DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Đây là cuốn tiếp theo sau "Gọi em bằng tên anh" (Call me by your name). Những nhân vật gặp lại, và câu chuyện nhiều năm sau, khi họ đều đã lớn tuổi hơn và có những ngã rẽ riêng trong cuộc đời mình.

Tác giả chia sẻ thêm về quyết định viết tiếp câu chuyện: "Tôi vẫn luôn đau đáu về câu chuyện dang dở trong Gọi em bằng tên anh. Dù là người tạo nên các nhân vật và cuộc đời họ, tôi không thể ngờ rằng chính các nhân vật lại khiến tôi trăn trở về những xao động của tình yêu - điều mà tôi không hay biết cho đến khi hoàn thiện cuốn sách. Bộ phim điện ảnh chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đã giúp tôi nhận ra rằng mình muốn được trở lại với Elio và Oliver và tiếp tục đồng hành với 2 con người ấy".

Find Me được chia làm bốn phần: Tempo, Cadenza, Capriccio và Da Capo, như một bản nhạc lôi cuốn có nhịp điệu và hơi thở riêng, cùng những đoạn phóng túng ngẫu hứng nói lên tiếng lòng người chơi.

Tempo

Phần đầu tiên được thuật lại bởi lời của Samuel "Sami" Perlman, cha của Elio Perlman. Mười năm sau các sự kiện của Call Me By Your Name, Sami Perlman gặp một người phụ nữ trẻ tuổi tên là Miranda khi đi tàu đến Rome. Hai người nhanh chóng trở nên thân thiết và bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Trong khi ở Rome, cặp đôi đến thăm người cha ốm yếu của Miranda, tham dự một buổi thuyết trình công khai do Sami tổ chức và gặp được Elio.

Cadenza

Phần thứ hai được thuật lại bởi lời của Elio. Năm năm sau, Elio làm giáo viên dạy piano ở Paris. Tại một buổi hòa nhạc, anh gặp một người đàn ông lớn tuổi tên là Michel, và họ bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn. Họ đến thăm ngôi nhà thời thơ ấu của Michel ở vùng nông thôn nước Pháp, và kết thúc mối quan hệ vài tuần sau đó bởi cuối cùng, người cũ trong trái tim anh không thể thay thế.

Capriccio

Phần thứ ba được thuật lại bởi lời của Oliver. Vài năm sau, Oliver làm giáo sư tại một trường cao đẳng ở New Hampshire. Anh ấy đã lập gia đình và có con, nhưng trong thâm tâm lại nuôi dưỡng nỗi nhớ về khoảng thời gian anh ấy ở bên Elio khi còn là sinh viên đại học. Anh ấy đoàn tụ với Elio ở Ý, và họ kết nối lại một cách lãng mạn. Mặc dù cha của Elio đã chết, ông vẫn có một đứa con với Miranda, đặt tên theo Oliver - Ollie Nhỏ.

Da Capo

Phần cuối cùng được thuật lại bởi lời của Elio. Elio và Oliver lại ở cùng nhau, cùng nuôi dưỡng Ollie Nhỏ, em trai cùng cha khác mẹ của Elio. Phần kết này diễn ra không lâu sau các sự kiện trong Capriccio.

***

Sau thành công của "Gọi em bằng tên anh'', André Aciman viết tiếp câu chuyện của Elio và Oliver với những ngã rẽ riêng trong đời.
Nếu Gọi em bằng tên anh (tên gốc: Call Me By Your Name) để lại nhiều nuối tiếc cho mối tình giữa cậu trai 17 tuổi Elio và học giả người Mỹ Oliver thì Tìm em nơi anh (tên gốc: Find Me) như một giấc mơ với cái kết trọn vẹn mà André Aciman dành cho hai người.

Cuộc đào bới hạnh phúc
Có những thứ ở hiện tại chúng ta không biết sẽ trở thành kỷ niệm đến khi ta đánh mất. Kỷ niệm là thứ nuôi nấng ta khi ngày nào đó ta dạt vào một bến bờ sâu thẳm của miền ký ức. Dịu ngọt, đắng cay, dữ dội, bồng bột, cuồn cuộn hòa vào dòng chảy hiện thực nhiều đau đớn.

10 năm trước, cuộc dạo chơi cùng thần ái tình mang cả ''cậu bé đào'' Elio cùng bạch mã hoàng tử Oliver đi ngược xuôi trên dòng thời gian. Họ kiếm tìm nhau bất chấp sự nối dài phi lý về mặt thời gian để gặp nhau sau 10 năm trong Tìm em nơi anh. Hay lùi về tận 20 năm nơi quảng trường nhỏ đối diện tượng đài Piave để kể cho nhau nghe về hai thanh niên hạnh phúc biết bao trong vài tuần ngắn ngủi trong Gọi em bằng tên anh.

Tìm em nơi anh được xem là phần hậu truyện, tiếp nối câu chuyện nổi tiếng trước đó và được chia làm 4 phần: Tempo, Cadenza, Capriccio và Da Capo. Mốc thời gian giữa các phần không đi theo thứ tự và cũng không tuân theo những gì đã diễn ra ở cuốn sách trước. Mỗi phần cũng được kể lại bằng lời của nhiều nhân vật.

"Nhạc trưởng" André Aciman dẫn dắt độc giả vào giai điệu hạnh phúc của một giao hưởng đầy ngẫu hứng. Những cuộc đời được tái sinh từ những cuộc đời khác, hạt giống tình yêu lại một lần nữa nảy mầm sau nhiều năm ngủ đông cô độc.

Đó là Samuel "Sami" Perlman - cha của Elio - đưa người đọc đến mối tình say đắm của ông. Đó là Elio 10 năm sau cuộc chia ly với Oliver nhưng vẫn không thể ngừng thương nhớ người cũ. Đó còn là Oliver dù đã kết hôn nhưng trong thâm tâm vẫn nuôi dưỡng nỗi nhớ đong đầy về quá khứ. Và cuối cùng khi họ ở cùng nhau, họ tìm thấy tâm hồn mình quay trở về tháng ngày mùa hè cuồng nhiệt ở Italy.

Cuốn sách là hành trình đi tìm chất xúc tác để xảy ra phản ứng hóa học cho một Elio trưởng thành sau 10 năm và sự tỉnh thức của Oliver sau giấc ngủ vùi dưới bức bình phong mang tên gia đình.

Dường như ''một nửa mùa hè, vẫn còn những dở dang'' nới rộng bằng cách xóa đi dấu chấm hết trong Gọi em bằng tên anh, tiếp tục cuộc đào bới hạnh phúc và trao đi cái kết trọn vẹn cho độc giả sau hàng năm mong đợi.

Bước ra ánh sáng để tìm lại hạnh phúc
Trong tiểu thuyết Đừng tự dối mình của Philippe Besson có một nhân vật từng nói về người yêu đồng giới của mình:

''Đến cuối cùng, anh ấy cũng sẽ che giấu con người mình suốt cả đời. Cho dù anh đã bỏ đi thật xa, cho dù đã có tham vọng sống một kiếp tồn tại mới, anh vẫn lại đối diện với những bản tính của anh, nỗi hổ thẹn của anh, không có khả năng yêu lâu dài.

Tôi nghĩ đến những người mình đã thấy trong những dịp gặp gỡ ở hiệu sách, những người đàn ông từng thừa nhận đã tự dối mình, đã sống dối gian từ rất nhiều, rất nhiều năm qua, trước khi chấp nhận sống vui vẻ, trước khi rời bỏ tất cả để bắt đầu lại từ đầu (những người đàn ông ấy sẽ tự nhận ra khi đọc những dòng này). Họ đã không có dũng khí''.

Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở tiểu thuyết Gọi em bằng tên anh thì tác giả André Aciman và Philippe Besson giao nhau ở cùng một điểm khi xây dựng nên một nhân vật đồng tính. Oliver của André Aciman chính là đại diện cho rất nhiều người đồng tính ngoài xã hội, ẩn mình và giấu đi giới tính thật của mình khi họ lấy việc lập gia đình, sinh con đẻ cái là tấm khiên che chắn sự kỳ thị của xã hội.

Tìm em nơi anh chính là liều thuốc xoa dịu khi tác giả viết tiếp một đoạn kết hạnh phúc cho một dấu chấm hết đầy phũ phàng của những mối tình đồng tính. Là sự an ủi cho cậu bé Elio năm nào dám sống thật với giới tính của mình và cũng chính là sự cứu chuộc sau những lần đớn hèn trong quá khứ, không dám đối mặt và nắm bắt hạnh phúc của Oliver.

Độc giả có thể tiếp cận tiểu thuyết Tìm em nơi anh bằng một hướng mới khi xem phần hậu truyện này hoàn toàn độc lập với câu chuyện trước đó. Bắt đầu bằng câu chuyện của ông Samuel Perman khi phải lòng một cô gái trẻ, như một dấu gạch nối để tiếp tục với chuyện tình của chàng nhạc công Elio cùng người đàn ông lớn tuổi và kết bằng việc quay về mối tình đầu của Elio và Oliver.

Dù tiếp cận bằng cách nào đi nữa, câu chuyện của André Aciman luôn tập trung vào thấu hiểu và cảm thông. Bước ra ánh sáng để đi tìm hạnh phúc của người đồng tính chưa bao giờ dễ dàng dù ở thời đại nào.

André Aciman đã viết phần hậu truyện không chỉ làm hài lòng độc giả với một cái kết đẹp cho cuộc tình của Elio và Oliver mà ông còn mang lại một khoảng lặng, một thập kỷ của đời người để nhận ra hạnh phúc đích thực từ những sai lầm tuổi trẻ.

***

André Aciman

 

Sinh ngày 2 tháng 1 năm 1951) là một nhà văn người Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở Alexandria, Ai Cập, ông hiện là giáo sư nổi tiếng tại Đại học Trung tâm Đại học Thành phố New York, nơi ông dạy lịch sử của các lý thuyết văn học và các tác phẩm của Marcel Proust.Aciman trước đây đã từng dạy viết văn bản sáng tạo tại Đại học New York và văn học Pháp tại Princeton và Bard College.

Năm 2009, ông là nhà văn đặc biệt tại Đại học Wesley.

Ông là tác giả của một số tiểu thuyết, bao gồm cả Call Me by Your Name (chiến thắng trong hạng mục Gay Fiction tại Lambda Literary Award 2007) và một hồi ký năm 1995, Out of Egypt, đoạt giải Whiting Award. Mặc dù ông được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Call Me by Your Name, nhưng Aciman đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019, cuốn sách hay nhất của ông là cuốn tiểu thuyết Eight White Nights.

***

Sao cau có vậy?

Tôi nhìn em lên tàu ở ga Florence. Em mở cửa và, khi đã vào trong khoang tàu, nhìn quanh một vòng, ném chiếc ba lô vào chỗ ngồi còn trống cạnh tôi. Em cởi chiếc áo khoác da, đặt xuống quyển sách bìa mềm đang đọc dở, cất một chiếc hộp vuông màu trắng lên học hành lý rồi ngồi phịch xuống chỗ ngồi chéo với tôi, vẻ bồn chồn cáu kỉnh. Dáng vẻ ấy như thể em vừa mới cãi nhau nảy lửa vài phút trước khi rời đi và vẫn giận dỗi bởi những lời lẽ đắng cay mà chính em hoặc người kia thốt ra trước khi cúp máy. Chú cún của em, bị kẹp giữa hai mắt cá chân cùng một sợi dây buộc đỏ quấn quanh tay chủ, dường như cũng bồn chồn chẳng kém. “Buona, ngoan nào bé,” cuối cùng em lên tiếng, mong làm nó bình tĩnh, “buona, ngoan,” nó vẫn ngọ nguậy cố chui ra khỏi vòng kìm kẹp. Sự hiện diện của nó khiến tôi thấy phiền, và bất giác tôi khước từ chuyện bỏ chân xuống hoặc nhích ra để nhường chỗ cho nó. Nhưng em có vẻ chẳng bận tâm tới tôi hay cử chỉ từ chối ấy. Thay vì vậy, em lục tìm trong ba lô ra một chiếc túi nhựa mỏng, lấy ra hai cái bánh nhỏ xíu hình xương cho chú cún, đặt lên lòng bàn tay và xem nó liếm hết. “Brava, giỏi lắm.” Con chó dịu xuống trong chốc lát, em hơi nhổm người lên để chỉnh áo, sửa thế ngồi một hai lần, rồi rơi vào một kiểu ngẩn ngơ buồn bã, nhìn chằm chằm ra khung cảnh Florence khi tàu bắt đầu rời khỏi ga Santa Maria Novella. Em vẫn giận, và có lẽ trong vô thức, em lắc đầu, một lần, hai lần, rõ ràng đang rủa cái người khiến em bực tức trước khi đi. Trong thoáng chốc em mang vẻ tuyệt vọng đến cùng cực đến nỗi dù đang chú mục vào quyển sách trước mặt, tôi bắt gặp bản thân mình đang cố nghĩ ra điều gì đó để gợi chuyện, để giá có thể giúp dịu lại cơn bão đang chực chờ dâng trào trong cái góc nhỏ bé tít gần cuối toa này. Rồi tôi lại đổi ý. Nên để người ta yên và quay lại việc đọc của mình thì hơn. Nhưng khi tôi bắt gặp em cũng đang nhìn mình, chẳng ngừng được, tôi buột hỏi: “Sao cau có vậy?”

Chỉ đến khi nói ra rồi tôi mới nhận ra câu hỏi ấy hoàn toàn không phù hợp để hỏi người lạ trên tàu, nhất là một người có vẻ sẵn sàng bốc hỏa trước sự trêu ngươi nhỏ nhất. Em nhìn tôi với vẻ lúng túng và hằn học hiện lên trong mắt, báo hiệu trang ngôn từ sắp xổ ra nhắc tôi nhớ lấy vị trí của mình. Lo thân mình đi lão già. Hoặc: Liên quan tới ông sao? Hoặc bĩu môi: Đồ khốn!

“Không, không cau có, chỉ nghĩ ngợi thôi,” em bảo. Tôi giật mình bởi sự nhẹ nhàng, gần như hối tiếc trong giọng điệu em nói, nếu em bảo tôi cút xéo đi thì tôi còn thấy ít bất ngờ hơn.

“Chắc là nghĩ ngợi khiến tôi trông thế.”

“Kể cả khi cô nghĩ điều vui à?”

“Không, khi vui thì khác,” em trả lời.

Tôi mỉm cười nhưng không nói gì thêm, cảm thấy hối hận với câu đùa nông cạn và hợm hĩnh vừa rồi.

“Nhưng chắc dù sao cũng vẫn hay cau có,” em nói thêm, chấp nhận với một điệu cười đầu hàng. Tôi tỏ lời xin lỗi vì nói năng khiếm nhã.

“Không sao,” em bảo, nhìn ngắm phong cảnh miền quê bắt đầu trải ra bên ngoài cửa sổ. Vậy cô là người Mỹ đúng chứ, tôi hỏi. Đúng là thế. “Tôi cũng vậy,” tôi nói. “Nghe giọng ông là tôi nhận ra ngay,” em mỉm cười. Tôi giải thích rằng mình đã sống ở Italy gần ba mươi năm rồi, nhưng chắc có cả đời cũng chẳng thể mất đi giọng bản xứ. Rồi tôi hỏi, em bảo đã chuyển tới đây cùng cha mẹ từ khi mười hai.

Chúng tôi đều đang đi Rome. “Công việc à?” tôi hỏi.

“Không, không phải công việc. Thăm cha tôi. Ông không khỏe.” Rồi, ngước mắt lên nhìn tôi: “Nên mới cau có, chắc vậy.”

“Nghiêm trọng không?”

“Tôi nghĩ là có.”

“Tôi rất tiếc,” tôi bảo.

Em chỉ nhún vai. “Đời mà!”

Và rồi, đổi tông giọng: “Thế còn ông? Công việc là hay đi thăm thú?”

Tôi cười bởi câu hỏi nhại và nói tôi được mời đến để làm buổi đọc sách cho sinh viên đại học. Nhưng tôi cũng ghé thăm con trai mình, nó sống ở Rome và lát sẽ đón tôi ở ga.

“Hẳn là một cậu bé ngoan.”

Mời các bạn đón đọc Tìm Em của tác giả André Aciman.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000