DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Xã Hội Diễn Cảnh

Tác giả Guy Debord
Bộ sách Tinh Hoa Tri Thức
Thể loại Văn Hóa - Xã Hội
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 5952
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Guy Debord Tinh Hoa Tri Thức Tham Khảo Xã Hội Tư Tưởng
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), nó bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.

Do lối viết rất trừu tượng và tối tăm theo kiểu Hegel, Xã hội diễn cảnh có nhiều từ, cụm từ, câu và đoạn văn rất khó hiểu, nên dịch giả đã phải mất hơn hai năm mới dịch xong.

 

“Diễn cảnh không phải là một tập hợp hình ảnh, mà là một quan hệ xã hội giữa những con người, qua sự trung gian của hình ảnh.”

“Diễn cảnh không thể được hiểu như là sự lạm dụng một thế giới của thị giác, sản phẩm của các kỹ thuật quảng bá ồ ạt các hình ảnh. Nó thực ra là một Weltanschauung (thế giới quan) trở nên có hiệu lực, được thể hiện thành vật chất. Đó là một thế giới quan được khách thể hóa.”

***

Guy Debord (1931 – 1994), mẹ ông thuộc một gia đình tư sản trung lưu chủ nhà máy sản xuất giày. Cha ông chỉ là một điều chế viên dược, bị bệnh lao phổi sau khi ông ra đời, và mất khi ông mới lên bốn.

Trước Thế chiến II, sau khi dọn xuống Nice, mẹ Debord sống và có thêm hai con (một gái một trai) với Domenico Bignoli, một người Italia dạy lái ô tô và hoạt động cho phát xít Italia ở vùng Côte d’Azur, mà Debord rất quý. Nhờ ông Bignoli, Debord biết tiếng Italia. Năm 1942, gia đình ông dời đến Pau. Năm sau, mẹ Debord lại yêu một công chứng viên giàu có, nên đoạn tuyệt với Bignoli. Năm 1945, gia đình dời đến Cannes, nơi Debord học trung học rồi đậu tú tài vào năm 1951. Năm 1952, mẹ Debord yêu một người đã có vợ và dan díu với ông này trong gần 30 năm.

Theo Christophe Bourseiller[1], do hầu như không có cha, Debord luôn ngờ vực các “khuôn mặt cha”; chính vì thế ông đã chống phá những người mà ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc như André Breton (1896-1966), Cornelius Castoriadis (1922-1997), Henri Lefebvre (1901-1991)..., theo kiểu một đứa con hay có ý nghĩ giết cha!

Nổi tiếng với cuốn Xã hội diễn cảnh được xuất bản trước phong trào tháng 5.1968 khoảng nửa năm. Guy Debord  đã sáng lập Quốc tế chữ cái năm 1952, rồi Quốc tế tình huống, 5 năm sau đó. Vì nghiện rượu nặng, ông bị bệnh viêm nhiều dây thần kinh, nên đã tự sát năm 1994. Dù ông thường được xem là nhà cách mạng triệt để, năm 2009, chính quyền Pháp (thuộc cánh hữu) đã chính thức công nhận tư liệu lưu trữ của ông là “bảo vật quốc gia”, và đã bỏ ra 2,75 tr

***

Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), Xã hội diễn cảnh gồm cả thảy 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương. Cái độc đáo thứ hai của cuốn sách là tác giả sử dụng một cách có hệ thống phương pháp « chuyển đổi » (détournement). Trong bài Cách sử dụng sự chuyển đổilvi đăng năm 1956, Guy Debord và Gil J. Wolman cho rằng không những ta « có thể sửa chữa một tác phẩm hay sáp nhập những đoạn của các tác phẩm đã lỗi thời vào một tác phẩm mới mà còn có thể thay đổi nghĩa của các đoạn và giả mạo, bằng bất cứ cách nào ta cho là tốt, cái mà những tên ngốc vẫn ngoan cố gọi là trích dẫn ». Theo hai ông, làm như thế đỡ phí sức, và nhà thơ Lautréamont (1846-1870) là người đã đi rất xa trong việc dùng phương pháp này : tập thơ les Chants de Maldoror của ông là một « chuyển đổi rộng lớn » (vaste détounement) các tác phẩm về lịch sử tự nhiên của Buffon.

Trong Xã hội diễn cảnh, Debord thường trích một câu hay một đoạn văn của một tác giả nổi tiếng rồi thay đổi một vài từ để làm chúng biến nghĩa hoàn toàn. Chẳng hạn Debord đã chuyển đổi câu đầu tiên trong cuốn Tư bản luận của Marx « Sự giàu có của các xã hội trong đó phương thức sản xuất tư bản ngự trị tự báo hiệu như là một sự tích lũy khổng lồ hàng hoá » thành «  Tất cả đời sống của các xã hội trong đó các điều kiện sản xuất hiện đại ngự trị, tự báo hiệu như là một sự tích lũy khổng lồ các diễn cảnh.»

Năm 1973, Debord đã ghi lại các trích dẫn và các chuyển đổi mà ông đã thực hiện trong cuốn Xã hội diễn cảnh để giúp những người muốn dịch cuốn sách nàylvii. Dựa trên bản ghi này, ta thấy hai tác giả được Debord « chuyển đổi » hay trích dẫn nhiều nhất là Marx (gần 60 lần) và Hegel (37 lần). Dường như Debord cố tình bắt chước lối viết rất trừu tượng và tối tăm của Hegel, nên trong Xã hội diễn cảnh có nhiều từ, cụm từ, câu và đoạn văn rất khó hiểu.

Đôi khi ta tự hỏi : trong chừng mực nào đó, phải chăng sự nổi tiếng của cuốn sách này một phần là nhờ cái tên của nó. Đối với nhiều người chưa hề đọc hay chỉ đọc lướt qua cuốn sách này, « xã hội diễn cảnh » là xã hội mà trong đó mọi sự kiện, hiện tượng, định chế đều có tính cách trình diễn, tức là được tổ chức để có tác động như là một diễn cảnh. Do đó, từ bốn thập niên nay, ở Pháp nhiều người hay dùng các thành ngữ được tạo với từ « spectacle » như : l'État-spectacle (Nhà nước - diễn cảnh), délinquance-spectacle (tội phạm - diễn cảnh), protestation-spectacle (phản kháng - diễn cảnh), information-spectacle (thông tin - diễn cảnh), politique-spectacle (chính trị - diễn cảnh)... Thế mà, theo quan niệm của Debord, từ này có nghĩa khác hẳn : « Diễn cảnh không phải là một tập hợp hình ảnh, mà là một quan hệ xã hội giữa những con người, qua sự trung gian của hình ảnh » (luận điểm 4). Debord phân biệt hình thức « diễn cảnh tập trung » (spectactacle concentré) ở các nước có chế độ độc tài (cụ thể là theo chủ nghĩa Stalin, phát xít hay Quốc-Xã) vớí hình thức « diễn cảnh khuếch tán » (spectacle diffus) ở các nước dân chủ phương Tây. Trong bài Bình luận về xã hội diễn cảnhlviii viết năm 1988, Debord xác định thêm là hai hình thức diễn cảnh trên đã xuất hiện vào những năm 1920 và đã chấm dứt vào cuối những năm 1980 vì chúng đã hợp nhất trong hình thức chung của « diễn cảnh chỉnh hợp » (spetaculaire intégré).

Cũng cần nói thêm rằng, trong cuốn Xã hội diễn cảnh, chỉ trong hơn 200 trang khổ (11 cm x 18 cm), Debord không những bàn về diễn cảnh mà còn đề cập đến hàng chục chủ đề khác nữa, và từ đông sang tây, tự cổ chí kim : về thời gian chu kỳ và thời gian không thể đảo ngược, về Trung Quốc và Ai Cập cổ đại, về chế độ chuyên chính quan liêu ở Liên Xô, về chiến tranh Tây Ban Nha, về sự tha hoá (aliénation), sùng bái hàng hoá (fétichisme de la marchandise), vật hoá (réification)… do chủ nghĩa tư bản hiện đại gây ra…

Đúng như Anselm Jappelix đã nhận định, Guy Debord đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Marx, như quan niệm về tha hoá mà Marx đã trình bày trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Ökonomisch-philosophischen Manuskripte aus dem Jahre 1844) và lý thuyết về sự sùng bái hàng hoá trong Tư bản luận. Debord cũng đã chịu ảnh hưởng quan niệm « vật hoá » của Georg Lukàcs trong Lịch sử và ý thức giai cấplx.

Nhiều tác giả – như Anselm Jappe, Gérard Brichelxi và nhất là các lý thuyết gia phê phán giá trị (« wertkritik » của nhóm Krisis) – trách Debord còn dừng lại trong chủ nghĩa Marx truyền thống như khi ông ca ngợi vai trò của các hội đồnglxii. Trong Đội tiên phong không thể chấp nhận, suy nghĩ về Guy Debord, Anselm Jappe phê phán quan niệm cho rằng tư tưởng của Debord đang bị « xuyên tạc để lợi dụng » (récupéré) và « làm tan rã » (dissolu) thông qua sự phổ cập hoá ý niệm « diễn cảnh » trong các phương tiện truyền thông : ông chỉ ra các diễn dịch sai thường gặp về ý niệm này (như là sự làm cho chính trị biến tính, sự phát triển quảng cáo…). Nhưng theo ông, dù bị rất nhiều người hiểu sai, tư tưởng của Debord vẫn có tính « lật đổ » (subversif).

Trong Lời bàn bên lề cho bài « Bình luận về Xã hội diễn cảnh », triết gia Ý Giorgio Agamben đã ca ngợi Debord như một nhà tiên tri : « Khía cạnh đáng lo ngại nhất của các cuốn sách của Guy Debord là dường như lịch sử đã kiên trì khẳng định các phân tích của ông. Không những, hai mươi năm sau cuốn Xã hội diễn cảnh, bài « Bình luận về xã hội diễn cảnh » (1988) đã có thể ghi lại trong mọi lĩnh vực sự đúng đắn của các chẩn đoán và dự báo [của Debord], mà cả dòng chảy của các sự kiện, trong khoảng thời gian đó, đã diễn ra ngày càng nhanh hơn ở khắp nơi và đều theo cùng một hướng đến mức chưa đến hai năm sau khi bài « Bình luận… » được công bố, dường như lịch sử thế giới hiện nay chỉ là sự dàn dựng mô phỏng lố bịch của kịch bản mà nó chứa đựng lxiii»

Trái lại trong Chống Debord, Frédéric Schiffter đả kích gay gắt lý thuyết về diễn cảnh mà ông cho là chỉ nhai lại tư tưởng của Platon và Jean-Jacques Rousseau : « khái niệm diễn cảnh gợi ý là ‘bản chất’ của con người mất đi trong dòng chảy của thời gian từ khi xuất hiện phương thức sản xuất và trao đổi hàng hoá. Theo Debord, bản chất này lùi xa trong một biểu trưng. Nhưng bản chất đó là gì, thì Debord hoàn toàn không định nghĩa lxiv». 

Trên báo Le Monde, Daniel Bougnoux chỉ trích Debord đã bay trên các vấn đề mà không bao giờ hạ mình thực hiện các cuộc điều tra trên thực địa […] Sự quyến rũ của Debord là không thể bị phản bác và thoát khỏi mọi tranh luận, nhưng đó cũng là khuyết tật của ông. Nó là minh hoạ tốt nhất cho tư tưởng vô hại, triệt để đến mức không gây hại cho ai cả !lxv"

Ít gay gắt hơn nhiều, trong bài « À chacun son Debord » [Mỗi người có Debord của mình] đăng gần đây trong báo Le Monde, nhân dịp Thư viện Quốc gia Pháp tổ chức triển lãm « Guy Debord , un art de guerre »lxvi, Raphaëlle Rérolle đã đưa ra một số nhận định khá đúng về ông : « Về triết học, Debord không ăn khách nữa, dù một người như triết gia Ý Giorgio Agamben vẫn nhắc đến ông » ; « ta có thể nói rằng, tư tưởng của Guy Debord đã thất bại, bởi vì cách mạng đã không diễn ra. Sự phá hủy xã hội diễn cảnh mà ông mong muốn trong cuốn sách của ông không xảy đến », […] nhưng « tư tưởng của ông đã len lỏi vào cuốc sống của các cá nhân, trong cách mà họ nhìn thế giới, ngay trong cảm tính của họlxvii »

Độc đáo hơn cả, nhà văn Philippe Sollerslxviii đề nghị nên xem Debord như là một « thi sĩ lớn », một « nhà văn siêu hình học lớn » chứ không phải như là một nhà xã hội học hay một nhà tư tưởng hệ chính trị ! Và, nếu ông nhận định đúng, có lẽ ta nên xem Xã hội diễn cảnh như là một bài thơ dài lắm khi rất khó hiểu như thơ của Lautréamont mà Debord vốn tôn sùng !

Do sự khó hiểu này, trong hơn năm năm qua, tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức để dịch Xã hội diễn cảnh và lắm khi tôi đã rất bực bội trước sự bất lực của mình, vì phải ở vào tư thế của một người không bao giờ biết được các giải đáp của mình cho các câu đố hiểm hóc – mà dường như Debord đã tạo ra – là đúng hay sai, vì Debord sẽ chẳng bao giờ gục hay lắc đầu ! Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều tham khảo ba bản dịch tiếng Anhlxix, nhưng chúng đã không giúp tôi được gì, vì các tác giả của chúng cũng đã ở vào tư thế giống hệt như tôi ! Trong lời tựa cho bản dịch tiếng Ý in lần thứ tư, Debord đã tố cáo gay gắt sự « bất cập tột độ » (extrême carence) của nhiều bản dịch mà theo ông chủ yếu là do « lợi nhuận của nhà kinh doanh lệ thuộc vào sự thực hiện nhanh lẹ và vào chất lượng xấu của vật liệu được sử dụng », chứ ông hoàn toàn không quy một phần trách nhiệm (không nhỏ chút nào !) cho lối viết (cố tình ?) tối tăm của ông. Dĩ nhiên, nếu bản dịch này còn nhiều câu chữ dịch sai hay nhất là khó hiểu, thì người dịch cũng xin nhận lấy phần trách nhiệm của mình, chủ yếu là do hiểu biết có hạn chứ không phải vì thiếu nổ lực. Rất mong độc giả rộng lượng thứ lỗi và chịu khó chỉ giáo !

Mời các bạn đón đọc Xã Hội Diễn Cảnh của tác giả Guy Debord.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000