DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

Tác giả Nguyễn Chí Linh
Bộ sách
Thể loại Du ký
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 7675
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Nguyễn Chí Linh Du Ký Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn waka.vn
akishop
Không hẳn chỉ những ngày rằm lớn, mỗi khi buồn hay gặp những chuyện không hay trong cuộc sống mẹ tôi lại đến chùa. Trong ký ức của tôi, ngôi chùa tuổi thơ luôn đẹp đẽ với cây Bồ Đề to gốc xanh lá đứng reo giữa trời xanh và tán của cây rộng lớn đến mức dường như ôm cả mái chùa được lợp bằng lá dừa vào lòng vuốt ve. Những lần chơi dưới gốc cây Bồ Đề tỏa mát quanh năm, ngọn gió thổi qua làm cây vặn mình răng rắc cũng đủ khiến tôi chết khiếp bởi tưởng tượng ra một thế lực vô hình nào đó đang hiện hữu quanh mình. Mẹ tôi dạy rằng, mỗi lúc con sợ sệt điều gì đó, hãy nhắm mắt lại và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Dù khả năng hấp thụ của trẻ thơ chẳng là bao nhưng từ đó, câu chú ấy như một niềm tin mà tôi cố vận vào mình để giải quyết mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.

Mùa hè năm 1986, tôi lại sống trong kỷ niệm khi bộ phim Tây Du Ký được trình chiếu. Mỗi khi nghe bản nhạc dạo đầu bộ phim, tôi luôn phải bỏ dở việc đang làm, xin phép mẹ chạy sang nhà hàng xóm kế bên xem ké. Tôi vẫn thuộc lòng đoạn hát: “Thấp thoáng chân mây biết phương nào, thấp thoáng chân mây xa tít mù, về Thiên Trúc còn quá xa, bao khó khăn vượt qua…” Và cứ mỗi mùa hè trôi qua, tôi lại cảm nhận thêm thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải: Người giỏi bao giờ cũng khó khăn trên con đường đi của mình bởi xu thế nịnh hót luôn được ưa thích.

Khi gặp phải khó khăn, Tề Thiên Đại Thánh luôn nhờ sự giúp đỡ của các vị Tiên, Phật giống như con người lúc bế tắc tìm đến Phật Pháp để lấy lại niềm tin. Với tôi, dù mỗi tôn giáo có nguồn gốc hình thành, tâm linh, đấng tối cao hay cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng chung quy cơ bản vẫn là khơi dậy tính thiện trong mỗi con người bởi thiện và ác chỉ có ranh giới mong manh như sợi chỉ.

Biết tôi yêu thích con đường tơ lụa, em gái Khải Đơn tặng tôi quyển sách Muôn dặm không mây của bà Tôn Thư Vân để làm bạn tâm giao. Tôi say mê đọc quyển sách ấy trong hành trình 25 ngày Thái Lan, Madagascar và Mauritus sau khi nghỉ việc, mặc kệ điện đóm ở Madagascar rất chập chờn. Thú vị ở sự trùng khớp đến 95% với những cung đường tôi đã đi qua dù rằng trước đây chưa từng đọc quyển sách ấy, giúp tôi nhìn lại quá khứ và hiện tại các thành phố Nam Á nằm trên con đường tơ lụa từ khi tôi đặt chân đến quốc gia Nam Á đầu tiên là Ấn Độ vào ngày 6/2/2008. Đồng thời, đó còn là động lực để thôi thúc bước chân tìm hiểu cuộc sống của người bản địa trong thời loạn lạc chiến tranh ở Afghanistan bởi cụm từ “loạn lạc chiến tranh” tôi chỉ nghe qua lời kể của mẹ mà chưa từng được trải nghiệm bao giờ. Khi thời gian lướt qua để lại vài nếp nhăn trên khuôn mặt, tôi cần lắm “giá trị” của những chuyến đi hơn là cái háo hức chinh phục rồi bồng bột tháo chạy như thời tuổi trẻ.

Như tên gọi của nó, con đường tơ lụa do những người Trung Hoa sáng lập có từ những năm 220 trước Công nguyên để giao thương tơ, lụa và gấm đến các quốc gia lân cận. Điểm bắt đầu là các thành phố Hàng Châu, Phúc Châu và Bắc Kinh – những nơi nổi tiếng trong việc sản xuất tơ lụa từ việc nuôi tằm lấy kén. Không chỉ sản xuất phục vụ cho hoàng đế và giai cấp quý tộc, người Trung Hoa còn muốn giao thương mặt hàng gấm, lụa của mình đến các quốc gia lân cận như Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lạc đà là phương tiện vận chuyển lúc bấy giờ trên con đường rong ruổi của thương gia qua những vùng đất lạ lẫm về văn hóa. Rome – kinh đô văn hóa sáng chói của người La Mã trong thời cổ đại là điểm đến thèm muốn nhất của đoàn thương gia Trung Hoa trong việc mở rộng thị trường sau các quốc gia Đông Á lân cận đã đi qua. Thành phố Tây An (bấy giờ là Trường An) là điểm tập kết đầu tiên của đoàn người tơ lụa để vượt Trung Á áp sát bờ Địa Trung Hải và từ đây sẽ vượt biển đến Rome vào những năm 30 trước Công nguyên. Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông – Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông – Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

Phật giáo bắt nguồn từ phía Đông Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên sử dụng con đường tơ lụa để truyền bá đạo của mình đến các vùng lân cận vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Những vị tu sĩ theo phương pháp tu khổ hạnh quảng bá đạo Phật bằng cách đi ngược lại với người Trung Hoa trên con đường tơ lụa. Theo quy luật sống còn của thời gian, con đường tơ lụa dài khoảng 6.437km đã dần biến mất, rơi vào quên lãng và nó chỉ thật sự sống lại vào thế kỷ 19 khi nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen cho ra đời những quyển sách viết về con đường thương mại cổ xưa có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Trong 6.437km của con đường tơ lụa, UNESCO chỉ công nhận di sản văn thế giới ở đoạn từ Tây An đến dãy núi Thiên Sơn nằm giữa biên giới hai nước Kyrgyzstan – Trung Quốc bởi nó giữ lại vết tích giao thoa văn hóa trên con đường ấy, đặc biệt là những động Phật được khắc vào trong các hang núi sâu. Việc tìm lại những thành phố nào nằm trên con đường tơ lụa ở vùng đất Nam Á được các nhà khoa học lần theo vết tích Phật giáo bằng cách xác định đâu là kinh đô hay trường dạy Phật giáo nằm ngoài Ấn Độ. Ngài Trần Huyền Trang là người có công rất lớn giúp các nhà khoa học tìm lại con đường tơ lụa ngày xưa bằng việc đánh dấu các thành phố đã đi qua trong quyển nhật ký ghi lại của Ngài trên đường đi học đạo từ Tây An qua Thiên Trúc.

Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác… trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây…
***
Ru mẹ về yên ả chiều quê

Tôi trở lại Việt Nam sau chuỗi ngày rong ruổi trên vùng đất Nam Á. Tôi không tìm được hương vị hạnh phúc ngọt ngào sau chuyến đi như những lần trước bởi nỗi sợ và niềm đau là hai người bạn đồng hành thân thiết đang trên đường tìm đến. Dường như quá run rẩy và sợ sệt nên niềm vui đã biến vào một góc xó tối tăm nào đó ẩn nấp. Những bậc hiền triết Hy Lạp cổ cho rằng: “Nỗi sợ hãi hay niềm đau như những bà mẹ thiên nhiên đang trút những cơn giận dữ. Chúng ta không thể bỏ trốn hay chống lại. Một người khôn ngoan sẽ tìm cách đi qua nó và đức tin tôn giáo là một giải pháp hữu hiệu.”

Thuở bé, nhẹ nhàng trầm ấm qua tiếng mõ hồi chuông, tôi từng nghĩ rằng mình sẽ là một vị Khất sĩ Tăng già và chính tôi đã thực hiện điều đó khi là người lần chuỗi niệm kinh đưa mẹ tôi vào cõi vĩnh hằng vào lúc 7 giờ 10 phút sáng tháng 6/2015. Bà đã trở lại “quê nhà” đúng nghĩa, ở nơi đó bà tìm lại ký ức tuổi thơ cùng những chú bò lang thang qua những bờ cỏ xanh mướt sau mưa, là những ngày lội bùn dưới đập bắt cá phụ cùng những người làm công, là những ngày miền quê yên ả với ánh nắng chiều hanh hao nhìn chị em mình chơi tạt lon ở khoảng sân vắng trước hiên nhà, là những ngày vội vã sà vào lòng anh trai trong kỳ nghỉ phép năm nũng nịu đòi học ê a những chữ cái đầu tiên, là những bước chân sợ sệt trong đêm khuya phụ mẹ đội nấm rơm lên chợ huyện Thủ Thừa để bán và là những ngày dựng nêu, gói bánh đón Tết cổ truyền rộn rã tiếng cười… Nơi đó, bà không phải nhìn những cảnh tham lam sân si đấu đá của loài người và mãi mãi là thiên đường riêng cho chính bà.

25 ngày cuối cùng kề cận bên mẹ, tôi đã thực hiện được những điều mà mình đã từng nghĩ và khóc trong đêm tối trời tại Herat, ngoại trừ việc bỏ thuốc lá. Câu trả lời với mẹ ngày xưa như một định mệnh xấu phủ lấy cuộc đời mà tôi không sao dứt ra được. Tôi vẫn chọn “Niềm tin Phật giáo” là người bạn đồng hành để đi qua nỗi sợ và niềm đau một cách nhẹ lòng nhất. Tôi vẫn còn nhớ như in lời dạy của Đức Thế Tôn với Tôn giả Anan ở vườn Câu Thi La: “Anan này, ngươi đừng khóc lóc thảm thiết như thế bởi tất cả vạn vật đều vô thường, không có cái gì bền vững mãi mãi…”
Nguyễn Chí Linh
Mời các bạn đón đọc Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á của tác giả Nguyễn Chí Linh.

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 139.000

Giá bán

104.250

Giá bìa 139.000

Giá bán

104.250