DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Hồi ký Lý Quang Diệu tập 2: Bí quyết hóa Rồng - Lý Quang Diệu

Tác giả Lý Quang Diệu
Bộ sách
Thể loại Hồi ký - Bút ký
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 15689
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Lý Quang Diệu Hồi ký Lý Quang Diệu Hồi ký Sách hay Tự truyện Văn học phương Đông
Nguồn e-thuvien.com
akishop

Tiki: Áp mã TIKIACTBKHXM50K để được giảm 8% tối đa 50K cho đơn từ 299K

Tên ebook: Bí quyết hóa Rồng

Tác giả: Lý Quang Diệu
Bộ sách: Hồi ký Lý Quang Diệu (tập 2)
Thể loại: Hồi ký, Sách hay, Tự truyện, Văn học phương Đông
Dịch giả: Thu SaigonBook
Số trang: 688
Xuất bản: tháng 6/2001
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Công ty phát hành: SaigonBook
Khổ: 16x24cm
Giá tiền: 120.000đ
Beta: lemontree123, ducphuongvn
Hiệu đính và đóng sách: bun
Nguồn: e–thuvien.com
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
ebook bi quyet hoa rong full prc pdf epub

Bìa sách Hồi ký Lý Quang Diệu tập 2

 

Lời tựa:
Tôi viết quyển sách này cho thế hệ trẻ Singapore, những người cho rằng một Singapore ổn định, phát triển và thịnh vượng là hiển nhiên. Tôi muốn họ thấu hiểu được những khó khăn mà một nước nhỏ chỉ rộng 640km2, không có tài nguyên thiên nhiên, phải vươn lên để tồn tại giữa những quốc gia rộng lớn hơn vừa mới độc lập và tất cả đều theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa.
Những ai đã từng trải qua chiến tranh năm 1942 và sự chiếm đóng của Nhật Bản, đã từng tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế mới cho Singapore thì không lạc quan như thế. Chúng tôi không thể quên được rằng việc có được trật tự xã hội, an toàn cá nhân, phát triển kinh tế xã hội và phồn vinh thịnh vượng không phải là quy luật hiển nhiên của sự vật, mà là nhờ vào những nỗ lực không ngừng của toàn xã hội dưới sự dẫn dắt của một chính phủ trung thực và hiệu quả do dân bầu ra.
Trong quyển sách trước đây, tôi đã miêu tả những năm định hình tính cách của tôi trong thời tiền chiến ở Singapore, sự chiếm đóng của Nhật Bản và những biến động của chủ nghĩa cộng sản và tiếp theo đó là các vấn đề chủng tộc trong hai năm ở trong Liên bang Malaysia.
Việc chiếm đóng của Nhật Bản (1942–1945) làm tôi căm phẫn vì sự tàn bạo, dã man mà họ đã dành cho những người bạn cùng châu Á với họ, làm khơi dậy trong tôi tinh thần dân tộc và lòng tự trọng, cũng như sự căm hờn vì bị đối xử trịch thượng. Bốn năm học đại học ở Anh sau chiến tranh đã củng cố thêm quyết tâm thoát khỏi ách cai trị thuộc địa của thực dân Anh trong tôi.
Năm 1950 tôi trở về Singapore, tin tưởng vào mục tiêu của mình nhưng lại không lường hết được những khó khăn hiểm nguy phía trước. Làn sóng chống thực dân đã lôi cuốn tôi và nhiều người cùng thế hệ. Tôi tham gia hoạt động công đoàn và chính trị, lập ra một đảng chính trị và vào năm 1959, ở tuổi 35, tôi đảm nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ đầu tiên, được bầu của Singapore tự trị. Tôi cùng bạn bè thành lập mặt trận thống nhất với những người cộng sản. Ngay từ đầu, chúng tôi biết rằng sẽ phải có lúc đường ai nấy đi và khi có cơ hội là thanh toán lẫn nhau. Khi điều ấy xảy ra, cuộc đấu tranh thật là ác liệt và may thay chúng tôi đã không bị đánh bại.
Chúng tôi nghĩ rằng tương lai lâu dài cho Singapore là quay lại với Malaya, vì vậy chúng tôi hợp nhất với Malaya tạo thành Liên bang Malaysia vào tháng 9/1963. Chưa đầy một năm, vào tháng 7/1964, chúng tôi phải chịu đựng những cuộc bạo động phân biệt chủng tộc giữa người Malaya và người Hoa ở Singapore. Chúng tôi bị mắc kẹt trong cuộc đấu tranh nan giải với những người Malay cực đoan trong đảng cầm quyền UMNO (Tổ chức Dân tộc Đoàn kết Malaya) – những người kiên quyết muốn có một Malaysia do người Malay thống trị. Để phản công lại việc họ dùng những cuộc bạo động cộng đồng để đe dọa chúng tôi, chúng tôi tập hợp những người, không phân biệt Malay hay không Malay, trong toàn Malaysia vào Tổ chức Đoàn kết Malaysia nhằm đấu tranh vì một Malaysia của người Malaysia1. Cho đến tháng 8/1965, khi không còn chọn lựa nào khác, chúng tôi đành phải tách ra.
Sự ức hiếp và đe dọa dựa trên sắc tộc đã làm cho người dân của chúng tôi sẵn sàng chịu đựng gian khổ để xây dựng một mình. Bên cạnh đó, kinh nghiệm đau thương về các cuộc bạo động chủng tộc càng thôi thúc tôi và các đồng chí của tôi quyết tâm xây dựng một xã hội đa chủng tộc đảm bảo đối xử công bằng với mọi công dân, không phân biệt chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo. Đó là tôn chỉ hướng dẫn các chính sách của chúng tôi.
Quyển sách này đề cập đến quá trình làm việc gian khổ, lâu dài để tìm ra cách giữ gìn độc lập và kế sinh nhai mà không có Malaysia làm nội địa. Chúng tôi phải chống lại những bất lợi tưởng chừng như không thể vượt qua để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu tiến đến phồn vinh thịnh vượng trong vòng ba chục năm.
Những năm sau 1965 là thời kỳ bề bộn và đầy âu lo bởi vì chúng tôi phải chiến đấu để đứng vững. Chúng tôi nhẹ nhõm khi thấy vào năm 1971, chúng tôi đã tạo đủ công ăn việc làm để thoát khỏi nạn thất nghiệp trầm trọng, mặc dù người Anh đã rút quân đội ra khỏi Singapore. Nhưng chỉ sau khi chúng tôi vượt qua được cơn khủng hoảng dầu lửa quốc tế năm 1973, với giá dầu tăng gấp 4 lần, thì chúng tôi mới tin chắc là chúng tôi có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Sau đó, chúng tôi phải làm việc cật lực, hoạch định và ứng biến nhằm củng cố địa vị là một quốc gia độc lập có khả năng liên kết mậu dịch và đầu tư với các nước công nghiệp hàng đầu và là một trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ và thông tin thành công trong khu vực.
Chúng tôi đã đưa thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu người từ 400USD vào năm 1959 (khi tôi nhậm chức thủ tướng) lên hơn 12.200USD vào năm 1990 (khi tôi từ chức) và 22.000USD vào năm 1999, tại thời điểm có nhiều biến động to lớn về kinh tế và chính trị trên thế giới.
Về điều kiện vật chất, chúng tôi đã bỏ lại sau lưng những vấn đề nghèo nàn của Thế giới thứ Ba. Tuy nhiên, phải mất một thế hệ nữa, những tiêu chuẩn xã hội, văn hóa và nghệ thuật của chúng tôi mới sánh được với cơ sở hạ tầng của Thế giới Thứ nhất mà chúng tôi đã thiết lập được. Suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh của thập niên 60 và 70, khi vẫn còn chưa rõ phe nào sẽ chiến thắng, chúng tôi đã liên kết với phương Tây. Sự phân chia trong Chiến tranh Lạnh đã làm cho môi trường quốc tế đơn giản hơn. Vì những nước láng giềng của chúng tôi đều chống lại những người cộng sản nên chúng tôi nhận được tình đoàn kết khu vực lẫn sự ủng hộ quốc tế của Mỹ, phương Tây và Nhật Bản. Vào cuối thập niên 80, rõ ràng chúng tôi đã đứng về phe của những người chiến thắng.

Đây không phải là quyển sách chỉ dẫn cách xây dựng một nền kinh tế, một quân đội hoặc quốc gia, mà là sự tường thuật lại những vấn đề mà tôi và đồng sự của tôi đã phải đối mặt và cách giải quyết chúng. Tôi viết cuốn sách trước đây dưới dạng tự thuật theo thứ tự thời gian. Với ý định để cuốn sách này không quá dài, tôi đã viết nó dưới dạng chủ đề, cô đọng 30 năm chỉ trong 700 trang.
 
           Mời các bạn đón đọc Hồi ký Lý Quang Diệu tập 2 của tác giả Lý Quang Diệu.

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
hỗ trợ trực tuyến
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 160.000

Giá bán

128.000

Tiết kiệm
32.000(20%)
Giá bìa 160.000

Giá bán

128.000

Tiết kiệm
32.000(20%)