DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Ý chí và lòng quyết tâm ra đi thực hiện sứ mệnh cứu nước, giúp nhà của người thanh niên HOÀNG VĂN THỤ được nhà văn Tô Hoài khắc họa sinh động. Với niềm tin và hi vọng vào tương lai sáng lạn, chàng trai dân tộc Tày vùng đất biên ải đã không quản ngại gian khổ, bão táp, hiểm nguy “vượt ngàn dặm xa” để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên con đường cách mạng và phụng sự cách mạng ấy, anh không lẻ loi, bởi bên anh luôn có những người bạn, người thầy, người anh em, đồng chí cùng chung chí hướng…

“Việc cách mệnh trước nhất ở mình. Mình phải là người đi tổ chức anh em cùng làm ra cách mệnh...” (Hoàng Văn Thụ)

Mời các bạn tìm đọc bộ sách Kỉ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2021)

           Lý Tự Trọng

•           Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ

•           Chị Sáu ở Côn Đảo

•           Trần Văn Ơn

•           Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ

•           Sống như Anh

***
Nói đến đi tìm cách mệnh, đi làm cách mệnh Thụ cũng tưởng ra một đoàn tàu hoả đương vun vút lao, trên mình đoàn tàu oai hùng lấp lánh ánh sáng bóng cây và bóng lắng liên liến đưa qua các cửa toa những hình ảnh chuyển động, rực rỡ, những cái gì thay đổi. Tiếng còi tàu nổi lên, xé ngang mọi băn khoăn và luôn luôn thúc giục người đi xa.

... Cả đêm Thụ khoanh hai tay lên ngực. Không vì rét mà vì nỗi băn khoăn về những khổ cực cứ quanh co không phá ra được của con người và càng nghĩ càng bồi hồi về tinh thần yêu nước tự nhiên đến nỗi không biết đấy là yêu nước của người các dân tộc ở biên giới mà Thụ vẫn nghe nói, bây giờ mới thật biết. Thụ không chợp mắt được. Làm thế nào? Phải tìm cách ở đây, cho đến lúc gặp được cách mệnh, đi làm cách mệnh...

Hơn hai năm, niềm hy vọng đẹp đẽ của người thanh niên đi tìm lý tưởng vẫn nguyên vẹn và càng đinh ninh. Gian khổ, bão táp trên đường Vũ Hán và Long Châu đỏ không khiến Thụ sờn lòng mà càng làm cho Thụ tin một ngày kia cách mệnh Việt Nam sẽ tới, đất nước được giải phóng, những làng mạc nghèo khổ thế này phải được sung sướng.

Chỉ có chủ nghĩa cộng sản và theo gương hoạt động của hồng quân Trung Quốc thì mới tới được thắng lợi, tới được tất cả những ao ước rất thơ mộng nhưng thật thiết tha của những người thanh niên đứng trên cầu Kỳ Lừa, nghe tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái vọng tới. Nước Việt Nam sẽ độc lập và tỏ mặt với bốn bể năm châu...

Chuyến này Thụ đi theo những con đường quần chúng mà Thụ vừa mở. Về Hà Nội. Thụ về Hà Nội, mỗi ngày bước chân sâu vào trận địa của cách mệnh, Thụ càng thấy mỗi lúc một cần thiết đi vào lòng đất nước, vào giữa quần chúng tin yêu và được ở đấy chiến đấu giáp mặt quân thù...
***

Thụ trở về, gặp Phong đã ở Khơ Đa.

Phong về Khơ Đa, đợi Chi trong Điềm He rồi hai người đi Cao Bằng. Các cơ sở dọc biên giói đương toả rộng, Phong muốn mình được đi con đường quần chúng bảo vệ Đảng qua huyện Đông Khê xuống tận Nước Hai bên Cao Bằng.

Hai người gặp nhau lần ấy, vui thích và quyến luyến lạ lùng! Ở Thụ và Phong đượm một tình cảm vừa bạn, vừa đồng chí, không phân biệt được. Thật ra thì không thể phân biệt đâu bạn, đâu đồng chí, khi tình bạn nảy nở thật sâu sắc và tình đồng chí cao cả đến độ thật thiêng liêng và đấy mới là có tình cảm chân chính đối với nhau.

Cái vui của hai người cụ thể trong câu chuyện trước mắt: Cơ sở cách mệnh ở Khơ Đa và Ma Mèo, ngay dưới chân núi Áng Cúm có con đường 4 xuyên trưóc mặt, kẻ thù xộc đến lúc nào cũng được, hai đầu có Đồng Đăng với Nà Sầm, quan Tây và tổng xã đoàn nếu đứng sắp dãy ra thì ken vai chật đường. Nhưng mặc địch cứ lùng bắt, cách mệnh cứ nảy nở. Thụ và Phong cứ đến Khơ Đa, tự nhiên. Vào xóm là có quần chúng canh gác ngay. Có khi Tây nghe tin hão đi vây hang Áng Cúm, chúng lộn xộn chửi nhau dưới đường 4 trong khi trên xóm Khơ Đa vẫn họp tổ Đảng. Cái vui của công tác phát triển.

Cả hai người cùng thấm thía và cảm động, nhất khi Phong nghe Thụ kể chuyện bây giờ trong châu Bắc Sơn, Đảng đã đến đấy, khắp châu, quần chúng đương nóng lòng trông chờ và sẵn sàng cách mạng. Cái vui ở đấy và cái vui còn thắm thiết mỗi lần Thụ gặp Phong. Mỗi lần Thụ gặp Phong, bao giờ cũng thấy được tinh thần suy nghĩ, công việc mình lại có một ước mơ mới hơn, rộng hơn. Ở Phong mọi công việc từ công tác của một tổ một người, đến công tác Quốc tế, ở biên giới hẻo lánh này hay đi bất cứ những nơi nào trên trái đất, cái quan trọng của các loại việc các nơi khác nhau ấy đều không cái gì quá tầm tay và đều được xem xét, thực hiện cẩn thận, khắt khe, đinh ninh như nhau. Chủ nghĩa đế quốc kẻ thù của công nông thì chẳng bao lâu nữa sẽ bị tiêu diệt, có thể tính trước ngày tận số của nó. Niềm tin lạc quan của Phong chỉ một đinh ninh ấy.

Phong đối với Thụ cũng như thế. Quyết tâm bỏ tất cả để đi tìm lý tưởng của Thụ cũng như Chi và Hùng, không trở lực nào cản được, mỗi lần gặp cứ khiến Phong nhớ lại lớp tuổi trạc Phong ở quê nhà, khi mới hiểu biết, cũng một sôi nổi ấy. Sau này, tin tưởng của Phong đưa vào hành động đã tới được kết luận mạnh mẽ rằng giai đoạn cách mạng quyết liệt này phải có Đảng ta lãnh đạo, không phải chỉ là một mong muốn mà sự thực là ở đâu cũng càng ngày càng nhiều người tốt đẹp như Thụ đến với Đảng.

Lần gặp nào cũng bề bộn công tác. Nhưng lần này có những việc quan trọng, hai người đều cảm thấ

Đêm vào thu, mát hây hây, mà họ chưa ngủ. Họ không muốn ngủ, họ còn cố thức để hỏi được, nói được với nhau nhiều chuyện hơn nữa.

Như vậy, ngày mai, hai người lại đi xa.

Phong đợi Chi, Hùng vào Cao Bằng, khi trở ra, Phong ra Hồng Kông, chắc còn lâu mới lại gặp nhau. Còn Thụ, Phong vừa truyền đạt, theo yêu cầu công tác, Thụ về Hà Nội.

Chuyến này Thụ đi theo những con đường quần chúng mà Thụ vừa mở. Chà chà, về Hà Nội. Thụ về Hà Nội, mỗi ngày, bước sâu vào trận địa của cách mệnh, Thụ càng thấy mỗi lúc một cần thiết đi vào lòng đất nước, vào giữa quần chúng tin yêu và được ở đấy chiến đấu mặt giáp mặt quân thù. Ý nghĩ “ra đi” của những năm trước, thật sôi nổi, cũng thật thơ ngây, vẫn còn cảm thấy trở lại.

Phong nói:

– Năm ạ, những kế hoạch chúng ta vạch ra ở Lũng Nghìu, nay đã thực hiện được. Thế là con đường về xuôi đã thông rồi.

– Nhưng vẫn chưa đủ đường vào Bắc Sơn đâu. Còn lối nữa, gần hơn qua Thất Khê, qua Điềm He nhiều, lối này vào châu Văn Uyên, đi qua làng tôi rồi tắt sang đèo Tam Canh, Mã Hợp nói chỉ một đêm đi khoẻ là tới. Tôi sẽ đi đường ấy, ta đánh đường nữa vào Bắc Sơn càng hay.

Phong im lặng. Phong đã đương nghĩ đến một việc khác. Trầm ngâm, rồi Phong bảo Thụ:

– Mình lại sắp đi xa. Có việc mới này nữa bàn với Năm nhé. Đoàn thể ta cần một đồng chí phụ nữ ra công tác hải ngoại. Công tác không khó, nhưng cần người tốt và đi lâu. Năm thử tìm xem.

Thụ lẩm nhẩm

– Cô Khó, cô Máo ở Tà Lài thì bị bắt rồi. À tổ Khơ Đa này cũng còn hai người.

Phong phân vân:

– Không nên rút người cơ sở các làng biên giới...

Thật khó. Còn ai nữa đâu! Chợt Thụ nhớ: Hay là... hay là... ta nói với anh Vương “cao” cho Mảy đi. Có thể. Thụ nhìn Phong ngập ngừng rồi nói:

– Tôi sẽ tìm.

– Khi mình ở Cao Bằng ra thì đã tìm được chưa? Năm sắp đi kia mà?

– Tôi sẽ dặn Mã Hợp gặp anh.

Cơ quan hải ngoại của Trung ương Đảng ở Hồng Kông, từ hai năm nay, vẫn hoạt động và giữ được liên lạc với Hải Phòng, Sài Gòn và đi Quốc tế. Các đồng chí Đảng của Trung Quốc ở đấy giúp cách mệnh Việt Nam nhiều, cả mọi việc sinh hoạt. Nhưng có một việc nhỏ, mà rắc rối, đấy là cách đối phó với luật thuê nhà ở Hồng Kông. Ở đấy đế quốc Anh chỉ cho phụ nữ đứng chủ thuê nhà. Bấy lâu, cơ quan vẫn giải quyết được cái khó ấy nhưng Phong muốn có được một người đồng chí phụ nữ giác ngộ cách mệnh ở trong nước, ra lo cả việc quản lý cơ quan. Được thế, thật tiện và đàng hoàng.

Thụ nghĩ đến Mảy. Bấy lâu, trong đà phát triển cách mệnh ở Lạng Sơn, thì ở Nhân Lý, xóm Phạc Lạn, xóm Bó Lào, xóm Háng Lệ đều đã có tổ chức cách mệnh, nhưng tổ chức còn yếu. Có lần Mã Hợp vào đưa truyền đơn, mỗi tổ nhận nhưng không ai dám đi tranh đấu rải truyền đơn, sau đem bỏ bếp cả.

Mảy cũng đã vào tổ nông dân bí mật. Nhưng cái tiếng nhà ma gà vẫn cứ bó chặt mãi với cái túng quẫn cùng đường trong gia đình. Ruộng không đủ cấy, không ai cho thuê ruộng. Năm ngoái nhà Mảy bán nốt mảnh rừng hồi cuối cùng. Rồi có người dưới xóm Nà Pàn muốn lấy Mảy về làm lẽ. Mảy chỉ khóc mà chẳng dám cãi lại bố mẹ. Nhưng nghe ngóng thế nào, có lẽ biết nhà ấy có ma gà, không thấy dưới Nà Pàn động tĩnh gì nữa.

Những nhà Nùng Cháo trôi giạt đến Nhân Lý, cũng không làm thế nào đỡ túng đói. Người Nùng Cháo lại phải tính chuyện đi nơi nào sống được. Từ năm ngoái, nhà Mảy và mấy nhà Nùng xóm Phạc Lạn và ngoài Phố Lẩu bàn định xuống Thái Nguyên tìm ruộng làm. Bố mẹ Mảy đã lo tính mọi điều rồi. Phải chạy, phải trốn cho hết tiếng ma tiếng ác thì may ra mới khỏi đói, mới sạch được cái đồn thổi chết người kia.

Mời các bạn đón đọc Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ của tác giả Tô Hoài.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000