DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Tàn Ngày Để Lại của tác giả Kazuo Ishiguro & An Lý (dịch).

Stevens là một quản gia người Anh với tất cả mọi hàm nghĩa của từ này: tận tụy, chỉn chu, trung thành, và trên hết, luôn luôn có một ý thức mãnh liệt về phẩm giá nghề nghiệp. Mong muốn cải thiện chất lượng phục vụ tại dinh thự và chấm dứt những sa sút hiện tại, Stevens dấn thân vào một cuộc hành trình đi qua Miền Tây nước Anh. Mỗi chặng trên cuộc hành trình mở ra một cánh cửa nối về quá khứ, và dần dà hành trình ấy làm hé lộ những mất mát và nuối tiếc theo sau những ảo tưởng của một đời người.

Bằng một lối viết bậc thầy, đạt đến một sự cân bằng phi thường giữa lời kể bình thản, điềm tĩnh và nỗi hoang mang dữ dội cùng niềm tiếc nuối mênh mông, Kazuo Ishiguro đã bóc tách một cách hết sức tinh tế cái ảo tưởng tót vời mà nhân vật chính đã dâng hiến đời mình cho nó, và làm lộ ra trong cốt lõi không phải là một lý tưởng, mà là một sự ngây thơ rất đẹp nhưng cũng rất khờ dại khi đặt trong một thời hiện đại khôn lường, sự ngây thơ thuộc về một quá khứ mà con người vĩnh viễn không thể nào trở lại được nữa.


Tác giả

Kazuo Ishiguro (sinh ngày 8/11/1954) là nhà văn Anh gốc Nhật nổi tiếng thế giới. Sinh ra tại Nagasaki, Nhật Bản, ông theo gia đình sang Anh sinh sống từ năm 1960. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kent năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ khóa sáng tác văn chương của trường Đại học East Anglia năm 1980. Hiện ông sinh sống và làm việc tại London cùng vợ và con gái.

Ishiguro được xem là một trong những nhà văn Anh ngữ nổi bật nhất hiện nay. Ông là một trong những nhà văn hiếm hoi cùng lúc sở hữu hai giải thưởng văn chương danh giá: giải Man Booker (1989) và giải Nobel Văn chương (2017).

Tàn ngày để lại xuất bản năm 1989 đã giúp tác giả nhận được giải Man Booker. Cuốn sách được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Kazuo Ishiguro.

Những tác phẩm của Kazuo Ishiguro đã được Nhã Nam xuất bản:

• Mãi đừng xa tôi

• Dạ khúc

• Người khổng lồ ngủ quên

• Tàn ngày để lại
• Cảnh đồi mờ xám

***

Tóm tắt

Tàn ngày để lại là câu chuyện về Stevens, một quản gia người Anh đã dâng trọn đời mình để phục vụ cho Huân tước Darlington (gần đây ông ấy đã qua đời và dinh thự đang được bán lại). Mong muốn cải thiện chất lượng phục vụ tại dinh thự và chấm dứt những sa sút hiện tại, Stevens dấn thân vào một cuộc hành trình đi qua Miền Tây nước Anh. Trên đường đi, anh gặp lại Miss Kenton, một người bạn đồng nghiệp cũ mà anh từng yêu thầm. Cuộc gặp gỡ này khiến Stevens phải đối mặt với những ký ức về quá khứ, và dần dà anh nhận ra rằng những gì anh đã tin tưởng và cống hiến cả đời mình là một ảo tưởng.

Review

Tàn ngày để lại là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Kazuo Ishiguro, được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của thế kỷ 20. Cuốn sách được viết theo ngôi thứ nhất, với lời kể của nhân vật Stevens. Bằng lối viết bậc thầy, Ishiguro đã khắc họa thành công hình tượng một người đàn ông trung niên, với những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp.

Stevens là một nhân vật đáng thương và đáng tiếc. Anh là một người đàn ông có phẩm chất đạo đức cao đẹp, luôn tận tụy với công việc và trung thành với chủ nhân. Tuy nhiên, anh cũng là một người đàn ông sống trong ảo tưởng. Anh tin rằng những giá trị truyền thống của tầng lớp thượng lưu Anh quốc là những giá trị cao quý và đáng được gìn giữ. Anh cũng tin rằng mình có thể đóng góp một phần cho những giá trị đó.

Tuy nhiên, cuộc hành trình của Stevens đã khiến anh nhận ra rằng những ảo tưởng của mình là không thể thực hiện được. Thế giới đang thay đổi, và những giá trị truyền thống đang dần bị mai một. Stevens đã quá muộn để thay đổi những điều đó.

Tàn ngày để lại là một cuốn tiểu thuyết giàu tính nhân văn. Cuốn sách đã đặt ra những câu hỏi về giá trị của cuộc sống, về những hy sinh và cống hiến của con người. Cuốn sách cũng là một lời cảnh tỉnh về những ảo tưởng có thể dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống.

Đánh giá cá nhân

Tàn ngày để lại là một cuốn tiểu thuyết mà tôi rất thích. Tôi yêu thích lối viết tinh tế và sâu sắc của Kazuo Ishiguro. Tôi cũng yêu thích hình tượng của Stevens, một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng tiếc.

Cuốn sách đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về cuộc sống và về những giá trị của con người. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ là một tác phẩm kinh điển sống mãi với thời gian.

Những điểm nổi bật của cuốn sách

  • Lối viết bậc thầy, đạt đến một sự cân bằng phi thường giữa lời kể bình thản, điềm tĩnh và nỗi hoang mang dữ dội cùng niềm tiếc nuối mênh mông.
  • Hình tượng nhân vật Stevens được khắc họa thành công, với những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp.
  • Nội dung giàu tính nhân văn, đặt ra những câu hỏi về giá trị của cuộc sống, về những hy sinh và cống hiến của con người.
***

Tháng Bảy năm 1956
Dinh Darlington

Sự thể càng lúc càng có vẻ đúng là tôi sẽ thực hiện chuyến du hành đã choán lấy trí tưởng tôi từ mấy ngày nay. Chuyến du hành ấy, phải nói thêm, tôi sẽ thực hiện một mình bằng cỗ Ford tiện nghi của ông Farraday; một chuyến du hành, theo tôi dự đoán, sẽ đưa tôi qua gần hết vùng thôn quê đẹp nhất nước Anh về đến tận miền Tây, và có thể khiến tôi vắng mặt khỏi Dinh Darlington đến tận năm, sáu ngày. Ý định làm một hành trình như thế, tôi phải nói cho rõ, bắt nguồn từ một đề nghị rất nhiều thiện ý do chính ông Farraday đưa ra, một buổi chiều cách đây gần hai tuần, khi tôi đương lau những bức chân dung trong thư viện. Thực tế là, theo như tôi nhớ, tôi đang đứng trên thang gấp lau chân dung Tử tước Wetherby thì ông chủ tôi đi vào, mang theo vài cuốn sách có thể đoán là ông có ý cất lại lên kệ. Thấy tôi, ông nhân cơ hội ấy bảo cho tôi biết rằng chính lúc ấy ông vừa hoàn tất kế hoạch trở về Hợp chúng quốc kéo dài năm tuần từ tháng Tám sang tháng Chín. Thông báo như vậy xong, ông chủ tôi đặt mấy cuốn sách xuống bàn, ngả mình xuống tràng kỷ, duỗi cặp chân ra. Chính đó là lúc ông ngẩng nhìn tôi và bảo, “Stevens à, anh hiểu là tôi không tính bắt anh ngồi bó gối ở nhà trong lúc tôi đi vắng chớ. Anh lấy xe đi đâu đó vài ngày đi. Anh coi bộ cần nghỉ ngơi chút đỉnh đó.”

Trước một đề nghị thình lình như vậy, tôi nhất thời không biết cần phải đáp lại thế nào. Tôi nhớ mình có cảm ơn ông đã lo đến tôi, nhưng nhiều phần chắc là tôi đã không nói gì thực dứt khoát, bởi ông chủ tôi nói tiếp, “Tôi nói thiệt đó, Stevens à. Tôi thấy thật sự là anh nên nghỉ chút đi. Xăng dầu tôi bao. Mấy người bọn anh suốt ngày vùi mình trong mấy cái dinh thự kiểu này làm chuyện này chuyện nọ, rồi thời giờ đâu ngắm nhìn vùng này vùng nọ trên cái mảnh đất xinh đẹp của mấy anh nữa hở?”

Đây không phải lần đầu ông chủ tôi đặt ra câu hỏi này; thực vậy, ấy hình như là vấn đề khiến ông thực sự bận tâm. Tới lần này, thực tế là một câu trả lời tàm tạm đã nảy ra trong đầu khi tôi đứng trên thang; một câu trả lời đại loại là trong nghề này, dẫu không được thấy nhiều phần đất nước theo nghĩa là đi thăm thú vùng quê hay tới viếng những điểm danh lam thắng cảnh, nhưng thực tế chúng tôi lại “thấy” Anh quốc nhiều hơn hầu hết mọi người khác, bởi chúng tôi làm việc trong các nhà mà các phu nhân và đại nhân cao quý nhất nước vẫn thường họp mặt. Đương nhiên, tôi không thể bày tỏ cách nhìn này với ông Farraday mà không phát biểu ra những lời có thể sẽ tạo ấn tượng rằng mình ngạo mạn. Vì vậy tôi chỉ đành đơn giản đáp lại thế này, “Tôi đã có vinh dự được thấy những gì tốt đẹp nhất của nước Anh qua nhiều năm, thưa ngài, giữa chính những bức tường này.”

Ông Farraday tuồng như không hiểu phát biểu ấy, bởi ông chỉ nói tiếp ý mình, “Tôi nói thiệt đó, Stevens à. Thật không phải khi người ta còn không được đi thăm chính nước mình nữa. Anh nghe lời tôi, đi đâu đó mấy bữa đi.”

Như quý vị chắc cũng hiểu, chiều hôm ấy tôi không hề coi đề nghị của ông Farraday là nghiêm túc, vì nghĩ đấy chỉ là một minh chứng nữa cho sự ít rành rẽ của các vị người Mỹ về những tập quán ở Anh quốc đây. Việc thái độ của tôi trước đề xuất này đã phát sinh thay đổi trong những ngày tiếp theo - thực vậy, việc ý nghĩ làm một chuyến đi tới miền Tây càng lúc càng choán lấy tâm trí tôi - hẳn nhiên phụ thuộc một phần lớn vào - mà sao tôi phải chối điều này? - vào sự xuất hiện của lá thư từ cô Kenton, lá thư đầu tiên sau gần bảy năm nếu không tính các bưu thiếp dịp Giáng sinh. Nhưng tôi xin phép lập tức được làm rõ ý tôi muốn nói gì; ý tôi muốn nói là lá thư của cô Kenton đã khởi đầu cho một chuỗi ý tưởng liên quan đến những vấn đề công việc ở Dinh Darlington đây, và tôi phải nhấn mạnh rằng nỗi băn khoăn về chính những vấn đề công việc này đã khiến tôi xem xét lại đề nghị nhiều thiện ý của ông chủ. Nhưng tôi xin phép giải thích rõ hơn.

Thực tế là, trong vài tháng vừa qua, tôi đã là nguồn cơn cho một loạt lỗi lầm nhỏ trong quá trình thực hiện các bổn phận của mình. Tôi phải nói rằng bản thân những lỗi lầm ấy, không trừ cái nào, chỉ là những sự vụ rất vặt vãnh. Tuy nhiên, ắt quý vị cũng hiểu rằng khi người ta không có tiền sử phạm phải những sai lầm như vậy, thì diễn biến này rất đáng phiền lòng, và thực tế là trong đầu tôi bắt đầu nảy sinh đủ loại thuyết hoang đường về nguyên do dẫn đến những lỗi lầm đó. Như vẫn thường gặp trong các tình huống loại này, tôi đã nhắm mắt trước nguyên do hiển nhiên nhất - nghĩa là, trước khi nhờ suy ngẫm về các hàm ý từ lá thư của cô Kenton mà rốt cuộc tôi đã mở mắt trước sự thực giản dị này: rằng những sai lỗi lặt vặt trong mấy tháng vừa qua đều chẳng bắt nguồn từ điều gì hung hiểm hơn là khiếm khuyết trong cơ cấu nhân sự.

Đương nhiên, trách nhiệm của người quản gia là phải dành thực nhiều tâm huyết cho việc hoàn bị cơ cấu nhân sự. Ai mà biết được bao nhiêu cuộc tranh cãi, bao nhiêu kết tội lầm, bao nhiêu vụ thải hồi không đáng, bao nhiêu sự nghiệp nhiều hứa hẹn lại hóa dở dang, có nguyên do là sự cẩu thả của quản gia ngay từ bước lên cơ cấu nhân sự? Thực vậy, tôi nghĩ mình thiên về đồng tình với ý kiến cho rằng thiết kế ra một cơ cấu nhân sự tốt là kỹ năng nền tảng của bất kỳ quản gia đàng hoàng nào. Bản thân tôi đã nhiều lần lên cơ cấu nhân sự sau nhiều năm, và tôi nghĩ mình có thể không sợ quá lời mà nhận rằng rất ít trong số đó có bao giờ cần điều chỉnh lại. Và nếu trong trường hợp hiện tại, cơ cấu nhân sự có khuyết điểm, thì người đáng trách chẳng phải ai khác mà chính là tôi. Mặt khác, cũng là phải lẽ nếu nói rằng nhiệm vụ của tôi trong tình huống cụ thể này lại ở vào mức độ khó khăn bất thường.

Sự việc xảy ra là như sau. Một khi giao dịch đã hoàn thành - những giao dịch đã mang ngôi nhà này đi khỏi tay dòng họ Darlington sau hai thế kỷ - ông Farraday cho biết ông sẽ không dọn đến đây cư ngụ ngay lập tức, mà còn dành thêm bốn tháng nữa để giải quyết nốt công chuyện ở Hợp chúng quốc. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, ông hết lòng yêu cầu đội ngũ nhân viên của người chủ trước - mà ông đã được nghe nhiều lời khen ngợi - vẫn lưu lại Dinh Darlington. “Đội ngũ nhân viên” mà ông nói đến, dĩ nhiên, chỉ còn là một nhóm gồm vỏn vẹn sáu người được gia quyến Huân tước Darlington giữ lại nhằm chăm sóc ngôi nhà trước và trong khi diễn ra giao dịch; và tôi lấy làm tiếc phải nói rằng một khi giao dịch đã hoàn thành, tôi chẳng thể vì ông Farraday mà giữ cho tất cả khỏi ra đi tìm nơi làm mới, trừ bà Clements. Khi biên thư cho ông chủ mới, bày tỏ nỗi áy náy trước sự tình này, tôi nhận được hồi đáp từ Hoa Kỳ yêu cầu tôi tuyển một đội ngũ nhân viên mới “ngang tầm với một dinh thự cổ nước Anh”. Tôi tức thời bắt tay vào cố gắng đáp ứng ý nguyện của ông Farraday, nhưng như quý vị biết, ngày nay tuyển được những người ở trình độ phù hợp hoàn toàn không phải sự dễ dàng, và dẫu rất hài lòng tìm được Rosemary và Agnes theo giới thiệu của bà Clements, tôi vẫn chưa lo được thêm gì trước lần đầu họp mặt bàn việc với ông Farraday trong dịp ngắn ngủi ông viếng thăm bờ bên này chúng ta vào mùa xuân năm ngoái. Chính trong dịp đó - trong thư phòng trơ trọi lạ lùng của Dinh Darlington - mà ông Farraday đã lần đầu bắt tay tôi, nhưng tới lúc ấy chúng tôi đã chẳng còn xa lạ với nhau nữa; ngoại trừ vấn đề nhân sự, ông chủ mới của tôi trong vài việc khác đã có dịp dùng tới những phẩm chất mà tôi may mắn sở hữu, và tôi đánh bạo nói rằng ông cũng thấy những phẩm chất đó trông cậy được. Và vì thế, tôi đoán vậy, ông lập tức cảm thấy có thể nói chuyện công việc với tôi một cách tin cẩn, và đến cuối buổi gặp, ông đã gửi gắm cho tôi việc quản lý một ngân khoản không nhỏ, để trang trải chi phí cho những công tác đa dạng chuẩn bị cho ông tới cư ngụ tại đây. Dẫu sao thì, tôi muốn nói rằng chính trong cuộc họp bàn này, tôi đã đề cập đến khó khăn khi tìm người làm phù hợp trong thời buổi này, và ông Farraday, sau một giây suy ngẫm, đã nêu ra yêu cầu cho tôi; rằng tôi hãy cố sức đặt ra một cơ cấu nhân sự - “một kiểu lịch phân ca cho người ở nào đấy” như ông gọi - để ngôi nhà này có thể hoạt động nhờ đội ngũ nhân sự bốn người hiện tại; có nghĩa là, bà Clements, hai cô gái nhỏ, và tôi. Điều này, ông thừa nhận, có thể khiến nhiều phòng trong nhà sẽ phải “trùm mền”, nhưng liệu tôi có thể huy động tất cả kinh nghiệm và tài năng của mình để đảm bảo cho những tổn thất loại đó ở mức tối thiểu được không? Nhớ lại thời mình tôi quản lý mười bảy người, và biết rằng cách đây ít lâu đã có đội ngũ nhân sự hai mươi tám người ở Dinh Darlington đây, ý tưởng vạch ra cơ cấu nhân sự để liệu việc ở chính ngôi nhà ấy nhờ một đội ngũ bốn người, nói nhẹ nhất cũng là đáng nản. Dẫu tôi đã cố hết sức tránh, chắc vẻ nghi ngại vẫn phần nào lộ ra, bởi tiếp đó ông Farraday nói, như để trấn an tôi, rằng nếu tình hình tỏ ra cần thiết, thì có thể bổ sung thêm một người vào nhân số. Nhưng ông sẽ rất biết ơn, ông nhắc lại, nếu tôi có thể “chạy thử bốn người coi sao”.

Mời các bạn mượn đọc sách Tàn Ngày Để Lại của tác giả Kazuo Ishiguro & An Lý (dịch).


may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 169.000

Giá bán

144.000

Giá bìa 169.000

Giá bán

144.000