DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

"Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm nhưng chi tiết này, chi tiết khác đều gợi liên tưởng mạnh mẽ đến những truyện tiêu biểu nhất làm nên tên tuổi Edgar Poe...

Mở đầu và chứng cứ cũng như cách phá án đều phảng phất các truyện nêu trên của Poe. Mọi bí mật đều được phanh phui nhờ vào tài quan sát, phán đoán tâm lý nhân vật và những giả thuyết lập luận chặt chẽ logic của nhà thám tử nghiệp dư chứ không phải những thanh tra nhà nước, cảnh sát trưởng chuyên nghiệp. Cuối cùng hung thủ phải lộ mặt đúng như tiên đoán của Dupin, hay Lê Phong. Ở phần kết thúc truyện, việc tập họp đông đủ mọi người để công bố tên hung thủ tương tự như trong Mi cũng là một con người."

(Hoàng Kim Oanh)

***

Lê Phong một phóng viên chuyên mảng phóng sự của báo Thời thế, có trụ sở tại Hà Nội. Phong là người nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt sáng, linh động, có tài quan sát. Với tài năng đó, Lê Phong thích tham gia vào các vụ án bí ẩn và khám phá các sự thật bị che giấu.

Lê Phong là người hâm mộ Sherlock Holmes và áp dụng phương pháp suy luận của Holmes để suy luận.

Cộng sự với Lê Phong là Văn Bình, là nhân vật đóng vai trò ghi chép lại quá trình điều tra vụ án.

  Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã sáng tạo ra cặp nhân vật thám tử Lê Phong và Mai Hương – một chàng và một nàng - được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích. Họ là những người thông minh, có óc phán đoán và khả năng suy luận cao. Họ say mê nghề nghiệp, họ quyết liệt trong việc truy tìm cái ác để bảo vệ và đề cao cái thiện. Nhưng cũng cần phải nhìn ra rằng, cặp nhân vật Lê Phong và Mai Hương chính là hiện thân cho kiểu con người lãng mạn có tính lý tưởng của Tự Lực văn đoàn: trẻ trung, được giáo dục theo mô hình châu Âu, yêu tự do dân chủ, yêu khoa học và luôn hướng tới sự tiến bộ xã hội. ”

“    Học tập, vay mượn mô hình tiểu thuyết trinh thám phương Tây, cả Thế Lữ và Phạm Cao Củng đều xây dựng những series truyện về các thám tử như thám tử Lê Phong (Thế Lữ), thám tử Kỳ Phát (Phạm Cao Củng). Cả hai thám tử đều thông minh, lý trí, giỏi suy luận, phán đoán và lập luận logic để điều tra phá án. Thông qua hai thám tử, người đọc dễ dàng nhận thấy dáng dấp thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Điều này cũng không có gì là lạ, khi mà quá trình hiện đại hóa văn học đòi hỏi mọi thể loại phải diễn ra gấp rút, phải nhanh chóng đưa văn học Việt Nam hiện đại bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Thành công của Thế Lữ và Phạm Cao Củng là điều đáng ghi nhận và trân trọng.

***

Tổng hợp tất cả các truyện của Thế Lữ thuộc serie Lê Phong.
Đây là một trong những truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam, viết từ năm 1935, xoay quanh một phóng viên có tài trinh thám...

Gồm 6 truyện được đăng trên báo Ngày Nay: 

- Lê Phong phóng viên
- Những nét chữ
- Mai Hương và Lê Phong
- Lê Phong làm thơ
- Đòn hẹn
- Gói thuốc lá

***
Thế Lữ, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và Máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Truyện của Thế Lữ, theo cách xếp quen thuộc được chia làm 3 thể loại chính: truyện kinh dị (Vàng và MáuBên đường Thiên Lôi), truyện trinh thám (Lê Phong và Mai HươngGói thuốc láĐòn hẹnTay đại bợm...) và truyện lãng mạn núi rừng (Gió trăng ngànTrại Bồ Tùng Linh).
***
Một cách xin việc kỳ khôi

Ngày nào cũng vậy, cứ đúng mười một giờ sáng là anh ta đã có mặt trong phòng khách tòa báo. Anh ta nói là muốn giáp mặt ông chủ nhiệm để hỏi một việc cần lắm. Việc cần ấy, chúng tôi đã biết: Anh ta muốn xin làm một phóng viên.

Ông chủ nhiệm tiếp anh ta có một lần rồi bảo tôi:

- Ít ra họ cũng phải hiểu rằng ở đây có thừa người rồi, phóng viên không phải là người khó kiếm đến thế.

Hôm sau, anh ta lại đến, rồi hôm sau nữa: lần nào ông chủ nhiệm cũng không có nhà. Nghĩa là ông chủ nhiệm vẫn có nhà, nhưng không muốn anh ta quấy rầy mãi.

Chúng tôi hễ cứ thấy đồng hồ đánh mười một tiếng là lại nhìn nhau cười. Xuống phòng khách ngó xem thì tôi đã thấy anh ngồi vần cái mũ trong tay, hỏi tôi một cách lo ngại:

- Hôm nay hẳn ông chủ nhiệm lại đi vắng?

- Vâng, ông ấy vừa mới ra xong.

Anh ta mỉm cười một bên mép rồi đứng lên thong thả bước ra, ngừng lại toan hỏi tôi một câu, nhưng bỗng đội mũ đi thẳng.

Sau cùng anh ta không đợi ở phòng khách nữa, lèn đứng ngay ngoài cửa tòa soạn, đợi có người vào là vào theo liền. Anh ta vừa mới nói:

- Thưa ông...

Thì ông chủ nhiệm ngắt lời:

- Thưa ông, người ta không bao giờ nên tự tiện quá đến thế. Ở đây không phải là một cửa hàng.

- Nhưng đây là một tòa báo.

- Nhà báo không phải để mở cửa cho hết thảy mọi người.

Anh ta khẩn khoản:

- Vâng, tôi biết thế này là đường đột quá, nhưng xin ông cho biết rằng tôi muốn làm phóng viên, mà nhất là trong tòa báo ông. Người ta cần phải chọn mặt mà gửi vàng. Tôi muốn đem tài của mình dùng cho báo ông trước nhất...

- Nhưng tôi biết tài ông to đến bực nào?

- Ông cứ dùng thử xem.

- Dùng thử xem!... (Ông chủ nhiệm đã thấy nóng tai). Không, chúng tôi không thiếu người, ông có lòng muốn giúp, xin cảm ơn. Nhưng tôi không... tôi chưa thể nhận ông được.

Trong lúc ông chủ nhiệm cau mày cúi xuống đọc những bản thảo trên bàn thì anh ta lại nói:

- Tôi chắc ông sẽ vừa lòng khi thấy những việc tôi làm sau này... Ông cứ giao việc cho tôi xem... Mà nếu ông cần biết ngay học thức của tôi...

Không nhịn nữa, ông chủ nhiệm nói gọn một câu:

- Thưa ông... tôi đi vắng.

Chàng thiếu niên sẽ mỉm một nụ cười mai mỉa, nét mặt vẫn tươi tỉnh, cúi chào chúng tôi, rồi quay ra.

Ông chủ nhiệm lắc đầu:

- Con người kỳ khôi đến thế là cùng. Nhưng thôi, thoát nợ.

---

Sáng hôm sau, chúng tôi không thấy anh ta đến nữa. Bị cự tuyệt một cách rõ ràng như thế, tất nhiên anh ta biết không còn hi vọng gì.

Chiều hôm ấy, đáng nhẽ không còn việc gì phải làm ngay, chúng tôi lại bận hơn các buổi khác. Bài vở của số báo sau đã đưa sắp chữ cả, bỗng được tin bị bỏ gần hết những mục quan trọng (hồi ấy, ty kiểm duyệt vẫn còn).

Ông chủ nhiệm vừa càu nhàu vừa lục những bài dự phòng ra coi lại. Nhưng vẫn không đủ. Đang lúc chia tay mỗi người một việc cùng nhau cặm cụi viêt lấy viết để, thì cửa tòa soạn bật mở, chàng thiếu niên hôm qua bước nhanh vào.

Ông chủ nhiệm giơ hai tay một chán nản toan sừng sộ hỏi, thì người kia nhoẻn miệng cười. Tức mình, ông để mặc chàng ta đó, đứng dậy gọi người thư ký vào toan cự thì chàng ta cau:

- Lỗi đó ở cả tôi. Tôi xin ra ngay. Nhưng xem chừng ông bân lắm thì phải.

- Tôi chẳng bận gì hết. Nhưng...

- Không hề gì. nếu ông vội, xin cứ cho tôi biết... Hay để cho tôi cùng viết đỡ các ông này cho chóng xong.

Chàng ta nói rất dịu dàng, miệng tươi cười rất thực tàh, khiến ông chủ nhiệm cũng phải nguôi giận.

- Nếu vậy, ông ngồi xuống đó, viết cho tôi ba cột về việc chủ hiệu cầm đồ lừa đảo... Ông biết viết ấy chứ?

- Biết.

- Nhưng ông có biết tôn chỉ của báo tôi không đã?

- Định làm cho một tờ báo lại không biết tôn chỉ báo ấy sao!

- Được, ông thuật về việc này qua loa thôi, còn thì phải công kích dữ.

- Tôi hiểu.

- Một giờ nữa phải viết xong.

Bốn mươi phút sau, người thiếu niên đã đưa cho ông chủ nhiệm ba tờ giấy đặc chữ.

Ông chủ nhiệm cầm lấy đọc một lần, hơi gật đầu. Đó là triệu chứng hay.

Ông ký bức điện tín người ta vừa đem vào, đọc nốt trang sau cùng, sửa qua mấy chữ viết không được rõ.

Đọc xong, ông lấy bút chì xanh viết mấy chữ lên cạnh trang đầu, đứng nhìn người thiếu niên bằng đôi mắt gườm gườm nhưng không có vẻ ác cảm.

Anh ta se sẽ hỏi:

- Thưa ông, bài tôi viết...

- Không tồi lắm. Nhưng ông nhất định làm phóng viên cho báo tôi?

- Vâng... Sao?

- Vậy ngay bây giờ ông có thể đi Bắc Ninh được không?

- Đi điều tra?

- Phải, mà phải đi rất nhanh. Người ta mới bắt được một tụi buôn thuốc phiện lậu rất quan trọng.
 
Mời các bạn đón đọc Lê Phong của tác giả Thế Lữ.

Giá bìa 72.000   

Giá bán

44.000 

Giá bìa 72.000   

Giá bán

44.000