Một kiệt tác hội hoạ mang tên Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai, danh họa lỗi lạc Johannes Vermmer, trí tò mò về lịch sử của bức tranh, đó là những chi tiết đầu tiên khởi hứng cho Tracy Chevalier viết tác phẩm để đời này.
Sau cái chết của người cha, để lo cho gia đình, cô gái trẻ 16 tuổi Griet đến làm hầu gái trong gia đình họa sỹ Johannes Vermmer. Tại đây, giữa bao công việc thường nhật, Griet tìm được một khoảng lặng khi dọn đồ đạc trong xưởng vẽ. Những cảm nhận tinh tế bất ngờ về màu sắc, ánh sáng, độ chính xác của khoảng cách, linh hồn tác phẩm… của cô gái đã làm rung động trái tim người nghệ sỹ. Với Griet, điều đó cũng đến như một lẽ tự nhiên.
Dưới ánh mắt dò xét của bao người, dưới sự quản thúc của bà chủ khó tính, góc tình yêu của họ không nằm trong lời nói hay dục vọng. Chỉ có những cái nhìn như thể siết hai tâm hồn lại bên nhau. Griet đã phải giải tỏa tất cả sự bức bối ấy vào một người con trai khác…
***
https://c1.staticflickr.com/5/4251/35281844555_bf8394bd20_o.jpg
“Nó có riêng một dòng chảy kỳ diệu, chậm rãi dựng bạn dậy và lén mang bạn theo mãi… Một câu chuyện đẹp đẽ, được kể lại một cách duyên dáng bởi một văn tài thực sự.”
– Daily Mail
“Viết ra một cách lộng lẫy, bí ẩn và thương tâm tưởng chừng như không chịu nổi - một trải nghiệm kỳ diệu” -
Deborah Moggach
“… một tiểu thuyết tuyệt diệu, huyền bí, thấm gợi đúng không khí… phát lộ sâu xa về quá trình sáng tác… thực sự kỳ diệu” -
The Guardian
“Chevalier là bậc thầy của chi tiết hùng hồn, hình ảnh gợi cảm… Qua những chi tiết đó, Chevalier mang người đọc vào thế giới của bức họa, vào tâm thế của kiệt mà bà tìm hiểu: xao lòng, bí hiểm, nhiều khi thấm thía đến không chịu nổi. Đôi lúc nó mạnh đến mức người đọc gần như cảm được, thấy được hơi thở của nó vây bọc quanh mình. Đây là một tác phẩm xứng đáng giáng được, và tôi tin nó sẽ giành được, và tôi tin nó sẽ giành được, một giải thưởng.”
– The Times
“Tracy Chevalier đã dựng lại một cách tuyệt vời thành Deft giữa thế kỷ 17 ở Hà Lan… Cuốn sách cũng ám ảnh tinh tế như bộ phim hay nhất của Eric Rohmer vậy.” –
Time Out
“Một nhà văn với cảm nhận thực sự về không khí và bối cảnh”
– Elizabeth Buchan
“Lôi cuốn tuyệt đối… hồi hộp ở những khoảnh khắc nhất định, nó siêu việt cả thời gian lẫn địa điểm.
” – New Yorker
"Một cuốn tiểu thuyết như ngọc." –
Time
***
Nhà văn Tracy Chevalier sinh ngày 19.10.1962 là một tiểu thuyết gia ăn khách về đề tài lịch sử.
Tracy Chevalier từng tốt nghiệp khoá học Thạc sĩ viết văn tại trường Đại học East Anglia. Tác phẩm đầu tay của bà là The Virgin Blue đã giành được giải thưởng Tài năng trẻ WH Smith năm 2007. Tiểu thuyết Girl with a Pearl Earring (Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai) trở thành best-seller năm 1999, được đề cử giải Orange 2000 và là tác phẩm nổi tiếng nhất của Chevalier. Bộ phim cùng tên mà Chevalier là đồng tác giả kịch bản đã được đề cử 3 giải Oscar năm 2004.
Hiện Chevalier sống ở London và tiếp tục sáng tác.
Tác phẩm tiêu biểu
- The Virgin Blue, 1997
- Girl with a Pearl Earring, 1999 (đã xuất bản ở Việt Nam với tên Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai, NXB Văn Học, 2007)
- Falling Angels, 2001
- The Lady and the Unicorn, 2003
- Burning Bright, 2007
- Remarkable Creatures, 2009
- The Last Runaway, 2013
***
Mẹ chẳng hề nói với tôi là họ sẽ đến. Về sau bà bảo bà không muốn tôi có vẻ lo lắng. Tôi ngạc nhiên vì tưởng bà hiểu rõ tôi. Những người lạ hay nghĩ rằng tôi là người bình tĩnh. Tôi không hề khóc lóc như trẻ con. Chỉ có mẹ mới nhận thấy hàm tôi hơi nghiến lại, đôi mắt vốn dĩ đã to còn mở to hơn.
Tôi đang thái rau trong bếp thì nghe thấy những tiếng nói ngoài cửa trước - một giọng đàn bà sáng lóa như đồng thau và một giọng đàn ông trầm, tối như loại gỗ cái bàn tôi đang thái rau. Tôi vẫn tiếp tục công việc. Đó là những kiểu giọng nói hiếm khi gặp ở nhà chúng tôi. Tôi có thể nghe thấy những tấm thảm đắt tiền trong giọng nói của họ, những cuốn sách, ngọc trai và lông thú.
Tôi thấy mừng là trước đó đã ra sức kỳ cọ bậc thềm nhà.
Giọng mẹtôi - một cái chảo, một cái lọ - vọng đến từ phòng trước nhà. Họ đang đi xuống bếp. Tôi gạt chỗ tỏi tây đang thái vào một chỗ, sau đó đặt con dao lên mặt bàn, chùi tay vào tạp dề và mím môi cho làn môi mềm lại.
Mẹ tôi xuất hiệnở cửa với đôi mắt nhắc nhở. Phía saubà, người đàn bà phải cúi đầu xuống vì cô ta rất cao, cao hơn cả người đàn ông đi đằng sau.
Mọi người trong gia đình tôi, thậm chí cả bố và em trai tôi, đều là những người có vóc dáng nhỏ bé.
Người đàn bà trông như thể bị gió quật tơi tả, mặc dù đó là một ngày yên ả. Chiếc mũcủa cô ta lệch đi khiến những lọn tóc vàng nhỏ xấu rơi ra, buônglòa xòa trước trán như những con ong mấy lần liền cô ta bực bội xua đi. Cổ áo cô ta không phẳng lắm và không được hồ cứng đủ độ. Cô ta đẩy cái áo choàng không tay màu xám qua sau vài và khi đó tôi nhận thấy, bên dưới cái váy xanh đậm một đứa trẻ đang lớn dần. Chắc cô ta sẽ sinh vào cuối năm, hoặc trước đó.
Khuôn mặt người đàn bà giống như một chiếc đĩa hình bầu dục, thỉnh thoảng sáng bừng lên, lúc khác lại u ám. Đôi mắt cô ta như hai chiếc cúc áo màu nâu nhạt, một màu hiếm khi tôi thấy đi đôi với tóc vàng. Cô ta gắng tỏ vẻ chăm chú quan sát tôi nhưngrồi không thể tập trung được, đôi mắt cứ đảo quanh căn phòng.
- Vậy đây là con bé đó?- cô ta đột ngột hỏi.
- Đây là Griet, con gái tôi,- mẹ tôitrả lời. Tôi kính cẩn cúi chào người đàn ông và người đàn bà.
- Xem nào. Con bé không được lớn lắm. Liệu nó có đủ sức khỏe không đấy?
Người đàn bà quay lại nhìn người đàn ông khiến nếp gấp chiếc áo choàng vướng vào đuôi con dao tôi dùng lúc trước, làm nó rơi xuống khỏi bàn, quay trên sàn nhà.
Người đàn bà hét lên.
- Catharina, - người đàn ông điềm tĩnh nói. Ông ta lúng túng gọi tên cô ta cứ như thể đang ngậm hột thị trong miệng. Người đàn bà im tiếng, gắng trấn tĩnh lại.
Tôi bước tới, nhặt con dao lên, chùi qua vào tạp dề trước khi đặt lại nó lên mặt bàn. Con dao chạm vào chỗ rau. Tôi đặt lại một miếng cà rốt vào vị trí của nó.
Người đàn ông quan sát tôi, mắt ông xám như biển cả. Ông có khuôn mặt dài, xương xẩu. Nét mặt thể hiện sự điềm tĩnh, ngược lại với nét mặt bà vợ, bập bùng cứ như ngọn nến. Ông không để râu và tôi thấy mừng, vì như vậy nó mang lại cho ông một vẻ ngoài sáng sủa. Ông khoác một cái áo choàng,áo sơ mi trắng, cổ còn phẳng phiu. Chiếc mũ của ông ép vào mái tóc màu đỏ của gạch thấm đẫm nướcmưa.
- Cô đang làm gì ở đây vậy, Griet? - ông ta hỏi.
Câu hỏi khiến tôi ngạc nhiên nhưng tôi đã đủ biết để giấu sự ngạc nhiên của mình.
- Thưa ngài, thái rau ạ. Thái rau để nấu súp.
Tôi luôn đặt nhữngmiếng rau thành vòng tròn, mỗi loại một chỗ giốngnhư những phần của chiếc bánh nướng. Có năm phần: bắp cải tím, hành, tỏi tây, cà rốt và su hào. Tôi dùng lưỡi dao để khuôn từng phần lại rồi đặt một khoanh tròn cà rốt ở chính giữa.
Người đàn ông gõ ngón tay lên mặt bàn:
- Có phải chúng được sắp xếp theo đúng thứ tự để cho vào súp? - ông vừa nhìn chăm chú vòng tròn rau vừa hỏi.
- Thưa ngài, không ạ,- tôi ngập ngừng. Tôi không thể nói vì sao tôi lại xếp rau theo cách đó. Tôi chỉ đơn giản đặt chúng theo cách tôi cảm thấy hiển nhiên phải như vậy, nhưngtôi quá sợ hãi, chẳng nói được như thế với người đàn ông.
- Tôi thấy cô để tách riêng những thứ màu trắng ra, - ông ta vừa nói vừa chỉ tay vào chỗ su hào và hành. - Rồisauđó là màu vàng cam và tía, các màu không để lẫn với nhau. Tại sao lại thế? - Ông ta nhặt lên một miếng bắp cải và một mẩu cà rốt rồi lắc chúng trong tay như những viên súc sắc.
Tôi nhìn mẹ đang khẽ gật đầu.
- Các màu chọi nhau khi chúng xếp cạnh nhau, thưa ngài.
Ông ta nhướng mày, như thể khônghề chờ đợi một câu trả lời như vậy.
- Vậy cô có mất nhiều thời gian sắp xếp rau trước khi nấu?
- Không, không hề, thưa ngài, - tôi trả lời, cảm thấy lúng túng. Tôi không muốn ông ta nghĩ tôi lười nhác.
Tôi thoáng liếc thấy một bóng người, cô em gái Agnes đang ngó quanh cột cửa và lắc đầu trước câu trảlời của tôi. Không mấy khi tôi nói dối. Tôi nhìn xuống.
Người đàn ông hơi quay đầu lại và Agnes biến mất. Ông ta buông những mẩu cà rốt và bắp cải xuống chỗ của chúng. Miếng bắp cải rơi hơi chạm vào đám hành. Tôi muốn vươn người ra và đặt lại chúng vào chỗ cũ. Tôi không làm như vậy nhưng ông ta biết rằng tôi muốn. Ông ta đang thử tôi.
- Vớ vẩn thế đủ rồi, - người đàn bà thốt lên. Mặc dầu cô ta bực bội vì người đàn ông chú ý đến tôi nhưng cô ta lại cau mặt với tôi. - Vậy ngày mai nhé? - cô ta nhìn người đàn ông trước khi lướt ra khỏi phòng. Mẹ tôi bước theo sau. Người đàn ông nhìn một lần nữa vào những thứ sẽ là món súp, sau đó gật đầu với tôi và đi theo người đàn bà.
Khi mẹ quay lại, tôi đang ngồi bên cạnhvòng tròn rau. Tôi chờ mẹ nói. Bà so vai như thể để chống lại cái lạnh buốt giá mùa đông dù rằng đang là mùa hè và căn phòng bếp tỏa hơi nóng.
- Từ ngày mai con sẽ là người hầu gái của họ. Nếu làm tốt, con sẽ được trả tám stuiver 1 một ngày. Con sẽ sống ở chỗ họ.
Tôi mím môi lại.
- Con đừng nhìn mẹ như thế, Griet,- mẹ tôi noid.- Chúng ta buộc phải làm như vây, khi mà giờ đây cha các con đã mất việc.
- Họ sống ở đâu ạ?
- Ở Oude Langendijck, chỗ cắt với Molenpoort.
- ỞKhu người Gia tô? Họ theo đạo Thiên chúa?
- Ngày Chủ nhật thì con có thể về nhà. Họ đã đồng ý vậy.
Mẹ tôi khum lòng bàn tay xung quanh những miếng xu hào, bốc chúng lên cùng vài miếng bắp cải và hành rồi thả vào nồi nước đang chờ trên bếp. Những phần bánh tôi đã kỳ công cắt tỉa đến thế bị hỏng hết.
o O o
Tôi trèo lên cầu thang để gặp cha.Ông đang ngồi ngay trước căn phòng áp mái, bên cạnh cửa sổ, nơi ánh sáng chạm vào khuôn mặt. Giờ đây, chỗ này là nơi ông gần với cảm giác nhìn thấy hơn cả.
Cha trước kia là thợ vẽ gạch, nhữngngón tay ông vẫn còn dính vệt xanh do vẽ những thần ái tình, cô hầu, anh lính, con tàu, trẻ con, cá, hoa hay các con vật lên những viên gạch trắng, rồi tráng men, nung và bán. Một hôm, lò nung nổ, lấy đi của ông đôi mắt và cả việc làm. Ông là người may mắn, hai người đàn ông khác đã chết.
Tôi ngồi xuống bên ông và cầm đôi bàn tay ông.
- Cha nghe thấy rồi. Cha đã nghe thấy hết mọi chuyện rồi, - ông nói trước khi tôi kịp bắt đầu. Đôi tai ông đã thu nhận sức mạnh từ đôi mắt bị mất.
Tôi không thể nghĩ ra điều gì để nói mà nghe không có vẻ trách móc.
- Cha xin lỗi, Griet. Giá như cha có thể lo cho con tốt hơn. Nhưng ông ta là một quý ông tốt và công bằng. Ông ta sẽ đối xử tử tế với con.
Nơi trước kia là đôi mắt, chỗ bác sĩ đã khâu kín da lại, toát lên vẻ đau buồn.
Ông không nói gì về người đàn bà.
- Cha ơi, làm sao mà cha có thể tin chắc như vậy được? Cha có biết ông ta không?
- Con không biết ông ta là ai à?
- Không ạ.
- Con có nhớ bức tranh chúng ta nhìn thấy ở Tòa thị chính vài năm trước, bức mà ngài Ruijven treo sau khi mua nhà ấy? Đó là cảnh thành phố Delft nhìn từ cổng thành Rotterdam và Schiedam. Với bầu trời chiếm một khoảng rất lớn trong bức tranh và ánh nắng chiếu trên mấy ngôi nhà.
- Và trong nước sơn có cát để những chỗ xây bằng gạch và những mái nhà trông xù xì, còn có những cái bóng dài đổ trên mặt nước và những người bé tí trên bãi biển gần chúng ta,- tôi nói thêm.
- Chính bức đó đấy.
Hốc mắt của cha rộng ra, như thể đôi mắt vẫn còn đó và ông đang ngắm bức tranh một lần nữa.
Tôi nhớ bức tranh đó rất rõ, nhớ cả chuyện tôi nghĩ tôi đã đứng chính ở chỗ đó rất nhiều lần mà chưa bao giờ thấy Delft theo cách người họa sĩ đã nhìn thấy.
- Thế người đàn ông đó là ngài Ruijven à?
- Người bảo trợ á? - Cha tôi cười lặng lẽ, - Không, không, con gái bé bỏng, không phải ông ta đâu. Đó là ông họa sĩ. Vermeer. Đó là Johannes Vermeer và vợ ông ta. Con sẽ dọn dẹp xưởng vẽ của ông ta.
Kèm theo vài thứ ít ỏi tôi mang theo người, mẹ tôi để thêm vào một cái mũ vải, một chiếc cổ áo và một chiếc tạp dề để hàng ngày tôi có thể giặt cái này rồi dùng cái kia và sẽ trông luôn sạch sẽ. Bà còn đưa tôi chiếc lược chải đầu hình vỏsò bằng đồi mồi, đó là món trang sức bà tôi để lại và quá đẹp đối với một cô hầu gái, một cuốn sách kinh để tôi có thể đọc khi cần phải trốn tránh khỏi đạo Thiên chúa xung quanh mình.
Trong lúc chúng tôi thu xếp đồ đạc, bà giải thích tạo sao tôi lại đi làm cho nhà ông bà Vermeer.
- Con có biết ông chủ mới của con là người đứng đầu giáo phường St Luke và có mặt khi cha con gặp tai nạn hồi năm ngoái không?
Tôi gật đầu, vẫn còn cảm thấy sốc khi biết mình sẽ làm việc cho một họa sĩ như vậy.
- Giáo phường tự chăm lo cho họ, trong chừng mực tốt nhấtmà họ có thể. Con có nhớ chiếc hộp mà cha con luôn bỏtiền vào hàng tuần suốt trong nhiều năm trời không? Chiếc hộp đó dành cho những thợ cả gặp hoạn nạn, như chúng ta bây giờ. Nhưng nó chỉ đủ cho một số việc, conthấy đấy, đặc biệt là bây giờ, khi Frans còn đang học việc và chưa kiếm được đồng nào. Chúng ta không có lựa chọn nào cả. Chúng ta sẽ không nhận tiền cứu tế, không nhận chừng nào còn có thể gắng đượcmà không cần đến nó. Rồi sau đó cha con nghe tin rằng ông chủ mới của con đang cần người giúp việc, ai đó có thể lau chùi dọn dẹp xưởng vẽmà không di chuyển bất cứ thứ gì, và ông ấy đưa tên con, nghĩ rằng với tư cách là người đứng đầu và biết rõ hoàn cảnh của chúng ta, chắc ông Vermeer sẽ cố gắng giúp đỡ.
...
Mời các bạn đón đọc
Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai của tác giả
Tracy Chevalier.