DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thương Lượng Không Nhân Nhượng

Tác giả William Ury
Bộ sách
Thể loại Self Help - Khởi nghiệp
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 7949
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full William Ury Self Help Kỹ Năng
Nguồn waka.vn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Cho dù thích hay không, bạn vẫn là một nhà đàm phán. Đàm phán là thực tế của cuộc sống. Bạn đàm phán việc tăng lương với sếp. Bạn cố gắng thỏa thuận với một người về giá cả ngôi nhà của anh ấy. Hai vị luật sư đã nỗ lực giải quyết vụ án phát sinh từ vụ tai nạn ô tô. Một nhóm các công ty dầu lửa lên kế hoạch thành lập công ty liên doanh khai thác dầu ngoài khơi. Một quan chức thành phố họp với lãnh đạo nghiệp đoàn để ngăn chặn cuộc bãi công. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cùng ngồi với người đồng cấp Liên Xô để tìm cách thỏa thuận về hạn chế vũ khí hạt nhân. Tất cả những việc này đều là đàm phán.

Hằng ngày, ai cũng đàm phán điều gì đó. Cũng giống như ngài Jourdain của Molière, người sung sướng nhận ra mình đã nói văn xuôi suốt cả cuộc đời, mọi người đàm phán ngay cả khi họ không nghĩ là mình đang làm vậy. Bạn đàm phán với vợ/chồng về việc đi đâu để ăn tối và thỏa thuận với con cái lúc nào thì tắt đèn đi ngủ. Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều bạn muốn từ người khác. Đây là quá trình trao đổi qua lại nhằm tiến tới thỏa thuận khi bạn và đối phương có cùng lợi ích hay mâu thuẫn quyền lợi với nhau.

Ngày càng có nhiều trường hợp đòi hỏi phải tiến hành đàm phán và tránh được xung đột là một kỹ nghệ phát triển. Mọi người đều muốn tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng đến họ; chẳng mấy ai chịu chấp nhận quyết định do người khác đưa ra. Không ai giống ai và con người dùng đàm phán để giải quyết sự bất đồng. Dù trong doanh nghiệp, chính phủ hay gia đình thì hầu hết mọi người đều ra quyết định thông qua đàm phán. Ngay cả khi ở tòa án, gần như người ta luôn đàm phán cách giải quyết trước khi xét xử.

Mặc dù đàm phán diễn ra hằng ngày, nhưng để làm tốt việc này thì lại thật không dễ. Các chiến lược đàm phán thường khiến mọi người thấy không hài lòng, kiệt sức, bị xa lánh – hoặc thường xuyên có cả ba cảm giác này.

Con người thường thấy bản thân rơi vào những tình thế khó xử. Họ có hai cách để đàm phán: Mềm dẻo hoặc cứng rắn. Những nhà đàm phán mềm dẻo thường muốn tránh xung đột cá nhân, vì vậy, họ sẵn sàng nhân nhượng để đạt được thỏa thuận. Những người này muốn tiến tới hòa giải; tuy vậy, rốt cuộc họ thường bị lợi dụng nên cảm thấy rất cay đắng. Những nhà đàm phán cứng rắn lại cho rằng mọi tình huống là sự thử thách ý chí, ở đó, bên nào có lập trường cực đoan hơn và giữ miếng lâu hơn sẽ có chiếm ưu thế. Họ muốn giành thắng lợi; tuy vậy, họ thường kết thúc cuộc đàm phán bằng việc tạo ra sự phản ứng không kém phần cứng rắn, gây cạn kiệt sức lực và phương hại tới mối quan hệ với phía bên kia. Các chiến lược đàm phán phổ biến khác nằm giữa loại chiến lược mềm dẻo và loại cứng rắn, nhưng mỗi chiến lược này thường hướng tới sự thỏa hiệp giữa việc đạt được điều bạn muốn và giữ hòa khí với mọi người.

Cách đàm phán thứ ba, không thiên về cứng rắn hay mềm dẻo, mà là vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc được xây dựng trong Dự án Kỹ năng đàm phán của Harvard nhằm giải quyết vấn đề trên cơ sở giá trị chứ không thông qua việc tập trung vào những gì mỗi bên nói sẽ làm hay không làm. Phương pháp này khuyên bạn nên tìm kiếm lợi ích chung bất cứ lúc nào có thể và khi có xung đột về lợi ích thì bạn nên yêu cầu kết quả phải dựa trên cơ sở một số tiêu chuẩn bình đẳng nhất định độc lập với ý chí của hai bên. Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc cứng rắn về giá trị nhưng mềm dẻo về vấn đề con người. Phương pháp này không dùng thủ đoạn và điệu bộ. Nó cho bạn biết cách đạt được điều bạn đáng được hưởng mà vẫn tỏ ra lịch thiệp. Nó cho phép bạn cư xử công bằng và bảo vệ bạn chống lại những kẻ nhăm nhe lợi dụng sự ngay thẳng của bạn.

Cuốn sách này bàn về phương pháp đàm phán trên nguyên tắc. Chương thứ nhất mô tả những vấn đề phát sinh trong việc áp dụng các chiến lược tiêu chuẩn của kiểu đàm phán quan điểm lập trường. Bốn chương tiếp theo trình bày bốn nguyên tắc của phương pháp đàm phán theo nguyên tắc. Ba chương cuối giải đáp những câu hỏi thường được nêu lên: Điều gì sẽ xảy ra nếu phía bên kia mạnh hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ không tuân thủ luật chơi? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ gian dối.

Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc có thể được nhà ngoại giao Hoa Kỳ sử dụng ở trong các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí với Liên Xô, khi các luật sư Phố Wall đại diện cho 500 công ty trên Tạp chí Fortune tranh tụng trong các vụ kiện chống độc quyền; và được các cặp vợ chồng dùng để quyết định mọi việc, từ việc đi nghỉ ở đâu cho đến phân chia tài sản như thế nào nếu họ ly dị. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Không có cuộc đàm phán nào giống nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của nó thì không thay đổi. Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc có thể được sử dụng để giải quyết một hay nhiều vấn đề; có hai hay nhiều bên tham gia; dù có trình tự được quy định như trường hợp đàm phán tập thể hay không được chuẩn bị trước trong đàm phán với không tặc. Phương pháp này được áp dụng cho dù phía bên kia có nhiều kinh nghiệm hơn hay ngược lại, dù họ là kẻ không khoan nhượng hay là người ôn hòa. Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc là một chiến lược áp dụng được cho mọi mục đích. Không giống với phần lớn các chiến lược khác, nếu phía bên kia cũng lĩnh hội được phương pháp này, nó sẽ trở nên dễ sử dụng hơn. Và nếu họ cũng đọc cuốn sách này thì tất cả đều có lợi.
***
Đừng bàn cãi về quan điểm

Dù là cuộc đàm phán về hợp đồng, cuộc tranh cãi trong gia đình hay thỏa thuận hòa bình giữa các quốc gia, thông thường người ta vẫn hay bàn cãi về vấn đề quan điểm. Mỗi bên đều có lập trường riêng, lập luận để bảo vệ nó và nhân nhượng nhằm đạt được thỏa hiệp. Ví dụ cổ điển về kiểu đàm phán này là cuộc mặc cả diễn ra giữa khách hàng và chủ cửa hàng đồ cũ:

Và cuộc mặc cả cứ thế tiếp tục. Có thể họ sẽ đạt được thỏa thuận nhưng cũng có thể không.

Mọi phương pháp đàm phán đều có thể được đánh giá công bằng qua ba tiêu chí: Phương pháp này phải mang lại thỏa thuận khôn ngoan nếu có thể, nó phải hiệu quả và cải thiện được hay chí ít thì cũng không làm phương hại đến mối quan hệ giữa hai bên. (Thỏa thuận khôn ngoan được định nghĩa là thỏa thuận đáp ứng quyền lợi hợp pháp của mỗi bên tới mức có thể, giải quyết được xung đột lợi ích hợp lý, lâu bền và có cân nhắc đến lợi ích cộng đồng.)

Hình thức đàm phán phổ biến nhất được minh họa bằng ví dụ trên, phụ thuộc vào việc thay phiên nhau đưa ra các lập trường – và sau đó lại từ bỏ các lập trường này.

Việc đưa ra các quan điểm, như người khách và chủ cửa hiệu trên, có tác dụng phục vụ cho một số mục đích hữu ích nhất định trong đàm phán. Nó cho phía bên kia biết bạn muốn gì; tạo ra điểm bấu víu trong tình huống không chắc chắn và căng thẳng; và cuối cùng đi đến các điều khoản trong một thỏa thuận có thể chấp nhận được. Nhưng có nhiều cách khác để đạt được. Việc mặc cả về lập trường không thỏa mãn các tiêu chí cơ bản để mang lại thỏa thuận khôn ngoan, hiệu quả và thân thiện.

TRANH CÃI VỀ QUAN ĐIỂM CHỈ MANG LẠI NHỮNG THỎA THUẬN THIẾU KHÔN NGOAN

Khi các nhà đàm phán mặc cả về quan điểm, họ thường tự giam mình trong những quan điểm này. Bạn càng làm rõ quan điểm của mình và bảo vệ nó khỏi bị tấn công thì bạn càng dính chặt vào nó. Bạn càng cố gắng thuyết phục phía bên kia rằng quan điểm ban đầu của bạn không thể thay đổi thì việc này càng khó có thể thực hiện được. Cái tôi của bạn trở nên đồng nhất với quan điểm của bạn. Bạn hiện có mối quan tâm mới về việc “giữ thể diện” – trong việc thống nhất giữa hành động ở tương lai với lập trường trong quá khứ – khiến khả năng đạt được thỏa thuận nào đó hòa hợp với lợi ích ban đầu của các bên một cách khôn ngoan ngày càng khó thực hiện.

Nguy cơ tranh cãi về vấn đề lập trường sẽ cản trở tiến trình đàm phán. Ví dụ điển hình là sự đổ vỡ cuộc đàm phán về việc cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện dưới thời Tổng thống John F. Kennedy. Vấn đề then chốt nảy sinh: Liên Xô và Hoa Kỳ nên được phép thực hiện bao nhiêu cuộc thanh tra tại hiện trường mỗi năm trên phạm vi lãnh thổ nước kia để điều tra những sự kiện chấn động đáng ngờ? Cuối cùng, Liên Xô đồng ý tiến hành ba cuộc điều tra. Hoa Kỳ lại khăng khăng yêu cầu không dưới mười cuộc. Do vậy, các cuộc đàm phán này đã thất bại – do tranh cãi về quan điểm – mặc dù không bên nào hiểu liệu một “cuộc điều tra” sẽ chỉ gồm có một người đi xem xét lòng vòng trong một ngày hay có một trăm người soi mói bừa bãi trong một tháng. Các bên hầu như không nỗ lực xây dựng quy trình điều tra có thể dung hòa được sự quan tâm thẩm tra của Hoa Kỳ với mong muốn của cả hai bên về sự xâm phạm tối thiểu.

Khi càng chú ý nhiều đến quan điểm thì người ta lại càng ít quan tâm đến việc đáp ứng những lo ngại cơ bản của các bên. Vì vậy, khó có thể tiến tới thỏa thuận dễ dàng. Các thỏa thuận đạt được lúc này chỉ phản ánh sự phân chia máy móc khoảng chênh lệch giữa những lập trường cuối cùng được đưa ra, chứ chưa phải là giải pháp được tính toán kỹ càng nhằm đáp ứng lợi ích hợp pháp của các bên. Kết quả đạt được thường là thỏa thuận ở mức thấp hơn so với mong muốn của hai bên.

TRANH CÃI VỀ QUAN ĐIỂM LÀ KHÔNG HIỆU QUẢ

Phương pháp đàm phán thông thường có thể mang lại thỏa thuận, như với trường hợp trả giá cho chiếc đĩa bằng đồng thau hoặc đi đến thất bại, như với trường hợp thống nhất số lượng cuộc điều tra tại hiện trường. Trong cả hai trường hợp, quá trình này đều mất nhiều thời gian.

Thương thuyết theo lập trường tạo ra động cơ trì hoãn giải quyết vấn đề. Trong khi tranh cãi về vấn đề quan điểm, bạn cố gắng cải thiện cơ hội đạt được thỏa thuận nào đó có lợi cho mình bằng việc bắt đầu đàm phán với lập trường cực đoan, giữ khư khư quan điểm này, lừa gạt đối phương rằng đó chính là quan điểm thực sự của bạn và chỉ nhân bộ chút ít để giữ cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra. Và đối phương cũng làm điều tương tự. Mỗi yếu tố này đều có xu hướng cản trở việc nhanh chóng đạt được cách giải quyết. Các quan điểm ban đầu càng cực đoan và sự nhân nhượng càng ít đi thì mất càng nhiều thời gian và công sức để nhận ra thỏa thuận có thể đạt được hay không.

Phương pháp đàm phán trên nguyên tắc cũng đòi hỏi phải có rất nhiều các quyết định riêng lẻ của từng cá nhân vì mỗi nhà thương thuyết quyết định đề nghị gì, bác bỏ gì và có thể nhân nhượng đến mức nào. Việc ra quyết định rất khó khăn và mất thời gian. Khi một quyết định không chỉ là việc phải nhượng bộ đối phương mà còn là sức ép buộc phải nhân nhượng hơn nữa, thì nhà thương thuyết hầu như không có động cơ để tiến nhanh hơn. Chậm chạp lề mề, đe dọa bỏ ra ngoài, cản trở và những chiến thuật khác tương tự đã trở nên cũ rích. Tất cả những chiến thuật này chỉ làm mất thêm thời gian và tiền bạc để tiến tới thỏa thuận cũng như tăng nguy cơ không đạt được thỏa thuận nào cả.

TRANH CÃI VỀ QUAN ĐIỂM LÀM HỎNG MỐI QUAN HỆ ĐANG TỐT ĐẸP

Việc tranh cãi về quan điểm sẽ trở thành cuộc đấu trí. Mỗi nhà thương thuyết xác nhận những gì anh ta sẽ làm và sẽ không làm. Nhiệm vụ cùng xây dựng giải pháp chung có xu hướng trở thành trận chiến. Mỗi bên đều cố gắng qua sức mạnh ý chí tuyệt đối để gây sức ép buộc phía bên kia phải thay đổi lập trường. “Tôi sẽ không chịu nhượng bộ đâu. Nếu anh muốn đi xem phim với tôi, thì đó phải là phim The Maltese Falcon (tạm dịch: Chim ưng Malta) hoặc chúng ta không xem gì hết.” Hậu quả thường là sự giận dữ và bực tức vì mỗi bên thấy mình phải thuận theo ý muốn cứng nhắc của đối phương trong khi mối quan tâm thích đáng của mình lại bị bỏ qua. Do vậy, việc tranh cãi về quan điểm gây căng thẳng và có khi còn làm tan vỡ mối quan hệ giữa các bên. Các doanh nghiệp thương mại đã từng làm việc với nhau trong nhiều năm có thể cắt đứt quan hệ. Hàng xóm láng giềng có thể không qua lại với nhau. Cảm giác cay đắng từ sự việc này gây ra có thể kéo dài cả đời người.

TRONG ĐÀM PHÁN ĐA PHƯƠNG, TRANH CÃI VỀ QUAN ĐIỂM ĐEM LẠI KẾT QUẢ XẤU

Nếu xét một cuộc đàm phán chỉ có hai bên, chỉ có bạn và “phía bên kia”, thì dễ thảo luận hơn, nhưng thực tế, hầu hết mọi cuộc đàm phán đều liên quan đến nhiều bên. Các bên có thể cùng ngồi vào bàn, hoặc mỗi bên ủy quyền cho một người như chóp bu, ban giám đốc hay các ủy ban liên quan. Càng đông người tham gia vào đàm phán, những trở lực do thương thuyết theo lập trường lại càng nghiêm trọng.

Nếu khoảng 150 quốc gia cùng đàm phán trong các hội nghị của Liên Hiệp Quốc, thương thuyết theo lập trường gần như không thể thực hiện được. Kiểu thương thuyết có thể làm cho tất cả đều nói “đồng ý”, nhưng chỉ một bên nói “không” thì sự nhượng bộ có đi có lại khó có thể thực hiện: Bạn nhượng bộ ai? Kể cả hàng nghìn cuộc đàm phán song phương cũng không phức tạp bằng một thỏa thuận đa phương. Trong những tình huống như vậy, thương thuyết theo lập trường thường dẫn tới việc hình thành liên minh giữa các bên mà lợi ích chung của họ mang tính tượng trưng hơn là thực chất. Tại Liên Hiệp Quốc, những liên minh này thường tạo ra các cuộc đàm phán giữa “Bắc” và “Nam” hay giữa “Đông” và “Tây”. Do có nhiều thành viên trong một nhóm nên việc xây dựng quan điểm chung lại càng trở nên khó khăn hơn. Tồi tệ hơn, khi họ đã vất vả thiết lập và nhất trí một lập trường thì việc thay đổi lập trường đó lại càng trở nên gian nan hơn nhiều. Việc thay đổi một quan điểm cũng không dễ dàng gì khi các thành viên mới tham gia có quyền hạn cao hơn. Ngay cả khi họ không có mặt tại bàn đàm phán thì những người khác vẫn cần phải có sự chấp thuận của họ.
 
Mời các bạn đón đọc Thương Lượng Không Nhân Nhượng của tác giả William Ury.

Giá bìa 99.000

Giá bán

79.000

Giá bìa 99.000

Giá bán

79.000