DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bạn Đã Bao Giờ Hôn Bố Mẹ Chưa?

Tác giả Võ Thu Hương
Bộ sách
Thể loại Tản Văn
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 3914
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Võ Thu Hương Tản Văn Tình Cảm Gia Đình Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn waka.vn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Như những hạt mưa xuân li ti lẫn vào mây xám, nhưng làm cho cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Như là những cơn gió li ti thoảng qua đêm hè, nhưng ru yên những giấc mơ cay nhức dưới hàng mi. Như là những ngôi sao li ti trong đêm mây mù mịt, nhưng gợi nhớ về cõi ánh sáng vẫn thường hằng... Có những yêu thương li ti, nở hoa, rụng xuống, rồi lại nở hoa... bất tận, gọi con người về cội nguồn của lòng mình, nơi ẩn chứa khu vườn xanh tươi, thơ ngây và ngát hương. Và yêu thương ấy như dòng nước mát lành, như giọt sương mát lành, như mùi hoa cau mát lành sau đêm mưa, ve vuốt dịu dàng, an ủi trìu mến, làm dịu bao vết thương của nhân gian.

Cuốn sách mà bạn sắp cầm trên tay chính là những giọt mưa hoa như thế, nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nói về những yêu thương thật gần gũi mà cũng thật xa vời. Gần vì vẫn đâuđó ngay bên cạnh ta thôi, và xa vì nhiều khi ta quên đi trong cuộc rượt đuổi những giấc mơ hào nhoáng và phù phiếm giữa cõi đời ngắn ngủi mà bề bộn.

Bằng giọng văn trong sáng, phảng phất nét u hoài, nữ tác giả kể cho ta nghe về những giọt mưa li ti ấy, những mùi hương li ti ấy, những cánh hoa li ti ấy, mà chị đã nhìn thấy, đã nghe thấy, đã cảm thấy, đã cầm trên tay, đãôm vào tim, đã xao xuyến và rơi lệ... để rồi hát cho chúng ta nghe những bài ca thật dịu dàng đằm thắm.

Những câu chuyện về tình yêu, và nhiều hơn cả là tình yêu giữa cha mẹ và con cái, nguồn suối trong lành và thiêng liêng nhất trong vô vàn những yêu thương. Những kỷ niệm về tình mẹ con, tình cha con, đắng cay ngọt bùi đều có nhưng bao giờ cũng tràn đầy nhớ mhung, tràn đầy an ủi, tràn đầyân phước. Những giọt yêu thương li ti ấy thật mầu nhiệm, có thể khiến ta bừng tỉnh trong u mê, có thể khiến ta thỏa cơn khát cháy lòng, có thể khiến ta trong mịt mù mộng ảo lần bước quay về.

Có thể là với tấm lòng người mẹ chất chứa nhiều nỗi niềm, nữ tác giả đã lặn xuống được những chiều sâu không ngờ của cõi tâm mình, và đã hiểu mình, đã biết yêu mình thì sẽ biết yêu cả thế gian, bởi đau khổ chính là con đường nhanh nhất đưa ta về miền ánh sáng của lòng trắc ẩn. Vì thế chăng mà những câu chuyện giản dị trong cuốn sách này khiến ta xúc động, khiến ta hoài nhớ về miền ánh sáng của riêng ta.

Bạn hãy mở trang sách ra, hãy để dành một quãng thời gian nho nhỏ, nhưng thật yên tĩnh, thật thanh thản, để những giọt mưa li ti thắm đượm hương mùa xuân ấy bay về, gọi những mầm xanh cũng be bé, li ti, nhưng vô cùng mãnh liệt, trong khu vườn của tâm hồn bạn, để chúng thức dậy và hát bài ca êm dịu của riêng mình.
- Đinh Hoàng Anh
***
Chỉ là nỗi nhớ thôi mà!

Mẹ tôi là người thích ca hát. Bà có thể hát bất cứ lúc nào rảnh rỗi như khi vừa mắc màn, dém màn chuẩn bị đi ngủ vừa hát, khi giã đậu phụng làm vừng... Và khi vào chăm cu Đốm bà thường xuyên ca hát hơn cả.

Cu Đốm là cậu nhóc tăng động, chậm nói… có nhiều hành vi khiến người lớn phải ngán ngẩm, đau đầu. Một trong những hành vi ấy là khó ngủ. Mỗi khi khó ngủ, cu cậu nhất định không để ai yên, sẽ tìm cách lăn qua lăn lại khóc lóc rền rĩ ăn vạ. Lúc ấy, bà chỉ cần đưa tay xoa xoa lưng, hát khe khẽ: “Con thương ơi, con quý ơi, nhà trẻ đó con nằm con chơi...” hoặc: “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng, thuyền anh ra khơi có ngại chi mưa nắng ơi hò…”, bà hát dăm ba bài, cu cậu sẽ nín ngoan và dần đi vào giấc ngủ.

Bà ngoại bệnh nặng, mất đã vài năm. Cu Đốm lớn hơn, bớt nhiều hành vi hơn ngày nhỏ, cũng không còn khó ngủ phải chờ bà hát hò mỗi tối như ngày trước. Bất ngờ ngày kia, khi cu cậu đã biết nói nhiều hơn, tôi và chồng nghe cậu ngồi hát khi đang xếp máy bay: “Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng, thuyền anh ra khơi có ngại chi mưa nắng ơi hò…”. Bài hát cũ của bà ngoại vẫn hay hát cho cháu ngủ. Những khúc hát ấy, trước đây chỉ nghĩ đơn giản là bà hát ru cháu ngủ thôi, không nghĩ một ngày đứa cháu tồ tẹt ngồi hát lại đầy phấn chấn với những lời ca vẫn còn ngọng nghịu.

Lâu lâu đi học thêm về muộn, Đốm nhìn thấy trăng treo cao cao, ê a hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to…” – cũng là một bài hát bà ngoại hát cho cháu nghe ngày cu cậu còn chưa biết nói. Có vậy thôi mà cũng khiến mẹ cu cậu thấy lòng chung chiêng nỗi nhớ bà, thấy mình bớt cô độc hơn khi có một cậu nhóc cùng chia sẻ nỗi nhớ ấy. Có những nỗi nhớ đi vào tiềm thức, lớn lên theo trí nhớ của một đứa nhỏ mà khiến người lớn thấy xúc động quá thể.
***

Cô bạn cuối tuần đưa con về quê nội. Cu con chưa tới 4 tuổi, đi ngang sân bóng vẫn nhắc: “Mẹ ơi, hồi trước ông đưa con ra đây chơi đá bóng”. Mẹ cũng nhớ như in, ngày còn mạnh khỏe, ông nội từng rủ cu cậu đi đá bóng thật, khi bước chân bước chạy của cậu nhóc hãy còn lẫm chẫm. Sau khi đá bóng, chừng như đói bụng, ông và cháu còn cùng lấy bắp nướng, khoai nướng ra ăn. Chẳng ai nghĩ đó là những kỷ niệm đẹp đã in hình thành nỗi nhớ trong những nếp nghĩ non nớt của một đứa trẻ, nhưng khi nghe con trai nhắc, bạn biết con đã biết nhớ biết thương những kỷ niệm gia đình thiêng liêng đầu tiên.

Trong album gia đình, cậu nhóc vẫn thường nhìn ngắm những tấm hình ông bà rất lâu và thi thoảng bần thần, nói: “Lúc nào mẹ mua vé máy bay cho con ra thăm ông bà nhen, con nhớ lắm rồi đó”. Chao ôi, thái độ ấy dường như có gì đó “sai sai” với một cu cậu chưa tròn 4 tuổi, thi thoảng vẫn còn tè dầm. Nhưng mà, con nít thì có bao giờ nói sai về nỗi nhớ.

Bạn còn kể vui chuyện, đôi khi ông nội ăn cơm, ăn cháo gì đó, vừa ăn xong một lúc nghe con cháu mời lại hỏi lại: “Vậy chớ tao ăn chưa?”. Đám con cháu phì cười, mở cho ông xem hình trong điện thoại, chụp ông vừa ăn xong. Ông cười cười nói: “Ờ há, ăn rồi mà quên, thôi không ăn nữa”, nghe thương ơi là thương. Ông nội về già như nhiều người già khác, nhớ nhớ quên quên lẫn lộn như thế nhưng nhớ rất rõ thằng cháu bé xíu ít gặp. Ông sẽ nói chính xác tháng nào nó về thăm ông, nó cao đến đâu rồi, giọng nó ngọng như thế nào. Ngược lại thằng cháu cũng nhắc đi nhắc lại hoài những nơi ông nội dẫn đi như những kỷ niệm siêu lung linh, đẹp đẽ.

***

Cô con gái nhỏ của tôi mỗi lần đi đâu xa lại nằn nì nói mẹ gọi điện thoại cho bố. Có khi, xe du lịch vừa rời thành phố chưa đầy vài chục cây số, con nằng nặc gọi bố rồi chỉ nói một câu: “Bố ơi, con nhớ bố” và rấm rứt khóc. Đó là nỗi nhớ trong veo và tinh khôi đầu tiên của con gái. Nó làm mẹ ngồi bên cạnh vừa mủi lòng muốn khóc vừa phì cười khi chứng kiến những giọt nước mắt thông thường chỉ dùng… khi ăn vạ, giờ biết biểu hiện cho nỗi nhớ. Còn bố nó, đầu dây bên kia, giọng ấm áp: “Bố cũng nhớ con lắm!”. Tôi có chút thắc mắc là cả mười năm bên nhau, chưa bao giờ được nghe anh ấy nói nhớ mình câu nào. Phút giây ấy, tôi nghĩ không chừng tim anh cũng tan chảy vì con gái chứ chẳng đùa.

Tôi không thích và không đồng ý với quan niệm mà nhiều bà mẹ trẻ cổ súy: “Con gái là người tình kiếp trước của bố”. Nhưng khi chứng kiến “người ta” có thể khóc òa vì nhớ bố khi đi xa chưa được vài chục phút, thú thực tôi thấy điều ấy tựa một tình yêu thương ngọt ngào khó tả.

Vì con gái, những người cha có thể làm những điều “không giống ai”. Chẳng hạn như, cầu thủ nổi tiếng David Beckham sẵn sàng để con gái cột nơ lên đầu; có người cha như chú hàng xóm nhà tôi thì ngồi im cho con gái sơn móng tay chú đỏ chét, còn bố của con gái tôi – chẳng đếm được đã làm bao nhiêu điều như vậy. Gần đây nhất là chiều thứ Bảy đi bơi, anh gần như chẳng bơi được bình thường vì mải lặn hụp khi con gái cứ thích chí reo hò: “Bố ơi, bố làm con cá đi, con cá phải hụp xuống nước chứ”. Khi “người ta” có thể cưng chiều nhau cỡ vậy thì nỗi nhớ thường trực trong lòng nhau cũng là lẽ thường tình.

Trong khi đó, con gái của chị bạn tôi đi học lớp Một vài ngày về khoe mẹ tờ giấy nhỏ: Đi học lớp Một thật thích mẹ ạ. Khi nhớ mẹ con không còn ngồi khóc như ở lớp mẫu giáo nữa mà con làm thế này này…

Chao ôi, trong mảnh giấy nhỏ ấy là “Mẹ ôui con nhớ mẹ”. Chỉ vài chữ thôi mà cũng sai chính tả, bôi xóa nhàu nhĩ mới tài. Con nói, con viết lâu lắm mới được chừng đó đó. Viết xong thì con hết nhớ mẹ ngay mà chỉ đợi để chiều về đưa mẹ xem. Cô nhỏ ấy từng có lúc làm dăm bảy bạn trong lớp mẫu giáo cùng ngồi khóc òa vì khi bỗng dưng đang ngồi học lại quay ra khóc nức nở. Cô giáo tìm hiểu nguyên nhân thì bạn nói: “Con khóc vì con nhớ mẹ”. Lý do ấy “chính đáng” đến nỗi nguyên một đám bạn cùng khóc theo vì “con cũng nhớ mẹ”.



Đôi khi tôi vẫn nghĩ, quả thực những em bé luôn là thiên thần Chúa Trời tặng cho Trái Đất. Và chỉ là nỗi nhớ thôi mà, sao đủ khiến lòng những bà mẹ tưởng đã có lúc chai cứng bởi quẩn quanh cơm áo gạo tiền, bỗng một ngày kia thấy ngậm ngùi đến thế.

Có những tình yêu ban sơ được bắt đầu từ nỗi nhớ, cứ nhẹ nhàng và đằm thắm như thế…
Mời các bạn đón đọc Bạn Đã Bao Giờ Hôn Bố Mẹ Chưa? của tác giả Võ Thu Hương.

Giá bìa 89.000

Giá bán

59.000

Giá bìa 89.000

Giá bán

59.000