DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bí Quyết Của Các Tỷ Phú Tự Thân Lập Nghiệp

Tác giả John Sviokla Mitch Cohen
Bộ sách
Thể loại Self Help - Khởi nghiệp
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2380
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full John Sviokla Mitch Cohen Self Help Khởi Nghiệp Truyền Cảm Hứng Người Nổi Tiếng Tiểu Sử
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Bí Quyết Của Các Tỷ Phú Tự Thân Lập Nghiệp của tác giả John Sviokla & Mitch Cohen.
 

Bất cứ khi nào bạn thấy mình đang nằm trong số đông, đó là lúc bạn nên dừng lại và suy ngẫm.

– Mark Twain

Hãy thử tưởng tượng liệu Atari1 có thể đã đạt được những gì vào đầu những năm 1980 nếu như Steve Jobs vẫn tiếp tục làm việc tại công ty này để phát triển loại máy tính cá nhân phổ thông đầu tiên? Hay liệu Steve Case2 có thể làm được những gì cho PepsiCo nếu ông quyết định ở lại chứ không gia nhập công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử mà sau này trở thành AOL? Liệu Redken3có trở thành nhãn hiệu chăm sóc tóc đầu tiên làm bùng nổ thị trường các sản phẩm chăm sóc tóc chất lượng cao nếu John Paul DeJoria – nhà đồng sáng lập John Paul Mitchell Systems, không bị sa thải vì phong cách tổ chức bán hàng khác thường của mình? Liệu Miles Laboratories có thành công nếu họ theo đuổi ý tưởng của Michael Jaharis4 – lúc đó còn là một luật sư trẻ – nhằm xây dựng thương hiệu và tiếp thị tích cực loại thuốc điều chế từ acetaminophen5 trước khi Tylenol trở thành cái tên quen thuộc của mọi gia đình? Điều gì sẽ xảy ra nếu Salomon Brothers6 giữ chân được Michael Bloomberg hay Bear Stearns7 tận dụng được những ý tưởng đột phá của Stephen Ross?

Jobs, Case, DeJoria, Jaharis, Bloomberg và Ross, cũng như Mark Cuban8 – người sáng lập trang Broadcast.com, Mo Ibrahim9 – người sáng lập Celtel, hay T. Boone Pickens10 – ông trùm dầu khí cùng hàng chục doanh nhân xuất chúng khác, tất cả đều từng làm việc cho các doanh nghiệp có tên tuổi trước khi thành lập công ty của riêng mình. Một số do muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của các tổ chức lớn. Số khác bị buộc thôi việc. Tất cả đều đã trở thành các tỷ phú tự thân lập nghiệp. Họ đã xây dựng nên những doanh nghiệp – trong một số trường hợp là nhiều doanh nghiệp – hiện đã trở thành những thương hiệu tiêu biểu nhất. Tầm ảnh hưởng của những con người này, cũng như của khoảng 800 tỷ phú tự thân lập nghiệp hiện vẫn còn sống khác, rộng lớn đến nỗi có lẽ trên toàn thế giới chỉ có rất ít người có thể sống một ngày mà không sử dụng, nhìn thấy, hoặc bằng một cách nào đó tương tác với các sản phẩm và dịch vụ mà họ đã tạo ra.

Nhưng nếu những con người sáng tạo giá trị xuất chúng này quyết định theo đuổi và hiện thực hóa những ý tưởng của họ ngay tại những doanh nghiệp từng thuê họ làm việc, thì những tổ chức ấy giờ đây sẽ ra sao? Hay nói một cách khác, tại sao những doanh nghiệp đó lại không thể tạo ra giá trị lớn theo cách mà những tỷ phú tự thân này đã thực hiện? Trong khá nhiều trường hợp, các tập đoàn lớn thật sự đã từng sở hữu những tài năng đúng nghĩa để làm điều đó – những tỷ phú tự thân này đã từng làm việc cho họ.

Câu hỏi đó thực chất vẫn luôn thường trực trong tâm trí của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay – những nhà quản lý thông minh, giàu kinh nghiệm và thành đạt đang chứng kiến doanh nghiệp của mình bị những thay đổi quá nhanh chóng trong môi trường kinh doanh đẩy tới giới hạn. Trong môi trường đó, toàn bộ nền tảng cơ bản về cách thức xây dựng và duy trì giá trị đều ở trong trạng thái không ngừng thay đổi: Điều gì làm nên quy mô hợp lý? Đối thủ cạnh tranh của chúng ta là ai? Khách hàng của chúng ta là ai? Họ cần gì? Ai đang sở hữu cái gì? Rủi ro nằm ở đâu? Trong một cuộc khảo sát các Giám đốc Điều hành do PwC11 tiến hành gần đây, hơn một nửa số người trả lời dự đoán rằng họ sẽ cần thay đổi từng phần hoặc toàn bộ chiến lược của mình trong vài năm tới. Gần 70% trong số đó nói rằng vấn đề họ lo lắng là tài năng, và 25% đã không theo đuổi một cơ hội rõ ràng nào trong năm qua vì họ tin rằng mình không đủ tài năng để tận dụng nó.12Rất nhiều tỷ phú tự thân đã từng nắm giữ vị trí quản lý trong các công ty có quy mô từ trung bình đến lớn trước khi bắt đầu thành lập công ty riêng. Thực tế đó cho thấy những người trả lời khảo sát có thể đã nhận định sai về vấn đề này. Họ có tài năng nhưng không dành thời gian để xác định hoặc nuôi dưỡng nó.

Tổng hợp các kết quả điều tra, nghiên cứu này cho thấy rõ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không biết chắc mình sẽ đối phó như thế nào với thách thức phải liên tục tạo ra giá trị trong môi trường kinh doanh như hiện nay. Trong suốt sự nghiệp của mình, những nhà lãnh đạo này đã rất cẩn trọng nuôi dưỡng và khuyến khích các nhà quản lý phát triển óc suy xét sáng suốt của mình, tức khả năng nhìn nhận thế giới một cách khách quan và đưa ra những quyết định chiến lược khôn ngoan dựa trên thực tế. Năng lực phán xét này mang lại hiệu quả cao nhất khi luật chơi đã rõ ràng và mọi biến số đều có thể lường trước. Nhưng bạn sẽ làm gì trong một thế giới không ngừng thay đổi với các biến số không thể định trước?

Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi đã quyết định quan sát kỹ hơn các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đang phát triển rực rỡ trong kỷ nguyên của những thay đổi không ngừng. Bất chấp thách thức của thời đại, bất chấp sự thiếu tương xứng hiển nhiên giữa kỹ năng sẵn có và cơ hội lớn lao, vẫn có một nhóm người tạo ra giá trị với tốc độ và quy mô bùng nổ – họ là các tỷ phú đã tự thân lập nghiệp. Chúng tôi định nghĩa tỷ phú tự thân là những cá nhân có tài sản trên 1 tỷ đô-la từ hoạt động kinh doanh; kể cả những người được thừa kế một số nguồn lực tài chính hoặc một doanh nghiệp hiện hữu nhưng đã mở rộng giá trị nguồn lực đó lên gấp 100 lần hoặc hơn.

Năm 2012, có hơn 800 tỷ phú tự thân trên toàn thế giới, chiếm tới hơn 2/3 số tỷ phú trên toàn cầu.13 Xét trên tổng thể, tài sản của họ còn tăng trưởng nhanh hơn toàn bộ nền kinh tế thế giới, tăng gấp ba lần từ 2% lên đến 7% GDP toàn cầu trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 2012.

Tại sao chúng tôi lại tập trung vào các tỷ phú tự thân? Bởi việc tạo ra giá trị hàng tỷ đô-la hoặc hơn thế quả thực là một kỳ tích đáng nể. Nếu bạn làm việc chăm chỉ và có tính kỷ luật, có thể bạn sẽ trở thành một kế toán hay luật sư xuất sắc. Nhiều năm cống hiến cùng một chút may mắn có thể sẽ đưa bạn lên vị trí thành viên hợp danh của PwC hay một công ty luật trứ danh nào đó, hoặc trở thành quản lý cấp cao của một công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Cứ nỗ lực theo cách đó, bạn sẽ có cơ hội sở hữu nhiều triệu đô-la, nhưng cơ hội trở thành tỷ phú thì vẫn gần như bằng không. Có những con đường chắc chắn sẽ dẫn bạn tới sự giàu có, nhưng để trở nên cực kỳ giàu có thì không có con đường nào định sẵn. Các tỷ phú phải làm được điều thực sự khác biệt để sự giàu có của họ không ngừng gia tăng. May mắn cũng đóng một vai trò nhất định, nhưng vận may sẽ chỉ biến một ý tưởng trị giá triệu đô thành một triệu đô tương ứng. Trở thành tỷ phú đòi hỏi vận may và hơn thế nữa.

Các tỷ phú tự thân gây dựng cơ đồ trong thế giới của những biến thiên không ngừng nghỉ. Dietrich Mateschitz, nhà sáng lập Red Bull, là một ví dụ. Ông đã cống hiến hết mình cho một loại thức uống mà ngay cả những người nghiện nó nhất cũng đồng ý rằng nó có vị giống như si-rô ho. Hay như Sara Blakely, cựu diễn viên hài độc thoại14/nhân viên bán máy fax, đã trở thành tỷ phú nhờ khao khát giải quyết rắc rối muôn thuở của phụ nữ là chiếc quần bó trong luôn thò ra khỏi gấu quần ngoài. Spanx, công ty dệt kim do Sara sáng lập để làm ra sản phẩm mà cô mong muốn, đã nhận được những lời khen tặng từ Oprah Winfrey. Sự tăng trưởng bùng nổ của nó diễn ra trong thời kỳ mà những gã khổng lồ dệt kim phải chứng kiến doanh thu của họ lao dốc không phanh. Hay Joe Mansueto, nhà sáng lập trầm lặng của Morningstar. Ở tuổi 23, anh đã buộc phải đọc qua hàng tá các bản cáo bạch của các quỹ đầu tư tương hỗ để có thể quản lý danh mục đầu tư cá nhân nhỏ bé của mình. Bị bao vây bởi hàng đống tài liệu, anh đã nghĩ: “Trời, mình có thể lập một doanh nghiệp để làm việc này luôn ấy.” Mateschitz, Blakely, Mansueto và hàng trăm người khác chính là những người đã sáng lập nên những doanh nghiệp đang tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới hiện nay.

Khi quan sát các tỷ phú tự thân lập nghiệp kỹ lưỡng hơn, chúng tôi thấy rằng óc suy xét sáng suốt là phẩm chất mà tất cả họ đều sở hữu. Những con người đó luôn nhìn nhận thế giới một cách chân thực, đưa ra những lựa chọn khó khăn và đặt cược dựa trên những thực tế khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều khiến họ thật sự trở nên nổi bật là óc xét đoán của họ luôn đồng hành với một tầm nhìn sáng tạo khác biệt.

Nuôi dưỡng sự cân bằng giữa hai phẩm chất này là một nhiệm vụ đầy thử thách. Các kết quả nghiên cứu trong khoa học thần kinh cho rằng đối với hầu hết mọi người, óc xét đoán và trí tưởng tượng thường là hai cực trái ngược của một phổ trạng tâm thần (mental spectrum). Một người càng giỏi trong việc nhìn nhận sự việc như nó đang xảy ra (óc xét đoán) lại càng ít có khả năng nhìn nhận sự việc như nó có thể xảy ra (trí tưởng tượng).15 Thế nhưng bằng cách nào đó, các tỷ phú tự thân đã vô hiệu hóa được hai cực của phổ trạng tinh thần, nơi óc xét đoán và trí tưởng tượng luôn được đặt ở hai phía trái ngược nhau.

Những cách thức và thói quen mà chúng tôi cho là chìa khóa giúp họ đạt được sự cân bằng đó chính là nội dung cốt lõi của cuốn sách này. Chúng sẽ gợi ý những bài tập thực hành mà các tổ chức cũng như cá nhân có thể ứng dụng để nâng cao khả năng sáng tạo ra giá trị của mình.

Vậy đâu là nguồn gốc của hiệu ứng tỷ phú tự thân? Điều gì giúp họ tạo ra giá trị lớn lao đến vậy? Làm thế nào họ thoát khỏi sự đánh đổi hiển nhiên giữa óc xét đoán và trí tưởng tượng? Những kỹ năng, thói quen, kinh nghiệm sống hay tài năng nào đã giúp họ vượt lên trên số đông? Và quan trọng nhất, những hiểu biết này dạy cho chúng ta điều gì về những nhân tài mà chúng ta, với tư cách là nhà điều hành, cần tìm kiếm và nuôi dưỡng để tổ chức của mình tiếp tục phát triển trong những thời kỳ khó khăn?

Chúng tôi sẽ bắt đầu trả lời những câu hỏi trên ngay trong Chương 1 của cuốn sách này. Chương này, chúng tôi sẽ trình bày những phát hiện cơ bản nhất của mình về những yếu tố khiến các tỷ phú tự thân khác biệt so với các nhà điều hành doanh nghiệp khác. Phát hiện này không chỉ khiến chúng tôi kinh ngạc mà còn thay đổi cả cách suy nghĩ của chúng tôi về những người có tài trong quản lý cũng như những điều chúng tôi cần tìm kiếm ở những tài năng mà chúng tôi có và nuôi dưỡng họ trong tổ chức kinh doanh của mình.

***

Đánh giá

Bí Quyết Của Các Tỷ Phú Tự Thân Lập Nghiệp là một cuốn sách thú vị và bổ ích, cung cấp cái nhìn sâu sắc về những kỹ năng và thói quen giúp các tỷ phú tự thân thành công. Tác giả John Sviokla và Mitch Cohen đã dành nhiều năm nghiên cứu các tỷ phú tự thân và rút ra một số phát hiện quan trọng.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc xác định hai phẩm chất quan trọng nhất mà các tỷ phú tự thân sở hữu: óc suy xét sáng suốt và tầm nhìn sáng tạo. Ôc suy xét sáng suốt giúp họ nhìn nhận thế giới một cách khách quan và đưa ra những lựa chọn khó khăn. Tầm nhìn sáng tạo giúp họ hình dung ra những điều mới mẻ và khác biệt.

Sviokla và Cohen lập luận rằng, đối với hầu hết mọi người, óc suy xét sáng suốt và tầm nhìn sáng tạo là hai cực trái ngược của một phổ trạng tâm thần. Một người càng giỏi trong việc nhìn nhận sự việc như nó đang xảy ra lại càng ít có khả năng nhìn nhận sự việc như nó có thể xảy ra. Tuy nhiên, các tỷ phú tự thân đã có thể đạt được sự cân bằng giữa hai phẩm chất này.

Cuốn sách tiếp tục khám phá các yếu tố cụ thể giúp các tỷ phú tự thân đạt được sự cân bằng này. Các tác giả đề cập đến một số kỹ năng và thói quen quan trọng, bao gồm:

  • Khả năng đặt câu hỏi: Các tỷ phú tự thân không ngại đặt câu hỏi về những điều hiển nhiên. Họ luôn tìm kiếm những góc nhìn mới và thách thức những giả định hiện có.
  • Khả năng suy nghĩ hệ thống: Các tỷ phú tự thân có thể nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Họ có thể hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau và cách chúng tác động lẫn nhau.
  • Khả năng chấp nhận rủi ro: Các tỷ phú tự thân sẵn sàng chấp nhận rủi ro để theo đuổi tầm nhìn của họ. Họ biết rằng thành công đòi hỏi sự mạo hiểm.
  • Khả năng học hỏi và thích ứng: Các tỷ phú tự thân luôn học hỏi những điều mới. Họ biết rằng thế giới luôn thay đổi và họ cần phải thích ứng với những thay đổi đó.

Cuối cùng, cuốn sách kết luận bằng việc thảo luận về những ứng dụng thực tế của những phát hiện của tác giả. Sviokla và Cohen đề xuất một số cách thức mà các tổ chức và cá nhân có thể sử dụng để phát triển các kỹ năng và thói quen giúp họ đạt được thành công.

Bí Quyết Của Các Tỷ Phú Tự Thân Lập Nghiệp là một cuốn sách đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến việc phát triển bản thân và đạt được thành công. Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay.

Một số điểm nổi bật của cuốn sách:

  • Cuốn sách cung cấp cái nhìn sâu sắc về những kỹ năng và thói quen giúp các tỷ phú tự thân thành công.
  • Các tác giả đã dành nhiều năm nghiên cứu các tỷ phú tự thân và rút ra một số phát hiện quan trọng.
  • Cuốn sách cung cấp nhiều ví dụ thực tế về cách các tỷ phú tự thân đã áp dụng các kỹ năng và thói quen của họ.
  • Cuốn sách có thể được áp dụng cho các tổ chức và cá nhân ở mọi cấp độ.
Mời các bạn mượn đọc sách Bí Quyết Của Các Tỷ Phú Tự Thân Lập Nghiệp của tác giả John Sviokla & Mitch Cohen.

Giá bìa 89.000

Giá bán

71.000

Giá bìa 89.000

Giá bán

71.000