DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Chuyện kể về Billy, một cậu bé mười bốn tuổi nghịch ngợm, chán học, tò mò về sự phát triển cơ thể phụ nữ. Cậu lên kế hoạch cùng nhóm bạn thân của cậu cho “cuộc phiêu lưu” trộm tờ tạp chí Playboy tại một tiệm tạp hóa, để ngắm nhìn những bức ảnh nóng bỏng của cô người mẫu Vanna White và photo những bức ảnh đó để bán cho các bạn trong trường. Từ đó, những chuyện dở khóc dở cười xảy ra xung quanh “cuộc phiêu lưu” của cậu và nhóm bạn. Một điều trớ trêu trong “cuộc phiêu lưu” ngốc nghếch này, cậu lại phải lòng chính cô con gái ông chủ tiệm bán tờ tạp chí mà cậu có ý định lấy cắp và cũng là một “chuyên gia” trong lập trình trò chơi máy tính. Điều này khiến cậu gặp không biết bao nhiêu rắc rối, những nút thắt khó gỡ làm đảo lộn cuộc sống của cậu, nhưng cũng là lần đầu trong đời cậu hiểu được tình yêu thực sự.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh thập niên tám mươi, thời đại của chiếc máy C64 như một hồi ức mạnh mẽ trong tâm trí của Jason Rekulak. Ông kể về nó, xuyên suốt qua Pháo đài cấm theo dòng cảm xúc, suy nghĩ nội tâm và những tình cảnh éo le của Billy trước những nhập nhằng giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa, giữa tự do và khuôn khổ, giữa sa ngã trong sự trụy lạc và sự thức tỉnh nhân tâm, giữa sự tha hóa các giá trị đạo đức và sự cố gắng cứu vãn các giá trị ấ qua tình cảm Billy dành cho cô bạn Mary như thanh sô-cô-la mùi bạc hà có vị ngọt ngào, thơm tho nồng nàn.

Pháo đài cấm – cuốn tiểu thuyết của Jason Rekulak lấy cảm hứng từ lĩnh vực lập trình máy tính mang đậm những cá tính độc đáo của những đứa trẻ vị thành niên. Câu chuyện mang thông điệp rất đặc biệt về sự giáo dục con trẻ. Tất cả được thể hiện tự nhiên, trần trụi mà không kém phần tinh tế qua ngòi bút “đậm bản năng về sự tò mò tính dục” ở Jason Rekulak.
Tác giả Jason Rekulak là một nhà văn người Mỹ. Ông sinh ra và lớn lên tại New Jersey. Ông làm biên tập cho dòng sách hư cấu và phi hư cấu tại Nhà xuất bản Quirk Books trong nhiều năm. Pháo đài cấm là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.
***

Câu chuyện kể về Billy, Alf và Clark là những cậu bé mười bốn tuổi sống ở cuối thập niên 80. Khi mấy câu chàng nhìn thấy tin tức từ gameshow “The Wheel of Fortune” về hình ảnh “lộ hàng” của nữ nghệ sĩ Vanna White có trên trang bìa của tạp chí Playboy, họ đã quyết định phải có bằng được quyển tạp chí này dù ở độ tuổi của mấy cậu này thì không được phép mua loại tạp chí đó. Khi nỗ lực đầu tiên của họ trong việc mua tạp chí thất bại, họ đã nghĩ ra một kế hoạch để đánh cắp nó. Họ có thêm động lực sau khi thu tiền từ các bạn cùng lớp – những cậu chàng mới lớn cũng đang tìm cách xem hình của Vanna White. Kế hoạch đã được triển khai với việc đột nhập vào cửa hàng tiện lợi sau nhiều giờ và điều kiện để thành công đều phụ thuộc vào việc Billy có thu hút được con gái của chủ cửa hàng tên là Mary hay không. Và kỳ ngộ đã xảy ra khi cả hai cô cậu này rất đều đam mê với việc lập trình máy tính. Mary thích một trò chơi do Billy tạo ra và khuyến khích cậu tham gia vào một cuộc thi từ một công ty game uy tín, cùng với đó là sự hỗ trợ của cô nàng. Chính trong thời gian này, Billy thấy mình đang ở ngã tư đường và phải lựa chọn giữa Mary và Vanna White.

Trong khi Alf và Clark làm công việc hậu cần cho kế hoạch của bọn họ thì Billy rất vui khi dành thời gian mỗi buổi tối với Mary, làm việc trong trò chơi của họ. Trong lòng Billy biết rằng cậu cảm thấy điều gì đó hơn cả tinh thần đồng đội và tình bạn đối với Mary và cậu nghĩ Marry cũng có cảm giác đó nhưng cậu ta không biết phải làm gì hoặc làm thế nào cả. Khi trò chơi đã được tham gia vào cuộc thi và mọi thứ trở nên hơi rắc rối, Billy phải đối mặt với một tình huống khó xử là liệu cậu có nên nói với bạn bè về cảm giác của bản thân với Mary và thuyết phục họ dẹp đi cái kế hoạch vớ vẩn kia hay vẫn giữ lời hứa thực hiện kế hoạch?!

“Pháo đài cấm” đã miêu tả xuất sắc sự tò mò cũng như thiếu chín chắn của những cậu bé tuổi teen và sự theo đuổi tiền bạc, sự nổi tiếng và những bức ảnh khỏa thân của phụ nữ. Đó là một câu chuyện thú vị về lòng trung thành với bạn bè, sự bùng nổ của tình yêu đầu đời, những mong muốn tạo ra một cái gì đó của chính mình và sự phấn khích của trí tuệ sáng tạo ở người trẻ. Jason Rekulak gợi lên khoảng thời gian của những năm 80 cực kỳ tốt. Thật đáng ngạc nhiên khi mọi thứ trở nên khác biệt, khi bạn không thể dựa vào internet để biết thông tin, khi chỉ một số người nhất định có lập trình riêng để giao tiếp qua email một cách chậm chạp và khi sự liên lạc chưa phải là một điều dễ dàng trong xã hội. Tôi thực sự rất thích đoạn hội thoại gợi lại những hồi tưởng cùng với nỗi nhớ về thập niên 80. Cảm giác như bản thân đã được đưa trở lại thời của đĩa mềm máy tính và cuộc sống không có mạng xã hội. Tác giả đã hoàn toàn thành công trong việc miêu tả sự tương tác giữa các thanh thiếu niên với các bài học về cuộc sống.

Nếu nhìn nhận những khuyết điểm trong quyển sách này thì có thể thấy tác giả Rekulak không thực sự mang đến cho các nhân vật của mình nhiều chiều sâu hay sự hấp dẫn từ trong tính cách. Mọi thứ khác trong cuốn sách đều khá dễ đoán và các nhân vật cư xử đúng như mình mong đợi. Sẽ không là vấn đề gì to tát nếu như được biết thêm về Alf và Clark nhưng chúng ta chỉ thấy họ hành động như những kẻ ngốc và gây áp lực với Billy. Mary là một nhân vật hấp dẫn mà tôi thực sự rất thích vì cô nàng có cá tính riêng.

Nếu ai đã từng trưởng thành trong thập niên 80 hoặc thích những câu chuyện giải trí về tình bạn tuổi teen và những thách thức của tuổi dậy thì thì hãy xem “Pháo đài cấm” vì đây chắc chắn là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Quyển sách đề cập đến hàng loạt thứ khác nhau như nghèo đói, máy tính, trò chơi điện tử, những người bị ruồng bỏ ở trường trung học, những người mọt sách, nhạc New Wave, những người bạn tốt, những cô gái trường Công giáo, và những bộ phim của John Hughes,… Chi tiết yêu thích của mình là Billy hoàn toàn không phải là một thiên tài máy tính. Cậu ấy không phải là một hacker đáng sợ hay một kẻ thua cuộc trong xã hội. Cậu ấy thực tế hơn nhiều. Cậu ta là người đam mê việc tự học hỏi, người đã mắc phải lỗi lập trình và mơ ước làm game để kiếm sống bằng cách biến những câu chuyện trong đầu thành sản phẩm trên màn hình. Rõ ràng tác giả đã xây dựng một cậu bé bình thường và rất gần gũi với bạn đọc.

(Trần Nguyễn Phước Thông, FB Trần Thông, 08-01-2020)

***

Mẹ tôi tin rằng tôi sẽ chết trẻ. Mùa xuân năm 1987, vài tuần sau sinh nhật lần thứ mười bốn của tôi, mẹ bắt đầu làm ca đêm ở Food World (Thế giới ẩm thực) vì ca đêm người ta trả thêm mỗi giờ một đô la. Tôi ngủ một mình trong căn nhà trống trải trong khi mẹ nhận điện thoại đặt hàng và lo lắng về tất cả những thứ tồi tệ có thể xảy ra: Lỡ tôi mắc nghẹn món gà viên chiên thì sao? Lỡ tôi trượt té trong khi tắm thì sao? Lỡ tôi quên tắt lò và căn nhà sẽ nổ tung trong một trận hỏa hoạn kinh hoàng thì sao? Cứ mười giờ tối, mẹ sẽ gọi điện xem tôi đã làm xong bài tập và khóa cửa trước chưa, đôi khi bà dặn dò tôi kiểm tra hệ thống báo khói, chỉ là phòng hờ thôi.

Tôi thấy mình là đứa học trò lớp chín may mắn nhất. Mỗi đêm, hai đứa bạn tôi, Alf và Clark, đều đến nhà tôi, hào hứng ăn mừng tự do mới có được của tôi. Chúng tôi xem ti vi hàng giờ, pha hàng mấy lít sữa lắc, ngốn bánh Pop-Tart và pizza bagel đến phát ngán thì thôi. Chúng tôi chơi những ván game Rick và Monopoly kéo dài đến mấy ngày, và bao giờ tàn cuộc đứa nào thua cũng nổi giận hất bàn cờ khỏi bàn. Chúng tôi múa miệng nói về âm nhạc và phim ảnh; hào hứng tranh luận rằng ai sẽ là người chiến thắng: Rocky Balboa hay Freddy Krueger? Bruce Springsteen hay Billy Joel? Magnum P.I. hay T. J. Hooker hay MacGyver? Mỗi đêm trôi qua như một bữa tiệc ngủ* vậy, và tôi nghĩ rằng khoảng thời gian tuyệt vời này sẽ không bao giờ kết thúc.

Nhưng sau đó, trên tờ tạp chí Playboy có đăng những tấm hình của Vanna White, người dẫn chương trình “Wheel of Fortune”* mà tôi si mê đến cuồng dại, và mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Alf thấy tờ tạp chí trước tiên, nó chạy hộc tốc từ sạp báo Zelinsky về để kể cho chúng tôi nghe. Clark và tôi đang ngồi trên sofa trong phòng khách, xem top 20 video đếm ngược của MTV thì Alf đâm sầm vào từ cửa trước.

“Mông cô ấy ngay trên trang bìa!” Nó thở hổn hển.

“Mông ai?” Clark hỏi. “Trang bìa gì vậy?”

Alf ngã sấp trên sàn, ôm chặt hai bên sườn và thở dốc: “Vanna White. Tờ Playboy. Tao vừa thấy một bản, và mông cô ấy ở ngay trang bìa.”

Rõ là tin sốt dẻo, “Wheel of Fortune” là chương trình nổi tiếng nhất trên truyền hình, người dẫn chương trình Anna White là niềm tự hào của cả nước, cô gái tỉnh lẻ đến từ Myrtle Beach, nhanh chóng nổi tiếng nhờ may mắn khi lật ô chữ trong một cuộc thi giải đố ô chữ. Tin tức về những bức ảnh trên tờ Playboy đã phủ kín những dòng tít của các tờ báo khổ nhỏ phát hành ở siêu thị: VANNA ĐANG RẤT SỐC VÀ NHỤC NHÃ, thừa nhận các BỨC HÌNH HỞ HANG đó được chụp trước đây và chắc chắn không phải cho tờ Playboy. Cô ấy đã đệ trình một vụ kiện 5,2 triệu đô để ngừng phát tán các bức hình này, và bây giờ - sau nhiều tháng râm ran đồn đoán và ngờ vực - tạp chí ấy cuối cùng cũng lên sạp.

“Đó là điều đáng kinh ngạc nhất tao từng thấy”, Alf tiếp tục. Nó nhảy lên một cái ghế, bắt chước dáng điệu của Vanna trên tờ bìa. “Cô ấy đang ngồi bên khung cửa, như thế này phải không? Và cô ấy đang nhướng ra ngoài. Như thể đang xem thời tiết nhỉ? Chỉ có điều cô ấy không mặc quần!”

“Không thể nào”, Clark nói.

Ba đứa chúng tôi sống trong một khu nhà, sau nhiều năm chúng tôi biết Alf rất thích lối cường điệu. Như lần nó nói John Lennon bị ám sát bằng một khẩu súng máy. Trên nóc tòa nhà Empire State.

“Tao thề trên mạng mẹ tao”, Alf nói, giơ tay lên như đang thề trước Chúa. “Nếu tao nói láo, mẹ tao sẽ bị máy kéo cán.”

Clark kéo tay nó xuống: “Mày không nên nói những điều như thế. Mẹ mày thật may mắn vì bà ấy vẫn còn sống.”

“À, mẹ mày thì như cửa hàng McDonald ấy”, Alf búng tay. “Bà ta chiều lòng tỷ tỷ khách hàng.”

“Mẹ tao?” Clark hỏi. “Sao mày lôi mẹ tao vào đây?”

Alf cãi lại: “Mẹ mày thì giống như thủ môn khúc côn cầu vậy. Ba lần hành kinh mới thay băng một lần.” Nó như một cuốn bách khoa về trò đùa “Mẹ mày…”, và đây là mức trêu đùa nhẹ nhất của nó. “Mẹ mày như một tiệm thịt nướng kiểu Nhật ấy…”

Clark ném cái gối tựa trúng mặt Alf. Alf nổi điên, ném trả thật mạnh, nhưng không trúng Clark mà trúng ly nước Pepsi của tôi. Bọt ga và soda loang đầy thảm.

“Chết tiệt!” Alf hoảng hốt, bò đến lau dọn. “Tao xin lỗi, Billy.”

“Không sao”, tôi nói. “Lấy khăn giấy ra đây.”

Làm lớn chuyện cũng chả có ích gì. Không phải tôi muốn đá Alf và Clark để tìm vài đứa bạn mới ý tứ hơn hai đứa chúng nó. Chín tháng trước, ba đứa tôi đến trường và xem đám bạn học gí đầu vào các môn thể thao, câu lạc bộ hay bộ môn học thuật nào đó. Nhưng chúng tôi chỉ đi vòng quanh, vì thấy chẳng cái nào phù hợp.

Trong đám lớp chín, tôi là đứa cao nhất, nhưng tôi không thuộc loại cao khỏe; tôi cứ lảo đảo quanh trường như một chú hươu cao cổ con, chân gầy trơ xương, hai cánh tay khẳng khiu, như đang chờ phần còn lại của cơ thể lắp vào vậy. Alf lùn hơn, vâm chắc hơn, nhiều mồ hôi hơn và khổ sở vì trùng tên với nhân vật ngoài hành tinh nổi tiếng trên truyền hình - một con rối cao chừng một mét trong chương trình hài nhộn trên kênh NBC. Cả hai đều mang vẻ bí hiểm. Cả hai tên Alf đều giống như gã khổng lồ vậy, mũi to, mắt nhỏ và sáng, tóc nâu bù xù. Ngay đến giáo viên của chúng tôi cũng đùa rằng họ nhìn như sinh đôi vậy.

Vì những nhược điểm lồ lộ ấy, Alf và tôi biết là chúng tôi không thể bì được với Clark. Mỗi sáng, nó ra khỏi giường nhìn như người nổi tiếng xuất hiện trên tạp chí Tiger Beat. Nó vạm vỡ với mái tóc vàng lượn sóng, cặp mắt sâu xanh biếc và làn da hoàn hảo. Mấy cô nàng trong khu mua sắm hễ trông thấy Clark bước đến thì há hốc mồm như thể nó là River Phoenix hay Kiefer Sutherland* không bằng - cho đến khi họ đến đủ gần để thấy cái càng của nó, họ sẽ lập tức quay đi chỗ khác. Một khuyết tật bẩm sinh quái gở đã nối các ngón trên bàn tay trái của Clark thành một thứ giống như càng cua màu hồng. Về cơ bản là vô dụng - nó có thể nắm mở được bàn tay nhưng không thể cầm vật gì to và nặng hơn một tờ tạp chí. Clark thề khi mười tám tuổi, dù phải tốn cả triệu đô, nó vẫn quyết tìm một bác sĩ tách rời các ngón tay ra. Cho đến khi đó, nó tiếp tục sống cúi đầu và giấu cái càng vào trong túi để tránh sự chú ý của người khác. Chúng tôi biết Clark phải sống độc thân cả đời, nó sẽ chẳng tìm được một cô bạn gái bằng xương bằng thịt nào trên quả đất này nên nó cần Vanna White trên tờ Playboy hơn ai hết.

“Có hình cô ấy ở tờ gập giữa không nhỉ?” Nó hỏi.

“Tao không biết nữa”, Alf đáp. “Ở sạp Zelinsky nó được bày trên giá đằng sau quầy thu tiền. Kế bên kệ thuốc lá. Tao không lại gần đó được.”

“Mày không mua à?” Tôi hỏi.

Alf khịt mũi: “Ừ, tao chỉ đến Zelinsky và hỏi mua một tờ Playboy. Lốc sáu gói thuốc. Cả ống điếu nữa, tại sao không chứ? Mày điên à?”

Chúng tôi đều biết là không nên hỏi mua tờ Playboy. Mua đĩa nhạc rock đã khó lắm rồi, Jerry Falwell đã cảnh báo về những ảnh hưởng xấu, còn Tipper Gore khuyến cáo các bậc phụ huynh về những ca từ mang tính kích động. Không người bán hàng nào ở Mỹ đi bán tờ Playboy cho một đứa trẻ mười bốn tuổi cả.

“Howard Stern bảo những bức hình quả rất đáng kinh ngạc”, Clark giải thích. “Ông ấy nói ta có thể thấy cận cảnh cả bộ ngực khủng. Hai ti, ốn dẫn sữa, đó là cả một tác phẩm nghệ thuật.”

Ốn dẫn sữa?” Tôi hỏi.

Ống dẫn chứ”, Clark sửa lại.

“Quầng hồng quanh ti ấy”, Alf giải thích.

Clark lắc đầu: “Đó là núm, ngốc ạ! Ống dẫn sữa là phần lõm vào của ti. Nơi mà sữa chảy ra.”

“Ti không lõm”, Alf vặc lại.

“Chắc chắn có”, Clark khẳng định. “Thế nên chúng rất nhạy cảm.”

Alf kéo áo thun, để lộ khuôn ngực và cái bụng nhão nhèo: “Của tao thì sao? Chúng có lõm không?”

Clark che mắt: “Cất đi. Làm ơn!”

“Ti của tao không lõm”, Alf khăng khăng.
 

Mời các bạn đón đọc Pháo Đài Cấm của tác giả Jason Rekulak & Minh Hiền (dịch) & Tuyết Vy (dịch).

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000