DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hành Trình Khám Phá Thế Giới Triết Học Phương Tây

Tác giả William F. Lawhead
Bộ sách
Thể loại Triết Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 2831
Từ khóa eBook pdf full William F. Lawhead Phạm Phi Hoành Triết Học Tư Tưởng Triết Học Phương Tây Sách Scan
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Triết học hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Những suy nghĩ và hành vi cũng như những thắc mắc và chủ đề trò chuyện của chúng ta thông thường là thấm đẫm ý nghĩa triết lý.

Một khi đã biết về lịch sử triết học và nếu chú ý, bạn sẽ nghe được tiếng nói của các triết gia trong các câu chuyện hàng ngày, trên báo chí, truyền hình và trong những biến động xã hội diễn ra khắp mọi nơi. Triết gia có thể dùng những ngôn từ trừu tượng để theo đuổi các ý tưởng có vẻ rất mơ hồ, nhưng những dẫn xuất của các ý tưởng và ngôn từ ấy luôn đề cập đến mọi vấn đề của đời thường và liên quan sâu sắc đến đau khổ và hạnh phúc của mỗi con người.

Cuốn sách này là một cẩm nang hướng dẫn tìm hiểu lịch sử triết học phương Tây, từ thời kỳ cổ đại của văn minh Hy Lạp cho đến những diễn biến mới nhất của thế giới triết học trong thế kỷ 20. Mỗi chương sách đều kèm theo các câu hỏi để hệ thống hóa kiến thức và mở rộng tầm suy nghĩ, đây là một giáo trình hàm súc và sinh động dành cho mọi độc giả.

***

Cuốn này cung cấp một cái nhìn khá bao quát về triết học phương Tây từ thưở sơ khai đến nay. Mình đánh giá cao cuốn này ở điểm nó đã kết hợp khá tốt các yếu tố kể chuyện, sự chọn lọc các triết gia cũng như các tư tưởng có tính đại diện xuyên suốt lịch sử triết học phương Tây, đặc biệt so với một vài cuốn khác thì cuốn này còn bao gồm cả trào lưu giải cấu trúc, giúp mình lần đầu tiếp xúc và nắm bắt sơ qua tư tưởng của Foucault, một nhân vật mà mình khá tò mò mà chưa có dịp tìm hiểu. Về cơ bản thì đây là một cuốn mà mình thấy tốt cho quá trình tìm hiểu triết Tây, chỉ có điều không rõ do cách dịch, nguyên tác hay do bản thân triết lý mà có những chỗ mình không nắm bắt được, chỉ có thể hiểu đại ý, và nhiều chỗ thì mình nghĩ nếu không do mình đã có chút kiến thức từ trước thì cũng sẽ không nắm bắt được. Một điểm nữa mình không thích lắm là chương mở đầu :)) màu sắc khá giáo điều và có vẻ đây là một cuốn giáo trình cho sinh viên, vì sau mỗi chương sẽ có câu hỏi nữa. Cơ mà có vài câu khá thú vị đấy! (dù mình chỉ đọc phần câu hỏi để nghĩ :)))
P/S: vì cuốn này dài hơn mà lại có phần khô khan hơn Câu truyện triết học của Will Durant nên cảm giác sẽ hơi giống một cuộc marathon :)) nhưng khi kết thúc thì cũng để lại chút tiếc nuối...

***

Thuật ngữ "Triết học phương Tây" muốn đề cập đến các tư tưởng và những tác phẩm triết học của thế giới phương Tây. Về mặt lịch sử, thuật ngữ này đề cập đến tư duy triết học trong văn hóa phương Tây, bắt đầu với triết học Hy Lạp trong thời kì tiền-Socrates với những đại biểu như Thales và Pythagoras, và cuối cùng phát triển với phạm vi trên toàn cầu. Từ "philosophy" bắt nguồn từ chữ Hy Lạp cổ đại philosophía (φιλοσοφία) với nghĩa đen là "tình yêu trí tuệ" (φιλεῖν phileîn, "yêu" và σοφία sophía, "trí tuệ"). Một cách tường minh hơn, triết học có thể được định nghĩa là: "những nỗ lực của con người nhằm nghiên cứu một cách hệ thống các cấu trúc căn bản nhất của toàn bộ trải nghiệm mà ta có, nhằm đạt được những niềm tin rõ ràng về mặt khái niệm, được xác nhận về mặt kinh nghiệm và nhất quán về mặt tư duy nhất có thể."

Trong lịch sử, phạm vi của triết học bao gồm tất cả những nỗ lực nhằm đạt tới trí tuệ, tức bên cạnh những vấn đề triết học như cách mà ta hiểu hiện tại, nó cũng chứa đựng kiến thức của những bộ môn mà nay được coi là khoa học như vật lý, toán học và thiên văn học. Chẳng hạn, cuốn sách Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên của Newton nay được coi là một tác phẩm về vật lý chứ không phải triết học. Triết học, theo cách hiểu hiện đại hơn, thường đề cập đến các vấn đề thuộc vào ba lĩnh vực chính là nhận thức luận (ví dụ, "Con người có thể nhận thức được những gì?"), siêu hình học ("Bản chất tối hậu của hiện thực là gì?") và luân lý học ("Tiêu chí gì đánh giá một hành động là tốt hay xấu?"). Bên cạnh đó, một số chủ đề khác như logic, chính trị-xã hội và tôn giáo cũng có thể coi là thuộc về triết học.

Các vấn đề và cách tiếp cận chúng của triết học phương Tây thay đổi không ngừng trong suốt hành trình dài hơn 25 thế kỷ của nó. Những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên đã chiêm ngưỡng vũ trụ và đi tìm những yếu tố và các nguyên lí chi phối nó. Khi các thành bang Hy Lạp được hình thành, các câu hỏi về pháp luật và đời sống của công dân trở thành những vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết. Sự trỗi dậy của Kitô giáo vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên mang đến cho triết học những câu hỏi mới như Sáng thế, đức tin và lý trí hay các vấn đề về Chân lý. Thời kỳ thịnh trị của Kitô giáo này được gọi là thời kỳ Trung cổ và kéo dài khoảng 10 thế kỷ. Đến thời kỳ Phục Hưng, mối quan tâm lại hướng về thế giới tự nhiên bí ẩn và các quy luật chi phối nó, với đỉnh cao là các khám phá của Newton. Các chủ đề triết học giai đoạn này thiên về hướng nhận thức luận và tập trung vào tâm trí con người, thứ đã giúp tạo nên những tiến bộ khoa học vượt bậc vào thời điểm đó. Sau cuộc cách mạng của Kant, triết học vào thế XIX rất đa dạng và mở ra nhiều hướng đi khác nhau. Đây chính là tiền đề tạo nên ba trường phái triết học khác hẳn nhau vào thế kỷ XX là: chủ nghĩa thực dụng, triết học phân tích và triết học hiện sinh. Đó cũng là những trường phái triết học có ảnh hưởng sâu rộng cho tận ngày nay.

Mời các bạn đón đọc Hành Trình Khám Phá Thế Giới Triết Học Phương Tây của tác giả William F. Lawhead & Phạm Phi Hoành (dịch).
FULL: PDF

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000