DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh của tác giả Khái Hưng & Nhất Linh.

Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh gồm có:
  • Bóng người trong sương mù
  • Cái Tẩy
  • Câu Chuyện Mơ Trong Giấc Mộng
  • Chết dở
  • Đầu Đường Xó Chợ
  • Giấc mộng từ lâm
  • Giết Chồng, Báo Thù Chồng
  • Hai chị em
  • Lan Rừng
  • Lòng tử tế
  • Mười Năm Qua
  • Nắng Mới Trong Rừng Khuya
  • Nghèo
  • Người quay tơ
  • Nô lệ
  • Nước Chảy Đôi Dòng
  • Tháng Ngày Qua
  • Thế rồi một buổi chiều
  • Đoạn Tuyệt
  • Bướm Trắng
  • Anh phải sống
  • Dưới bóng hoa anh đào
  • Gánh Hàng Hoa
  • Đời Mưa Gió
***

Tóm tắt

Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển tác phẩm của hai nhà văn nổi tiếng của Tự Lực Văn Đoàn. Tập tuyển gồm 16 truyện ngắn và tiểu thuyết, được viết trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1945.

Các tác phẩm trong tập tuyển phản ánh một cách chân thực những vấn đề của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, đặc biệt là vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, và những vấn đề xã hội, chính trị.

Review

Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị về mặt văn học và xã hội. Các tác phẩm trong tập tuyển được viết theo lối văn xuôi trữ tình, trau chuốt, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ của các tác phẩm giản dị, gần gũi, dễ hiểu, nhưng cũng không kém phần tinh tế, gợi cảm.

Các nhân vật trong các tác phẩm được xây dựng thành công, mang đậm tính nhân văn. Các tác phẩm đã thể hiện được những nỗi đau, những bi kịch của con người trong xã hội cũ.

Một số điểm nổi bật của tập tuyển

  • Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị về mặt văn học và xã hội.
  • Các tác phẩm trong tập tuyển được viết theo lối văn xuôi trữ tình, trau chuốt, giàu cảm xúc.
  • Ngôn ngữ của các tác phẩm giản dị, gần gũi, dễ hiểu, nhưng cũng không kém phần tinh tế, gợi cảm.
  • Các nhân vật trong các tác phẩm được xây dựng thành công, mang đậm tính nhân văn.

Một số nhận xét của độc giả về tập tuyển

  • "Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị văn học và xã hội sâu sắc. Các tác phẩm trong tập tuyển đã phản ánh một cách chân thực những vấn đề của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20." 
  • "Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị văn học và nghệ thuật cao. Các tác phẩm trong tập tuyển được viết theo lối văn xuôi trữ tình, trau chuốt, giàu cảm xúc." 
  • "Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị nhân đạo sâu sắc. Các tác phẩm trong tập tuyển đã thể hiện được những nỗi đau, những bi kịch của con người trong xã hội cũ." 

Một số tác phẩm tiêu biểu trong tập tuyển

  • Đoạn Tuyệt là một tiểu thuyết xã hội, được viết bởi Nhất Linh và xuất bản năm 1934. Tác phẩm kể về câu chuyện của một gia đình trí thức trong xã hội phong kiến. Gia đình này gặp phải nhiều biến cố, dẫn đến sự tan vỡ.

  • Nắng Mới Trong Rừng Khuya là một tiểu thuyết xã hội, được viết bởi Nhất Linh và xuất bản năm 1937. Tác phẩm kể về câu chuyện của một người phụ nữ trẻ, có tư tưởng tiến bộ, đã đấu tranh để giải phóng bản thân khỏi những hủ tục lạc hậu của xã hội cũ.

  • Bướm Trắng là một tiểu thuyết tâm lý, được viết bởi Nhất Linh và xuất bản năm 1938. Tác phẩm kể về câu chuyện của một cô gái trẻ, có tình yêu trong sáng, nhưng đã phải chịu nhiều đau khổ vì những rào cản của xã hội.

Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh là một tập tuyển có giá trị văn học và xã hội sâu sắc. Các tác phẩm trong tập tuyển đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

***

Khái Hưng & Nhất Linh đã được dư luận các nhà phê bình và dư luận độc giả coi như hai tác giả lớn nhất của nền văn chương Việt Nam, Nhất Linh may mắn hơn Khái Hưng, ông còn sống sót sau những trận tấn công của Việt minh nhằm tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân đảng nên đường văn nghiệp của ông dài hơn, những tác phẩm cuối cùng của Khái Hưng viết năm 1945, 1946 chỉ vỏn vẹn có 9 truyện ngắn: Bóng Giai Nhân, Lời Nguyền, Hổ, Tây Sông Nhà, Quan Công Sứ, Nhung, Khói Hương, Người Anh Hùng, Tiếng Người Xưa và 3 Vở kịch: Câu Chuyện Văn Chương, Khúc Tiêu Ai Oán, Dưới Ánh Trăng. Ngược lại những tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh thật dài, dài hơn cả những truyện dài nhất của Tự Lực Văn Ðoàn: Xóm Cầu Mới, Giòng Sông Thanh Thủy.
     Nhất Linh viết văn từ lúc mới hai mươi tuổi nhưng không thành công, các tác phẩm đầu tay của ông như Nho Phong 1924, Người Quay Tơ 1927 chịu ảnh hưởng của Nho giáo, câu văn nhiều sáo ngữ, nói chung hầu như không được ai biết tới. Ðường văn nghiệp của ông thực sự được thành hình và được coi là có nghệ thuật cao từ khi ông ở Pháp về, làm báo và viết truyện ngắn. Những năm đầu thập niên 30 Nhất Linh đã viết được nhiều truyện ngắn, có một số rất đặc sắc như Tháng Ngày Qua, Bóng Người Trên Sương Mù, Nước Chảy Ðôi Giòng, Ðầu Ðường Xó Chợ . . sau này in chung với Khái Hưng trong Anh Phải Sống . Tháng Ngày Qua, Nước Chảy Ðôi Giòng là những đoản thiên lãng mạn tuyệt vời của Nhất Linh cũng như của nền văn chương Việt Nam.
     Tự Lực Văn Ðoàn được thành lập vào năm 1933 gồm có bẩy người viết như đã nói trong phần tiểu sử, nhưng trên thực tế chỉ có Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam là sáng tác nhiều và được biết tới nhiều nhất. Nhất Linh là người thành lập và đứng đầu văn đoàn, tôn chỉ của văn đoàn gồm mười điểm nguyên văn như sau (Theo Ông Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, cuốn 3):
     1- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có giá trị văn chương thôi: mục đích là để làm giầu thêm văn sản trong nước.
     2- Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hay hơn lên.
     3- Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
     4- Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam. 
     5- Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có giá trị phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
     6- Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân . Không có tính cách trưởng giả quí phái.
     7- Trọng tự do cá nhân.
     8- Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
     9- Ðem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
     10- Theo một trong 9 điều này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
     Ngoài hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay văn đoàn đã thành lập được một nhà xuất bản lấy tên là Ðời Nay để ấn hành tiểu thuyết, truyện ngắn của họ. Tác phẩm đầu tay của Khái Hưng Hồn Bướm Mơ Tiên, viết năm 1933 cũng là truyện đầu tiên của Tự Lực Văn Ðoàn thành công rực rỡ ngay, theo dư luận chung nay vẫn được coi là tác phẩm tuyệt vời nhất. Năm sau, 1934 Nhất Linh viết Nắng Thu, tác phẩm đầu tiên của ông viết cho Tự Lực Văn Ðoàn, không thành công, ông Phạm Thế Ngũ chỉ trích là “nghệ thuật kém cỏi”. Truyện một cậu học sinh về quê nghỉ hè, yêu một cô gái câm xinh đẹp, con nuôi của bà mợ ruột, cô bị gia đình bà mợ ruột đối xử tệ rồi đuổi đi. Mấy nămsau cậu học sinh gặp lại cô gái ấy và đưa nàng về Hà Nội. Một truyện tình cảm xã hội giả tạo và nhạt nhẽo, nó cũng chẳng nói lên được gì cả, có lẽ đây là một truyện non kém nhất của tác giả.
     Mãi đến năm 1935, hai năm sau sự thành công của Khái Hưng, Nhất Linh mới có được địa vị vững chắc khi ông hoàn thành Ðoạn Tuyệt, một truyện dài gần ba trăm trang đã được nhắc tới nhiều nhất. Tên tuổi của Nhất Linh như gắn liền với tác phẩm, nó đã làm sống lại cả một xã hội hủ lậu, hà khắc của một thới phong kiến đã qua, đó là tấn thảm kịch đầy nước mắt của một người phụ nữ tân thời vùng lên chống lại sự áp bức của nền luân lý cổ. Ðoạn Tuyệt đã đánh dấu một bước tiến dài của nền văn chương Việt Nam, nó cũng đánh dấu một khúc quành trong công cuộc cải cách xã hội và đấu tranh cho tự do, nhân phẩm cũng như quyền sống của con người chống lại một chế độ hủ lậu hà khắc, tàn dư của phong kiến đã một thời tác yêu tác quái tại xã hội Việt Nam chúng ta.
     Truyện cũng đã bị búa rìu dư luận chỉ trích một thời, Ông Phạm Thế Ngũ cho rằng các nhân vật của tác phẩm như bà Án, cậu ấm Thân, cô Loan . . .chỉ là những nhân vật nộm, có người cho ông là quá khích chống lại tất cả nền tảng xã hội cũ, nhiều nhà văn ở thập niên 60, 70 . .chỉ trích lối tiểu thuyết luận đề giả tạo của Ðoạn Tuyệt. Mặc dầu nhân vật do ông nặn ra nhưng nó cũng đã phản ảnh được khá đầy đủ thực trạng xã hội thời ấy, một xã hội quá hủ lậu, phản văn minh, phản tiến bộ đã kìm kẹp đất nước ta trong vòng lạc hậu. Hồi thập niên 30, 40 . . . nó đã là sách gối đầu giường của giới phụ nữ thời ấy, sự kiện chứng tỏ người ta đã muốn cởi bỏ cái ách nô lệ của nền tảng gia đình cũ kỹ tự mấy ngàn năm, mặc nhiên chúng ta phải công nhận nó có giá trị hiện thực xã hội. Trên thực tế, những nhà văn đã chỉ trích tác phẩm là giả tạo nhưng lại ít thấy ai viết được hơn thế.
     Ðoạn Tuyệt đã đóng góp lớn lao cả về hai phương diện văn chương và cải cách xã hội, được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, Ðoạn Tuyệt vẫn sống và sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc.
     Năm 1936, Nhất Linh viết Lạnh Lùng, đây cũng là một tác phẩm thành công, truyện một goá phụ trẻ đẹp, có con nhỏ, yêu một anh thầy giáo, họ lén lút sống với nhau. Chàng và nàng đã định trốn đi xây tổ uyên ương vì sợ gia đình không cho phép lấy nhau. Nàng về nhà thú thực với mẹ và xin cụ tác hợp cho đôi trẻ nhưng bà không thuận, bắt nàng phải thủ tiết thờ chồng để giữ tiếng thơm cho hai ho. Nàng định cùng người yêu trốn đi nhưng lại thôi vì thương mẹ quá, nàng vẫn lén lút gặp người yêu và vẫn phải ở giá thủ tiết thờ chồng.
     Lạnh Lùng, một truyện tình bi thảm của Nhất Linh, nó cũng là một tiểu thuyết luận đề như Ðoạn Tuyệt và đã đóng góp cả về phương diện văn chương cũng như cải cách xã hội nước nhà, bố cục gọn gàng, sáng sủa, tình tiết lãng mạn, cảm động đầy nước mắt, tác giả đã vô cùng khéo léo phơi bầy cho chúng ta thấy một cách thấm thía bộ mặt trái tàn nhẫn của nền luân lý cổ, nó lạnh lùng như gió heo may trước hạnh phúc của con người. Sắc đẹp, hạnh phúc của người góa phụ chỉ là sự vô nghĩa trước danh giá thủ tiết thờ chồng, một hư danh hão huyền mà nền luân lý hủ lậu đã bắt nàng phải chấp nhận.
     Năm 1937 Nhất Linh viết Ðôi Bạn, tiểu thuyết xã hội, lãng mạn, dài bằng Ðoạn Tuyệt, nhẹ nhàng, tế nhị, đã được dư luận chung coi như hay nhất trong văn nghiệp của ông. Bố cục có phần lỏng lẻo, rời rạc song ý nghĩa sâu sắc hơn Ðoạn Tuyệt, Lạnh Lùng. Ðôi Bạn diễn lại những tấn bi kịch xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc với những thanh niên thoát ly gia đình, vượt biên giới sang Tầu dấn thân vào cuộc đời gió bụi làm cách mạng, những cảnh đời bi thảm lồng trong những mối tình lãng mạn, éo le, ngang trái, vấn đề giai cấp, bất công xã hội . . . Hành văn chau chuốt, nhẹ nhàng, bi thảm đã tả chân hiện thực một giai đoạn lịch sử cận đại nước nhà với những thành kiến hủ lậu, độc đoán đã trói buộc cả một lớp thế hệ thanh niên. Dũng một thanh niên con quan, nhưng khác với anh em trong nhà, chàng có tư tưởng cấp tiến, xấu hổ vì giai cấp quan lại của mình, bạn bè chàng toàn là những người nghèo khó, nhiều người dấn thân làm cách mạng. Dũng yêu Loan, cô gái nghèo hàng xóm, biết là gia đình sẽ không cho lấy nhưng vẫn cứ yêu, gia đình ép Dũng lấy một tiểu thư xinh đẹp con một ông quan to, Dũng không chấp nhận sự gò ép, chàng phản đối tiêu cực, lẳng lặng cùng một người bạn thân trốn sang Tầu dấn thân vào cuộc đời cách mệnh.
     Ðôi Bạn cũng có thể coi là cuốn tiểu thuyết luận đề, một tác phẩm cách mạng dấn thân với hình ảnh hiên ngang hào hùng của những chàng thanh niên yêu nước như Thái, Tạo . . . thoát ly gia đình để bước vào cuộc đời gió bụi làm cách mạng, và hình ảnh của một chàng yêu nước lãng mạn như Dũng. Ðôi Bạn là một trong những truyện tình lãng mạn tuyệt diệu nhất trong văn chương Việt nam, những kẻ chỉ yêu nhau bằng ánh mắt và những lời bóng gió đẹp như thơ.
Hai Buổi Chiều Vàng, viết 1937 là một truyện tình tuyệt vọng ngắn ngủi chừng 50 trang. Một chàng sinh viên yêu một cô gái hàng xóm nhà nghèo, giúp đỡ cô em rất nhiều nhưng cô lại không lấy chàng, đi lấy một anh giáo nghèo, anh này sau bị bắt vì tội chính trị. Chàng sinh viên mở văn phòng dịch vụ lo cho chồng nàng được tha về, khi hai vợ chồng nàng xum họp chàng ta đau khổ vì không được gần cô ta nữa. Tên truyện rất hay nhưng nội dung cao thượng quá đến độ giả tạo, một anh sinh viên có trình độ mê mệt một cô hàng xóm, mê như điên dại, cô đã ván đóng thuyền rồi nhưng chàng vẫn mê mệt, chồng bị bắt, chàng bỏ cả học lo cho vợ chồng cô xum họp . . hy sinh quá nhiều mà chẳng được tý gì cả! ! nội dung vẫn lý tưởng xa vời như các truyện trước.
     Thế Rồi Một Buổi Chiều viết 1937, một truyện tình ngắn hơn Hai Buổi Chiều Vàng, nhưng lần đầu tiên Nhất Linh lại viết kết thúc happy-end khác hẳn những truyện trước. Dũng tham gia cách mạng bị mật thám rượt chạy vào một chùa sư nữ, sư bà và sư cô che chở chàng, ni cô là người trước đây đã thất vọng vì tình yêu, nương nhờ cửa Phật đã mấy năm, nay cô lại hồi xuân! ni cô có cảm tình với Dũng, giữ chàng ở lại ít ngày và thế rồi một buổi chiều chàng và nàng bỏ chùa trốn đi, đi xa chốn hư không tịch mịch theo tiếng gọi của đời tục lụy, đời ái ân. Ðề tài giống hệt như Hồn Bướm Mơ Tiên nhưng kết thúc lại khác hẳn, nghệ thuật của nó quá thua kém so với Hồn Bướm Mơ Tiên. Thế Rồi Một Buổi Chiều, tên truyện thật hay nhưng nội dung chỉ là một truyện tình giả tạo, tâm lý nhân vật hời hợt, truyện có thể khiến độc giả tưởng rằng những người đi tu chỉ là thất tình, chán đời! 
     Năm 1939 Nhất Linh viết Bướm Trắng, dài bằng Ðôi Bạn, Ðoạn Tuyệt. Năm 1960 Hội Bút Việt ở Sài Gòn đã cho dịch ra tiếng Anh Và Tiếng Pháp để phổ biến trên thế giới. Trương một sinh viên Luật mắc bệnh lao sắp chết, chàng về quê bán hết ruộng đất thừa hưởng của cha mẹ để tận hưởng mọi thú vui cho chán chường, để khi chết không còn gì tiếc nhớ cuộc đời nữa, chàng mê mệt cô Thu, em người bạn nhưng cuộc tình không đi đến đâu. Trương ăn chơi hoang đàng đến nỗi hết tiền, xin làm cho một hãng tư ở Hải Phòng, đi làm được ít ngày chàng thụt két, vào tù, khi ra tù bạn bè xa lánh. Tự nhiên lại hết bệnh không chết, Trương về quê lấy vợ.
     Bướm Trắng là cuốn tiểu thuyết tâm lý cho thấy Nhất Linh đã chuyển hướng sang đề tài và lối viết hoàn toàn mới lạ. Truyện đã được một số dư luận phê bình khen có giá trị về tâm lý song không được độc giả chú ý mấy. Ðoạn Tuyệt, Lạnh Lùng là hai tác phẩm luận đề được dư luận chung ca ngợi, tình tiết cảm động, nội dung hiện thực mang nhiều ý nghĩa cải cách xã hội, mấy năm sau, 1939 Nhất Linh chuyển hướng từ tiểu thuyết luận đề (roman à thèse) sang lãnh vực tâm lý, nhưng không thành công gì cho lắm nhất là ở đây, Bướm Trắng. Nó chỉ được vài nhà phê bình khen hay song rất ít người đọc. Nếu so sánh với Cái Chết Của Ivan Ilyitch (La Mort d’Ivan Ilyitch), một truyện ngắn của Tolstoi về tâm lý một người sắp chết, ta sẽ thấy tâm lý Ivan sâu sắc chừng nào, tâm lý Trương hời hợt chừng nấy.
     Cốt truyện Bướm Trắng giả tạo, mối tình Trương -Thu nhạt nhẽo, nội dung phản khoa học ở chỗ một người bị ho lao đến thời kỳ cuối cùng, sắp chết thì bỗng dưng hết bệnh! Kỹ thuật mô tả tâm lý nhân vật bắt chiếc Dostoievsky một cách vụng về. Tác giả cũng dựng lên một nhân vật Trương điên điên, khùng khùng theo kiểu các nhân vật chính trong các truyện của Dostoievsky như Người Chồng Vĩnh Cửu, Thằng Ngốc, Tội Ác Hình Phạt . . Một nhân vật Trương trí thức, mất hết tư cách, trụy lạc, thụt két vào tù, bệ rạc đến độ hết tiền phải đi ăn xin một cô gái làng chơi mấy đồng mấy hào đã cho thấy hình ảnh một con người căn bã xã hội làm mất hết cảm tình của người đọc. Nhìn chung Bướm Trắng là một tác phẩm đua đòi bắt chước Tây Phương một cách vụng về, giả tạo, đây là tác phẩm thất bại của Nhất Linh .
     Truyện kéo lại được phần nào nhờ kết luận xây dựng, có hậu khi Trương về quê tìm thấy hạnh phúc ở Nhan, y như Pierre cuối cùng tìm thấy hạnh phúc ở Natacha trong tác phẩm vĩ đại Chiến Tranh Và Hòa Bình (War and Peace) của Leon Tolstoi vậy.
     Trong thời kỳ sáng tác cho Tự Lực Văn Ðoàn, Nhất Linh đã viết chung với Khái Hưng một số truyện như: Gánh hàng Hoa, tiểu thuyết, 1934, Ðời Mưa Gió, tiểu thuyết, 1934, Dưới Bóng Hoa Ðào, truyện ngắn in trong Anh Phải Sống 1937. Sáng tác văn nghệ chung là một lối viết kỳ lạ trong nước cũng như trên thế giới không thấy ai viết văn theo kiểu hợp tác như vậy. Theo ông Nguyễn Vỹ, người đã gặp Nhất linh ở Sài Gòn năm 1952, Nhất Linh thường đưa bản thảo cho Khái Hưng sửa chữa, cuốn nào sửa ít vẫn để tên Nhất Linh, cuốn nào sửa nhiều đề tên chung Khái Hưng –Nhất Linh, cũng có cuốn sửa nhiều mà vẫn đề tên Nhất Linh (Nguyễn Vỹ- bài Khái Hưng và Nhất Linh trong cuốn Khái Hưng, Kỷ Vật Cuối Cùng, nhà xuất bản Phượng Hoàng 1997. California). Ở đây chúng tôi không đề cập đến những tác phẩm viết chung này vì không biết ai là tác giả chính, ai là phụ? không biết là của ai cả? 
     Từ năm 1939 đến 1949 Nhất Linh dấn thân làm cách mạng, sự nghiệp không thành, năm 1949 vợ ông khuyên ông từ bỏ chính trị quay trở về nghề viết văn, ông bắt đầu viết trở lại năm 1949 tại Hồng Kông. Năm 1949, 1950 ông viết Thương Chồng, một tuyển tẩp truyện ngắn đặc sắc gồm 6 truyện:
     1- Thương Chồng .
     2- Hờn Dỗi.
     3- Bắn Vịt Trời .
     4- Búng Ruồi.
     5- Những Ngày Diễm Ảo.
     6- Bác Hòa Hàng Cơm.
     Chỉ riêng truyện Những Ngày Diễm Ảo là được giữ nguyên vẹn, còn năm truyện kia sau này lại được đưa vào Xóm cầu Mới. Truyện Bắn Vịt Trời, Búng Ruồi, Bác Hòa Hàng Cơm rất hay đã được đưa vào nguyên vẹn. Bắn Vịt Trời và Búng Ruồi được đổi tên thành Cậu Ấm Ði Bắn Vịt Trời, Ông Giáo Ðông Bắt Ruồi, Bác Hòa Hàng Cơm không đổi tên. Truyện Thương Chồng được đưa vào một nửa trên sau khi đã đổi tên nhân vật thành Mùi Ði Cân Gạo (Chương 16), truyện Hờn Dỗi, đổi tên nhân vật rồi đưa vào lấy tên Khói Bếp (Chương 24), thật là một lối sáng tác vá víu, truyện ở sách này lại đưa vào sách khác! rồi đổi tên nhân vật, tân trang đi một tí! không thấy ai làm như vậy cả! tác giả lại tự đạo văn của mình! 
     Truyện Xóm Cầu Mới được viết đi viết lại nhiều lần 1949, 1951, 1957. . .dài vào khoảng 600 trang, gồm 25 chương, mỗi chương là một truyện ngắn, các truyện ngắn có thể tự đứng riêng được, và khi hợp lại sẽ thành một truyện lớn. Lối viết này trong nước cũng như trên thế giới hình như không thấy ai viết, có lẽ Nhất Linh tự nghĩ ra ta tạm gọi là đa đoạn sách. Một trường thiên tiểu thuyết xã hội mô tả sinh hoạt những gia đình ở đầu một cái cầu gỗ cho đến khi cầu gẫy tại Xóm cầu Mới, một vùng có thật tại huyện Cẩm Giàng thuộc tỉnh Hải Dương, quê hương của tác giả. Nhất Linh đã làm sống lại cái xóm nghèo bên chiếc cầu cũ của những mảnh đời bèo giạt và những sinh hoạt tự nhiên của nó. Ðề tài của tác phẩm cũng giống như trong các truyện ngắn của Thạch Lam như Gió Ðầu Mùa (1937), Nắng Trong Vườn (1938), Sợi Tóc (1942), cũng một người trong gia đình Nguyễn Tường đã diễn tả quê hương mình với tinh thần nhân bản, tình thương. Xóm Cầu Mới có một số đặc tính như sau:
     - Ít được biết tới.
     - Lần đầu tiên trong văn nghiệp, Nhất linh viềt theo lối hài kịch, rất duyên dáng, dí dỏm.
     - Ông chú trọng rất nhiều về tả tâm lý nhân vật.
     - Có những đoạn tả tình táo bạo, lần đầu tiên “hỏa nó bốc ” trong văn nghiệp của ông !
     Toàn bộ gồm 25 chương tức 25 truyện, nhưng thực ra chỉ có vào khoảng một phần ba là có nghệ thuật cao, còn lại phần nhiều giá trị trung bình hoặc nhạt nhẽo, ý tưởng nghèo nàn nguyên do truyện đã kéo dài quá đến chỗ cạn khô nguồn cảm hứng, đó là tình trạng thừa, loãng mà những truyện trường giang đại hải như Chiến Tranh Và Hòa Bình, Anna Karenine . . . . thường mắc phải, mặc dù Nhất Linh có tham vọng viết dài hằng mấy nghìn trang, truyện vẫn còn dang dở, chưa hết (Le roman inachevé !), nhưng thực ra tác phẩm đã coi như kết thúc, chúng tôi không nghĩ ông có thể kéo dài thêm được vì đề tài, ý tưởng đã nghèo nàn khô cạn. Nói chung Xóm Cầu Mới cũng là một tác phẩm giá trị của nền văn chương Việt Nam, có chiều sâu tâm lý, hành văn chau chuốt hơn Giòng Sông Thanh Thủy, một truyện sau.
     Giòng Sông Thanh Thủy, viết năm 1960, 1961, môït truyện trường thiên nổi tiếng của Nhất Linh dài bằng Xóm Cầu Mới nhưng hay hơn và thực hơn. Với Giòng Sông Thanh Thuỷ, Nhất linh là một nhân chứng lịch sử, người đã chứng kiến giai đoạn khởi đầu của cuộc chiến tranh Quốc Cộng, một cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ. Có một số dư luận cho rằng nó thua kém các truyện xưa của cùng tác giả, nhưng cũng có nhiều người lại rất thích truyện này hơn, họ cho là thực hơn, đề tài hấp dẫn, lôi cuốn hơn.Thực ra cũng khó mà so sánh cuốn trường giang này với Ðôi Bạn, Ðoạn Tuyệt vì đề tài khác nhau, một bên xã hội, một đằng chính trị.
     Truyện dài khoảng 600 trang, được viết theo lối trilogy, Pháp gọi là trilogie, người Tầu gọi là tam đoạn sách, lối viết này ít thấy xuất hiện trên văn đàn thế giới thí dụ như Khói Lửa Kinh Thành của Lâm Ngữ Ðường, Con Ðường Ðau Khổ của Alexis Tolstoi. Tam đoạn sách gồm có ba phần bi kịch, có thể tự đứng riêng ra làm một truyện và họp lại thành một truyện lớn.
     Tam đoạn sách Giòng Sông Thanh Thủy gồm có ba đoạn hay truyện:
     1- Ba Người Bộ Hành, viết 1960, khoảng 250 trang, truyện một chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Ðảng được lệnh của hải Ngoại Bộ đi thủ tiêu hai cán bộ Việt Minh nằm vùng trong hàng ngũ quốc gia, lôi cuốn, rùng rợn, nhưng tác giả ở cương vị nhà lãnh tụ quốc gia đã phạm khuyết điểm phản tuyên truyền, chỉ cho thấy hình ảnh tàn bạo của Việt Quốc mà không cho thấy hành động tàn ác của việt Minh.
     2- Chi bộ Hai Người, viết 1960, 1961. Một đôi bạn, chàng Ngọc Việt quốc, nàng Thanh Việt Minh trá hình Việt Quốc để quyến rũ Ngọc. Ðối thoại nhiều, không hay bằng hai truyện đầu và cuối, nhiều đoạn loãng, giả tạo, lập trường chính trị lừng khừng, phản tuyên truyền nhất là ở cương vị một nhà lãnh tụ . 
     3- Vọng Quốc, viết 1961 là truyện hay nhất của toàn bộ Giòng Sông Thanh Thủy, ở đây Nhất Linh như đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, nội dung cảm động, lãng mạn tuyệt vời nhất trong văn nghiệp của ông lại pha không khí rùng rợn y như Godfather của Mario Puzo, người đọc thích thú truyện hơn cái không khí luận đề cũ vì thấy nó thực quá, y như đi theo tác giả, theo Ngọc, Thanh về Hà Giang vậy. Ngọc và Thanh liều thân vào chỗ chết để cứu mạng mấy chục đồng chí Việt Quốc khỏi cuộc tàn sát đẫm máu của Việt Minh, một kết thúc nhân bản tuyệt diệu tràn đầy tình yêu nhân loại đã khiến Giòng Sông Thanh Thủy thành một cuốn tiểu thuyết bất hủ của nền văn chương Việt Nam, sự thực tác phẩm là một tự truyện của chính Nhất Linh trong những ngày ông còn bôn ba hải ngoại tham dự vào cuộc chiến tranh gián điệïp tàn bạo ấy.
     Giòng Sông Thanh Thủy, một đề tài hoàn toàn mới lạ của Nhất Linh, sống thực, tàn bạo, xen lẫn tình yêu, hận thù . . .Giai đoạn khởi đầu của cuộc chiến tranh Quốc Cộng kéo dài mấy chục năm đằng đẵng đã được làm sống lại, một tác phẩm lớn và quan trọng của nền văn chương Việt Nam, cũng là một tài liệu lịch sử có giá trị.

Mời các bạn mượn đọc sách Tuyển Tập Khái Hưng - Nhất Linh của tác giả Khái Hưng & Nhất Linh.


Giá bìa 118.000

Giá bán

100.000

Giá bìa 118.000

Giá bán

100.000