DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Triết học Kant - Trần Thái Đỉnh

Tác giả Trần Thái Đỉnh
Bộ sách
Thể loại Triết Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 11635
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Trần Thái Đỉnh Triết học Giáo trình
Nguồn e-thuvien.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY

Cách đây chừng hai mươi năm, vào những năm đầu 1980..., một anh bạn ở Paris cắt gửi cho tôi một bài báo của tờ Le Nouvel Observateur hay là tờ L’Express, tôi không nhớ rõ, kể lại cuộc hội thảo của mấy giáo sư triết học nước Pháp. Mấy ông bàn về tình hình môn triết học lúc đó, một tình hình không hẳn là khủng hoảng, nhưng không còn hướng đi mãnh liệt như hồi phong trào Hiện sinh (những năm 40 và 50) và phong trào Cơ cấu (những năm 60 và 70). Nhất là vì những phân tích sâu xa của một Michel Foucauld chẳng hạn đã đưa tới chỗ kết luận rằng “con người chỉ là một ảo tưởng, một quan niệm rỗng”. Con người chết rồi.

Đứng trước tình hình đó, Gs. Jacques Derrida đã kết thúc cuộc hội thảo bằng câu nói mà tôi nhớ từng chữ: “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant. - II faut donc recommencer par le commencement. II faut recommencer avec Kant”.

Tại sao bắt đầu lại từ đầu là bắt đầu lại với Kant ? Chúng ta đã có 3 lần bắt đầu trong lịch sử triết học, nhưng chỉ với Kant, triết học mới đã thật sự đi vào đúng hướng của nó.

A. Lần thứ nhất với Socrate. Sau khi những bậc hiền nhân như Thalès, Parménide, Anaximandre, Anaximène... tìm hiểu bản tính cửa vũ trụ vạn vật (phusis), mà có vẻ quên con người,Socrate đã đưa ra mục tiêu của triết học là “Anh hãy hiểu biết chính bản thân mình”. Đối tượng của triết học phải là tìm hiểu con người. Nhưng rồi Platon, đệ tử của Socrate và Aristote, đệ tử của Platon, trong khỉ say mê suy tưởng, đã lại đi quá sâu vào hướng nghiên cứu về “bản tính” (phusis). Cho nên, với những đóng góp lớn lao cho triết học, môn triết học Hy Lạp, trước và sau Socrate, vẫn chưa thoát khỏi sức thu hút của cái “bản tính".

Sau đó, bước vào thời Trung cổ, triết học đã ngủ “giấc ngủ giáo điều ”, một giấc ngủ triền miên mười mấy thế kỷ, trong thân phận “nữ tỳ của môn thần học” (ancilla theologiae).

B. Lần thứ hai với Descartes và Hume. Descartes là người đầu tiên đề cao vai trò lớn lao của tâm trí con người, nhưng vì đã tuyệt đối hóa vai trò của tâm trí, của Cogito, cho nên ông đã đưa triết học vào đường cụt của thuyết Duy tâm. Phải nhờ tài trí của Locke và nhất là của Hume, triết học mới tránh được con đường sai lầm đó, và thoát khỏi “giấc ngủ giáo điều” đã kéo dài quá lâu. Nhưng các ông đã lại đưa triết học vào một con đường sai lầm khác, một đường cụt mới, đối lập với đường cụt của triết Descartes: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm.

C. Lần thứ ba với Kant. Đứng trước cơn khủng hoảng đó của triết học, trước ngã ba đường mà trước mắt cả hai lối đi cùng dẫn tới những con đường cùng, Kant đã làm công việc mà trước đây chưa có một triết gia nào nghĩ tới. Như ông đã nói, ông không nhắm phê bình hệ thống tư tưởng này hoặc tác phẩm kia, nhưng ông đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng cửa con người. Kant đã tự đặt cho triết học phê bình cửa ông 4 câu hỏi:1) Tôi có thể tri thức gì? 2) Tôi phải làm gì? 3) Tồi có quyền hy vọng gì? 4) Con người là gì?

Kant, đã tìm cách trả lời 3 câu hỏi trước bằng 3 cuốn Phê bình của ông. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học cửa ông: triết học về con người. Mà con người, như Pascal đã nói, không phải là thiên thần, cũng không phải là con vật. Không chỉ là tâm linh, cũng không chỉ là thần xác. Cho nên cầu nói thời danh ngàn đời của Pascal vẫn còn đó để nhắc nhở chúng ta: “Qui fait 1’ange, fait la bête. Ai làm bộ thiên thần sẽ làm con vật”.

Nhìn lại những năm đầu thập niên 80, chúng ta thấy triết học cũng có vẻ đứng ở ngã ba đường, mà hai ngả vừa đi qua là hai con đường cụt: triết Hiện sinh đã coi con ngườitự do, một thứ tự do gần như tuyệt đối. Con người không còn là thành phần vũ trụ vạn vật, không còn hữu-tại-thế. Một hình thức của chủ nghĩa Duy tâm. Trái lại, khi thuyết Cơ cấu đi tới mức chủ nghĩa (isme), mà cái đặc sắc của tư tưởng Tây phương là đi tới chủ nghĩa, vì chỉ khi đó một tư tưởng mới biểu lộ hết cái hay và cái dở của nó, chứ không ở mãi cái thế truyền thống như Đông phương, vậy khi thuyết Cơ cấu đi tới mức chủ nghĩa, thì những phân tích của nó đã lạnh lùng khẳng định rằng: con người chỉ là ảo tưởng. Nói cách khác, con người chỉ là một vật thể. Một hình thức của chủ nghĩa Duy vật.

Tôi không có phương tiện (sách, báo) để theo dõi những chuyển hướng cửa triết học Pháp nói riêng, nhưng những thông tin ít ỏi mà tôi có được những năm gần đây cho thấy tư tưởng của Kant đã có tác động tốt vào nền triết học Tây phương. Triết học ngày càng trở thành khoa Nhân học (anthropologie) với khuynh hướng chỉ đạo là thuyết Giải thích (Herméneutique), và một trong những vị thầy lớn nhất là Gs. Paul Ricceur, ông thầy đáng tôn kính của nhiều thế hệ chúng tôi. Khai thác những tư tưởng của Nietsiche, những phân tích của Marxnhất là của Freud, nhóm Ricocur đã giúp triết học nhận rõ nhân dạng sâu xa và đích thực của con người, qua những biểu tượng của dân tộc học và phân tâm học.

Bài học của Kant mà nhóm Ricoeur đã biết lợi dụng là bắt đầu lại với Kant mà không dừng lại ở Kant, cũng như Kant đã không dừng lại ở Platon, Aristote, Descartes, Hume... Đúng như Nietsiche đã nói một câu mà lẽ ra chúng ta phải ghi tâm. ông nói: “Mỗi bậc kỳ tài có nguy cơ trở thành một tận thế” (Chaque génie risque de devenir une fin du monde). Người ta thấy các vị đó quá vĩ đại, quá siêu phàm. Và người ta tôn kính các ngài đến nỗi coi đó là những ngọn Thái sơn không ai có thể vượt qua. Cái tai hại của các bậc vĩ nhân là thế. Mà điều tai hại này không do các ngài chút nào, nhưng do người ta đã không biết sử dụng những đóng góp vĩ đại của các ngài. Lẽ ra, thay vì thụ động tôn thờ các ngài như thánh hiền, ta phải làm như câu châm ngôn Việt Nam, “Con hơn cha, nhà có phước”. Nhất là trong lãnh vực tư tưởng, người ta phải làm như Abélard đã nói: “Các ngài là những người khổng lồ che khuất cả chân trời, nhưng chúng ta phải leo lên vai các ngài để nhìn về phía trước, tìm cách tiến thêm mãi”.

Tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản và các học trò cũ của tôi (ở khoa Triết các trường Đại học Văn Khoa Sài gòn, Huế và Đà Lạt): Nguyễn Quang Tuyển, Lê Nguyên Đại, Dương Anh Sơn và nhất là nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã đóng góp công sức rất nhiều cho lẩn tái bản cuốn Triết học Kant của tôi để đáp ứng nhu cầu học hỏi của giới trẻ. Rất tiếc vì tuổi già, tôi không còn đủ sức để bổ túc cho cuốn sách này những kiến thức mà nền triết học thế giới đã mang lại cho triết học Kant mấy chục năm nay. Nhưng tôi hy vọng cuốn sách vẫn có thể giúp ích cho các sinh viên triết học hôm nay.

TRẦN THÁI ĐỈNH

(4/2/2005)

Mời các bạn đón đọc Triết học Kant của tác giả Trần Thái Đỉnh.

may-doc-sach

Cập nhật mới nhất
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000