bình đẳng và dân chủ là phản lại luật đào thải và sống còn; không phải là quần chúng mà chính thiên tài mới là cùng đích của tiến hoá; không phải "công bằng" mà chính quyền lực mới là trọng tài của mọi cuộc phân tranh và mọi số phận - Friedrich Nietzsche nghĩ thế.

Nếu tất cả điều trên là đúng, thì không gì hùng vĩ, đầy ý nghĩa hơn Bismarck. Đây là một con người đã hiểu biết những thực tại cuộc đời, người đã nói toạc rằng "không có lòng cao thượng vị tha giữa các quốc gia", rằng những vấn đề hiện nay phải được định đoạt không phải bằng đầu phiếu và tài hùng biện, mà bằng máu và sắt. Bismarck quả là một cơn lốc tẩy uế cho một Âu châu đã thối rữa vì những ảo tưởng dân chủ và những "lý tưởng" ! Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, ông đã khiến toàn thể nước Áo suy tàn phải nhận quyền lãnh đạo của ông; chỉ trong vài tháng ngắn ngủi ông đã triệt hạ một nước Pháp say sưa với huyền thoại Napoléon; và trong những tháng năm ngắn ngủi ấy ông đã đồng lúc bắt buộc tất cả những "tiểu quốc" của nước Đức , tất cả những vị vua chuyên chế, những lãnh chúa, những quyền lực nho nhỏ kia phải tan hoà vào trong một đế quốc hùng mạnh, biểu tượng chính cống của nền đạo đức mới về sức mạnh. Hùng lực kỹ nghệ và quân sự đang lên của nước Đức mới này cần một tiếng nói; chiến tranh cần một nền triết học làm trọng tài để biện minh cho nó. Ki-tô giáo sẽ không làm việc ấy, nhưng thuyết tiến hoá có thể làm. Chỉ cần một ít can đảm để hoàn tất công việc.

Nietzsche đã có cái can đảm ấy và trở thành tiếng nói của thời đại.
 
Mời các bạn đón đọc Câu Chuyện Triết Học của tác giả Will Durant.

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000