DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hoa Tím Ngày Xưa

Tác giả Christopher Isherwood
Bộ sách
Thể loại Lãng mạn
Tình trạng Hoàn thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 1152
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Christopher Isherwood Đoàn Duy Lãng Mạn Tiểu Thuyết Văn Học Mỹ Văn Học Phương Tây
Nguồn ebook©vctvegroup
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Trong lúc mầm mống Chủ nghĩa Quốc xã đang rình rập toàn cõi châu Âu, nhà văn Christopher Isherwood được một hãng phim thuê viết kịch bản cho Hoa Tím Ngày Xưa, một bộ phim lấy bối cảnh ở Áo với cốt truyện phù phiếm, kệch cỡm, tương phản đầy mỉa mai với tình hình chính trị gắt gao lúc bấy giờ. Qua giọng kể dí dỏm, lạnh lùng và nhãn quan sâu sắc của Isherwood, tiểu thuyết Hoa Tím Ngày Xưa đã chua chát khắc họa thứ nghệ thuật lừa dối mị dân, đưa vào trọng tâm cuộc giằng co giữa sự xảo quyệt của trò chơi thương mại và người làm nghệ thuật chân chính.
***
Hoa tím ngày xưa hay Prater Violet là một cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1945 của tác giả Isherwood, người đã viết A Single Man (được dựng thành phim) và Vĩnh biệt Berlin (cuốn này tôi cũng đã mua nhưng chưa có thời gian đọc). Tôi chọn đọc cuốn này vì thấy nó khá mỏng, và cái tên nghe cũng khá là… sến nữa. Thế nhưng giá trị của nó thì không thể dùng một chữ “sến” để hình dung.

Câu chuyện về Hoa tím ngày xưa được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật có tên là Christopher Isherwood nên người đọc cảm giác như đây chính là cuốn tự truyện của ông về giai đoạn làm công việc viết kịch bản cho phim điện ảnh ở Hollywood, ở đó ông trút ra những tâm sự về cuộc đời, về nghệ thuật, sự thương mại hoá và thậm chí cả chính trị, dưới góc nhìn của một người nghệ sĩ.

Đầu tiên phải nói một chút về tiêu đề, vì sao Prater Violet lại dịch là Hoa Tím Ngày Xưa. Prater là tên của một công viên giải trí nổi tiếng tại Vienna, nếu dịch thô thì sẽ là Hoa Violet ở công viên Prater. Đây là tên của bộ phim mà Isherwood cùng nhân vật Bergmann - vị đạo diễn người Áo gốc Do Thái phải cùng nhau tham gia sản xuất. Nội dung của bộ phim là một cô gái bán hoa tình cờ gặp một anh Hoàng tử trong công viên, khi chàng ta giả trang thành một sinh viên, hai người yêu nhau cho đến khi anh Hoàng tử tiết lộ thân phận thật sự và phải rời khỏi cô gái vì biến cố Hoàng Gia. Nói chung là một phim diễm tình sến sẩm (đúng như cái tên Hoa Tím Ngày Xưa) và với một đạo diễn, một nhà văn lao động nghiêm túc vì nghệ thuật chân chính thì cái phim này quả là quá đỗi vớ vẩn. 

Trong một diễn biến khác, quân đội Hitler tấn công vào nước Áo, chiến tranh đe doạ sự an toàn của gia đình Bergmann khiến ông không cách nào tập trung vào bộ phim. Thậm chí, chính nó đã khơi nên cơn giận dữ và cảm xúc bị kìm nén bấy lâu bên trong người nghệ sĩ, khiễn ông trút cơn phẫn nộ lên chính tác phẩm, lên những cộng sự của mình và còn đòi rời khỏi đoàn làm phim.

Trong cơn bộc phát, ông đã thốt lên rằng: “Bộ phim! Tôi ị vào bộ phim đó! Thứ bẩn thỉu vô tâm! Thứ trá nguỵ tồi tàn! Làm một bộ phim như vậy vào lúc thế này dứt khoát là điều vô tâm. Nó là tội ác. Nó dứt khoát là thứ trợ lực cho đám Dollfuss, và Starhemberg, và Fey cùng thảy mọi băng đảng của chúng. Nó che đậy nỗi nhức nhối dơ bẩn của bệnh giang mai bằng những chiếc là hồng, bằng những cánh hoa violet nguỵ thiện phản động. Nó dối trá và tuyên bố rằng con sông Danube xinh đẹp có màu lam, khi mà nước sông đã đỏ một màu máu… “

Và khi một tay phóng viên dám cả gan phỏng vấn ông, hỏi rằng ông nghĩ gì về nước Áo nhằm giật tít bán báo (chiêu trò của truyền thông mọi thời đại) thì ông đã mắng hắn xa xả, một lần nữa bộc lộ những lo lắng, giận dữ và cay nghiệt (thử tưởng tượng Hà Nội vừa bị Mỹ dội bom, mà có một ai đó phỏng vấn một ông người Việt ở Mỹ xem ông ta cảm thấy thế nào). Ở những đoạn này, Isherwood đã cho thấy một sự quan sát tinh tế, rất chân thật và có phần chua chát về sự thờ ơ của con người. Nếu biến loạn không diễn ra ở đất nước của bạn, thì mọi thứ chỉ nằm ở mục tin tức (thậm chí là giải trí, nếu nó có một tí dính dáng đến phim ảnh, nghệ thuật). Nhưng ở nơi xa đó, máu đã đổ, những con người bằng xương bằng thịt đã ngã xuống. Ta có thể làm ngơ chỉ vì nó không diễn ra ngay trước mắt ta.

Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, Bergmann và Isherwood, hai người vẫn tiếp tục hoàn thành bộ phim với toàn bộ tâm huyết. Và đó là cách mà ngành công nghiệp giải trí vận hành. Ai đó phải làm việc gì đó, dẫu bên ngoài kia đang có chuyện gì xảy ra, bởi rốt cuộc thì bạn không thể thay đổi thế giới. Bạn được sinh ra để làm tốt công việc của mình. Nó đã chọn bạn. Bạn cũng chọn gắn đời mình với nó. Ở những trang cuối của cuốn sách, Isherwood đã đặt ra một câu hỏi - điều then chốt mà chúng ta vẫn luôn đi kiếm tìm câu trả lời trong cuộc đời: Điều gì khiến chúng ta tiếp tục sống tiếp?

Bạn thử nghĩ xem, những lần chúng ta cảm thấy quá sức mệt mỏi với cuộc đời này, áp lực, thất bại, tuyệt vọng… gì cũng được, đủ cả, điều gì đã ngăn bạn không tự sát? Có phải là một việc gì đó còn dang dở? Bố mẹ bỗng dưng gọi điện chẳng hạn. Ai đó nhắn đến deadline rồi nộp bài đi. Sắp đến ngày nhận lương. Những cơ hội còn bỏ ngỏ. Thực tế hơn, bỗng dưng đói bụng. Quá sợ hãi trước cái chết. Đấy, tóm lại có thể không muốn sống nhưng cũng không đủ can đảm để chết. Chúng ta không có một lý do nào đủ chính đáng cho sự chết cả.

Nếu chẳng may (hoặc rất may), tình yêu bỗng dưng xuất hiện, vậy thì càng chẳng thể tự dưng lăn ra chết được nữa. Hoá ra lý do để sống rất đơn giản. Người ta đã và vẫn sẽ sống cùng với những nỗi sợ hãi, những lần tuyệt vọng, những lần phát điên phát rồ, phát chán ngán với những gì đang diễn ra trong đời mình, ngay trước mắt mình. Nhưng nó lại cũng là thứ định nghĩa nên cái “Tôi”. Bạn sẽ là ai nếu không có những nỗi sợ hãi đó, nhưng lần cô đơn đó? 

Kết cục thì ông thú nhận rằng mình không bao giờ xem bộ phim đó, bộ phim do chính ông viết kịch bản lời thoại. Ở một góc độ nào đó, người nghệ sĩ, những tay mộng mơ nghiêm túc chân chính vẫn có những lúc chối bỏ chính đứa con tinh thần của mình. Bạn sẽ hiểu cảm giác này khi bạn phải làm một điều gì đó, đơn thuần là do sếp hoặc khách hàng yêu cầu thế, chứ bản thân thì thấy sai sai, thậm chí ghét cay ghét đắng. Cuộc đời nó lại trái ngang như vậy đấy.

Ấy là tâm sự của tác giả Christopher Isherwood trong cuốn sách Hoa tím ngày xưa. Có vài chi tiết trong cuốn sách này tôi không thực sự hiểu, có lẽ do kiến thức về lịch sử còn hạn hẹp. Nhưng tóm lại thì đây cũng là một trải nghiệm đọc thú vị. Nó không lắt léo rồi trơn tuột như những cuốn trinh thám hay những cuốn tiểu thuyết diễm tình. Nó cũng không quá triết lý nặng nề. Nó hết sức vừa phải cả về tầm vóc lẫn giá trị, và hơn cả là nó thích hợp với người đọc là tôi đây, kể cả khi chỉ bắt được một vài dòng lưu vào bộ nhớ lâu lâu lôi ra suy nghiệm.
***

Hoa Tím Ngày Xưa có lẽ là cuốn sách mỏng nhất mình đọc trong dạo gần đây, đâu đấy tầm 170 trang đổ lại bao gồm cả lời dẫn. Và nếu có lý do để Isherwood viết nó ngắn như vậy, thì có lẽ là vì đây không phải cuốn sách để đọc một lần. Vẫn là một Isherwood mình thích cực kì với câu chuyện về những nhân vật đặc biệt trong một bối cảnh chung đặc biệt – khoảng thời gian bức bối ngay trước Thế chiến II. Không giống như Người Chuyển Tàu với sự căng thẳng trực tiếp ở Berlin, Hoa Tím Ngày Xưa dùng các nhân vật để diễn đạt gián tiếp bầu không khí ấy ở giữa lòng London.

London năm 1934, Christopher Isherwood nhận lời viết thoại cho bộ phim Hoa Tím Ngày Xưa (tên gốc là Prater Violet). Nhờ đó được gặp và làm việc với đạo diễn người Áo - Fiedrich Bergmann. Hai người cùng nhận lời mời của hãng phim Bulldog, viết kịch bản cho một bộ phim với ý tưởng mà ông chủ Chatsworth đưa ra. Khoảng thời gian ấy đã biến họ từ hai kẻ trái tính thành hai người bạn thân thiết không thể tách rời. Bergmann mở ra cho Isherwood cách nhìn mới trong nghệ thuật điện ảnh, còn Isherwood giúp ông phần nào nối kết với cuộc sống ở nước Anh. 

Bộ phim họ làm lấy bối cảnh ở Vienna, cốt truyện là một cô gái bán hoa vô tình yêu phải một chàng Thái tử cải trang dân thường. Nghe thì có vẻ chỉ là một bộ phim tình cảm, nhưng nhìn theo tình hình chung thì lại không ổn tí nào. Đó là “một bộ phim lấy bối cảnh ở Áo với cốt truyện phù phiếm, kệch cỡm, tương phản đầy mỉa mai với tình hình chính trị gắt gao lúc bấy giờ”. Đặc biệt là quá trình quay chụp còn rơi vào khoảng thời gian căng thẳng diễn ra trong châu Âu lục địa. Bergmann đâm cáu kỉnh với sự thờ ơ của những con người London, nhất là khi tình hình từ Berlin đến Vienna trở nên bất ổn.

“Anh thấy đó, tôi thấy cái ô của hắn cực kì biểu tượng. Đó là cái tính trọng thị của người Anh, nó nghĩ thế này: Mình có các truyền thống của mình, và chúng sẽ bảo vệ mình. Không thứ gì khó ưa, không thứ gì thiếu phong nhã lại có thể xảy ra bên trong khu vực riêng của mình. Cái ô đáng kính này chính là cây đũa thần của gã người Anh đó, là thứ hắn sẽ cầm ve vẩy cho Hitler mất dạng khỏi cõi đời. Khi Hitler thô lỗ từ chối không chịu biến mất, gã Anh đó sẽ mở ô ra và nói: Rốt cuộc, mình quan tâm gì một cơn mưa. Nhưng cơn mưa này sẽ là một cơn mưa bom và máu. Chiếc ô đó không phải thứ chống bom.”

Bergmann là một nhân vật được mô tả là “có khuôn mặt của một tình cảnh chính trị, một thời đại... một khuôn mặt của Trung Âu”. Và đúng cái tính cách ông cũng như thế, nó có đủ sự rối ren và phức tạp của Châu Âu. Bergmann tinh tế trong điện ảnh, theo đuổi sự hoàn hảo trong điện ảnh, là một đạo diễn tài năng nhưng ngoài ra thì ông cộc tính, thích phô trương, dễ nổi nóng, đôi khi lại rất nhạy cảm. Ông lạc lõng giữa London với những kẻ mà ông cảm thấy là trịch thượng và không biết đồng cảm với nỗi đau nơi quê nhà ông đang gánh chịu. Nhưng ông vẫn luôn cố gắng làm tốt nhất công việc chuyên môn của mình, với ít nhiều nhờ có sự đồng hành của Isherwood.

Hoa Tím Ngày Xưa là một cuốn tiểu thuyết ngắn được phân tích với rất nhiều tầng nghĩa bên trong. Từ phân tích về tính nhạy cảm, đến cuộc điều nghiên về sự tận hiến và đến cả những thứ xa hơn như mối quan hệ giữa con người với xã hội hay giữa con người với chính mình. Thực ra lúc đọc thì mình không để ý nhiều như thế, vì mình đọc dưới góc nhìn trải nghiệm thôi chứ không phải nhà phê bình. Chỉ sau khi đọc hết và quay lại đọc phần lời dẫn phân tích ở đầu sách thì mình mới ngạc nhiên vì hóa ra câu chuyện này có nhiều ẩn ý như thế.

Ở khía cạnh dễ thấy nhất thì Hoa Tím Ngày Xưa là một cuốn sách viết về những người cống hiến hết mình vì nghệ thuật. Và mình thực sự rất thích tinh thần trách nhiệm được thể hiện xuyên suốt cuốn sách này. Họ theo đuổi nghệ thuật mà cụ thể là ở mảng điện ảnh theo từng cách rất riêng. Từ người tạo nên cốt lõi của bộ phim như Bergmann đến người thợ cắt phim, người dựng cảnh, hay cả những diễn viên. Dẫu có lúc họ vẫn bảo đây là một bộ phim ngu ngốc thì nó vẫn là đứa con tinh thần mà họ cố gắng hết mình vì nó. Cụ thể như khi Bergmann tức giận vì sự dối trá sau lưng mình nhưng ông vẫn không dứt khoát buông bỏ bộ phim. Vì cho dù nó ra sao thì nó cũng là tác phẩm do chính bàn tay ông nhào nặn.

Tất nhiên vẫn còn nhiều khía cạnh khác trong Hoa Tím Ngày Xưa nhưng có lẽ bạn nên tự trải nghiệm để hiểu rõ hơn về nó. Một câu chuyện ngắn được kể với mạch thời gian vài tháng, có lúc nhanh có lúc chậm hẳn sẽ không làm bạn buồn chán đâu. Chỉ cần một buổi để bạn ngốn hết những ngày vật lộn của Bergmann và Isherwood. Và bạn sẽ thấy cách những thước phim ra đời, từ bộ phim về cô gái bán hoa violet đến một bộ phim lớn đang diễn ra trên cả châu Âu.

Đánh giá cá nhân: 4/5

Hoàng Linh

Mời các bạn mượn đọc sách Hoa Tím Ngày Xưa - Christopher Isherwood & Đoàn Duy (dịch).

may-doc-sach
Bài viết mới
Cập nhật mới nhất
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000