DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Sự Minh Định Của Địa Lý

Tác giả Robert D. Kaplan
Bộ sách
Thể loại Biên khảo - Địa Lý
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 14779
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Robert D. Kaplan Best seller Địa Lý Tham Khảo Chính Trị
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Cuốn sách Sự minh định của địa lý của tác giả người Mỹ Robert D. Kaplan được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012 (New York, Random House, 2012) với phụ đề đầy đủ là Bản đồ nói với chúng ta điều gì về những cuộc xung đột sắp tới và cuộc chiến đấu chống lại số phận, tái bản vào năm 2013 có bổ sung thêm một Lời bạt quan trọng với tiêu đề Biên giới thay thế cho ranh giới.

Là giáo sư tại Học viện Hải quân Annapolis, R. Kaplan cũng là thành viên của Hội đồng Quốc phòng Hoa Kỳ từ 2009 đến 2011. Sự trải nghiệm và kinh nghiệm của ông với tư cách một nhà báo trên khắp các nẻo đường thế giới cùng những hiểu biết trong lĩnh vực Khoa học Chính trị đã giúp ông trở thành một chuyên gia về địa chính trị thường xuyên được Lầu Năm góc tham khảo ý kiến.

Trong cuốn sách, đầu tiên, tác giả điểm lại lý thuyết địa chính trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder và Nicholas J. Spykman. Tác giả nêu ý kiến: ngày nay người ta không còn có thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã không còn ý nghĩa, như có người đã từng khẳng định sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ qua, nhưng dường như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định đề, theo đó việc cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý kiến mơ hồ. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn quyết định được chúng.

Tiếp đó, R. Kaplan nhấn mạnh một nội dung mang tính luận giải độc đáo những đặc điểm của nước Nga và người Nga. Theo ông, do không có những đường biên giới biển ấm và ổn định, nên nước này rơi vào tình thế không yên ổn với các nước láng giềng. Đã mấy trăm năm nay, nước Nga mơ ước sở hữu những cảng biển nước ấm, không bị đóng băng về mùa đông…, mà có lẽ quân cảng Sevastopol cũng nằm trong số những giấc mơ ấy. Một nhận xét mang tính Quyết định luận khác, nhưng cũng đáng được suy ngẫm, là ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu lục địa khắc nghiệt và hình thể của lãnh thổ đối với tính khí người Nga và lịch sử nước Nga.

Ở phần tiếp theo, cuốn  sách trình bày một vấn đề nóng hổi của thời đại, được nhìn từ cách tiếp cận theo dài hạn, dồn nén trong một chương duy nhất dài 36 trang: “Braudel, Mexico và tầm nhìn chiến lược”. Theo quan điểm này, các lực gây tác động của địa lý hợp sức tạo ra những khuynh hướng lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra suốt nhiều thế kỷ. Vận dụng luận thuyết với khái niệm dài hạn, tác giả tìm cách giải thích rằng Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi Mexico và 111 triệu cư dân của nó.

Xuyên suốt cả công trình này, R. Kaplan nhắc nhớ không ngừng và tuyên truyền cho một khái niệm rất kinh điển về địa lý và hoàn cảnh địa lý, bao gồm những sự kết hợp khác nhau của mấy yếu tố chủ chốt là không gian, hình thể địa hình, vị trí theo vĩ độ, và trùm lên tất cả là khung cảnh tự nhiên được thể hiện qua các bản đồ tự nhiên. Đó là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau: vai trò của hoàn cảnh địa lý theo hướng Quyết định luận địa lý và vấn đề địa chính trị thể hiện qua cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia, các cường quốc và các vùng địa chính trị.

Dường như tác giả muốn cố kiểm tra xem liệu các thuyết về Vùng đất Trái tim Đại lục Á-Âu (Heartland trong sơ đồ Mackinder), về Miền Duyên hải phía nam Đại lục Á-Âu (Rimland trong sơ đồ Spykman) và về Sức mạnh Biển trong sơ đồ Mahan có còn phù hợp để vận dụng cho những vùng miền địa chính trị chủ chốt của hành tinh chúng ta trong thế kỷ XXI, nhất là gắn với vòng cung nóng bỏng vì khủng hoảng từ vùng đất Maghreb tới tiểu lục địa Ấn Độ và châu Á nói chung. 

Cuốn sách này đã tạo cớ để mở ra một cánh cửa cho sự phê phán. Phần cuối công trình có nội dung gây tranh cãi nhiều nhất, rất điển hình cho một dạng suy lý về địa chính trị. Nó được đón nhận rất khác nhau.

Henry Kissinger thì coi đây là “một cuốn sách kỳ diệu”, trong khi các tác giả trường phái Pháp thì có khuynh hướng phê phán, chê bai, thậm  chí có người không ngần ngại cho rằng đây là một mớ những điều mâu thuẫn! Đánh giá sau cùng thế nào xin dành quyền phán xét cho bạn đọc.

***

Cuốn sách Sự minh định của địa lý của tác giả người Mỹ Robert D. Kaplan được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012 (New York, Random House, 2012) với phụ đề đầy đủ là Bản đồ nói với chúng ta điều gì về những cuộc xung đột sắp tới và cuộc chiến đấu chống lại số phận, tái bản vào năm 2013 có bổ sung thêm một Lời bạt quan trọng với tiêu đề Biên giới thay thế cho ranh giới. Trong khi dịch, chúng tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp của Anais Goacolon, NXB. Toucan, Paris, 2014 - La Révanche do la Gesographie, với phụ đề Ce que les Cartes nous disent des Conflits à venir; đồng thời, luôn đối chiếu so sánh với bản gốc tiếng Anh năm 2013.

Là giáo sư tại Học viện Hải quân Annapolis, R. Kaplan cũng là thành viên của Hội đồng Quốc phòng Hoa Kỳ từ 2009 đến 2011. Sự trải nghiệm và kinh nghiệm của ông với tư cách một nhà báo trên khắp các nẻo đường thế giới cùng những hiểu biết trong lĩnh vực Khoa học Chính trị đã giúp ông trở thành một chuyên gia về địa chính trị thường xuyên được Lầu Năm góc tham khảo ý kiến.

Cuốn sách có phần Mở đầu dài 10 trang [Số trang của bản gốc tiếng Anh. (BT) (Tất cả các chú thích chân trang của người biên tập trong cuốn sách này đều được đánh dấu (BT); tất cả các chú thích chân trang còn lại là của người dịch.)], mang tiêu đề “Những đường biên giới” với nội dung khá phong phú. Tiếp theo là ba phần với khối lượng không đồng đều: Phần I - “Những người nhìn xa trông rộng” dài 101 trang, Phần II - “Bản đồ thời kỳ đầu thế kỷ XXI” dài 244 trang, và Phần III - “Châu Mỹ đối mặt với vận mệnh của mình”, với một chương duy nhất dài 36 trang.

Lời nói đầu được viết theo kiểu dẫn dắt người đọc ra thực địa để chiêm nghiệm sức ép của hoàn cảnh địa lý đối với con người, qua đó tác giả định ra khuôn khổ, theo đó địa lý đã từng gắn với chủ nghĩa định mệnh nên đã bị lên án rằng tư duy theo kiểu địa lý đồng nghĩa với việc giới hạn những sự lựa chọn của con người. Tuy nhiên, không cần phải là người theo Quyết định luận cũng có thể nhận ra rằng điều kiện địa lý luôn có tầm quan trọng sống còn. Nói cách khác, trong mớ bòng bong của những diễn biến đảo lộn xã hội và của một thế giới dường như ngày càng khó quản lý, địa lý cho ta vũ khí để định ra một hướng đi.

Trong Phần I - “Những người nhìn xa trông rộng”, tác giả điểm lại lý thuyết địa chính trị của Alfred Thayer Mahan, Halford J. Mackinder và Nicholas J. Spykman. Nhân việc đó ông nêu ý kiến: ngày nay người ta không còn có thể khẳng định rằng chiều kích địa lý đã không còn ý nghĩa, như có người đã từng khẳng định sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ. Theo ông, thực ra địa lý chưa từng bị bỏ qua, nhưng dường như nó đã bị lãng quên và ai đó đã đưa ra định đề, theo đó việc cho rằng công nghệ đã xóa bỏ địa lý chỉ là một ý kiến mơ hồ. Tuy nhiên, tác giả cũng cảnh báo về mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn quyết định được chúng. Tác giả đã viện đến trường hợp mà Raymond Aron rất tâm đắc về dân tộc Do Thái. Đó là một trường hợp thách thức thực sự đối với Quyết định luận địa lý: lịch sử của dân tộc này đã diễn ra trái với tính liên tục cục bộ mà ta thấy trong phần lớn những tôn giáo lớn khác (cụ thể là Đạo Phật và Đạo Hindu). Lịch sử ấy đã kéo dài suốt 2.000 năm nay và tỏ ra trái ngược với mọi mệnh lệnh hay sự áp đặt của địa lý, đồng thời cho thấy rằng những tư tưởng và hành động của con người cũng không kém phần quan trọng so với môi trường tự nhiên.

Trong Phần II - “Bản đồ thời kỳ đầu thế kỷ XXI”, R. Kaplan nhấn mạnh một nội dung mang tính luận giải độc đáo những đặc điểm của nước Nga và người Nga. Theo ông, do không có những đường biên giới biển ấm và ổn định, nên nước này rơi vào tình thế không yên ổn với các nước láng giềng. Đã mấy trăm năm nay, nước Nga mơ ước sở hữu những cảng biển nước ấm, không bị đóng băng về mùa đông…, mà có lẽ quân cảng Sevastopol cũng nằm trong số những giấc mơ ấy. Một nhận xét mang tính Quyết định luận khác, nhưng cũng đáng được suy ngẫm, là ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu lục địa khắc nghiệt và hình thể của lãnh thổ đối với tính khí người Nga và lịch sử nước Nga. Do tính bằng phẳng của những đồng bằng thảo nguyên mênh mông không đủ sức ngăn chặn những cuộc xâm lấn của kẻ thù, nhất là trong thời Trung cổ, nên người Nga luôn mang tâm lý lo ngại những cuộc tấn công từ bên ngoài, trong khi khí hậu khắc nghiệt lại trui rèn cho họ sức chịu đựng phi thường. Tóm lại, hoàn cảnh địa lý là nhân tố trội trong tâm thức người Nga… Cũng trong chương này, tác giả còn đưa ra nhiều ví dụ để chứng minh cho vai trò quyết định của điều kiện địa lý: đó là nhận định rằng logic về mặt địa lý của Pakistan và Afghanistan thể hiện một sự rời rạc cao độ…, khiến cho hai nước này trở thành một thứ bung xung về địa chính trị, còn Iraq vốn là một sản phẩm dàn dựng gượng gạo của người Anh nên chưa bao giờ có được cơ hội tồn tại như một thực thể hằng mong muốn, trong khi Iran lại có nhiều lợi thế về kết cấu địa lý, và lịch sử của nó cho thấy người Iran rất biết thể hiện vị thế có lợi của mình ở tâm điểm Rimland (Miền duyên hải phía nam đại lục Á-Âu) theo sơ đồ Spykman.

Trong Phần III - “Châu Mỹ đối mặt với vận mệnh của mình”, cuốn sách trình bày một vấn đề nóng hổi của thời đại, được nhìn từ cách tiếp cận theo dài hạn, dồn nén trong một chương duy nhất dài 36 trang: “Braudel, Mexico và tầm nhìn chiến lược”. Theo quan điểm này, các lực gây tác động của địa lý hợp sức tạo ra những khuynh hướng lớn trong lịch sử đôi khi diễn ra suốt nhiều thế kỷ. Như vậy là tác giả đang nhắc tới khái niệm dài hạn được nhà địa lý nổi tiếng người Pháp thời những năm 1930 Fernand Braudel phát triển (Chương XV), nghĩa là khoảng thời gian địa lý, trong đó diễn ra những biến động nho nhỏ, khó nắm bắt được một cách trực tiếp, nhưng dần dần tích tụ lại để tạo ra những khung cảnh tự nhiên thích hợp hoặc gây bức xúc cho hoạt động của con người. Vận dụng luận thuyết này, tác giả tìm cách giải thích rằng Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi Mexico và 111 triệu cư dân của nó. Mexico là một quốc gia có sự gắn kết nội tại yếu, chủ yếu bởi nguyên nhân địa lý tự nhiên và địa lý dân cư, dường như đang chia tách thành 2 bộ phận, trong đó miền Bắc phát triển tốt hơn miền Nam, Các bang phía nam Hoa Kỳ tiếp giáp với Mexico là những bang dễ bị tổn thương nhất bởi đường biên giới lỏng lẻo và hiện tượng di dân bất hợp pháp từ Trung Mỹ và từ chính Mexico. Mặt khác, do lịch sử để lại, những bang phía nam này sau khi bị Hoa Kỳ sáp nhập sau hai cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico những năm 1830-1840 (các bang Texas, New-Mexico, Arizona, California, Nevada, Utah) nơi những người Mexico vẫn giữ nguyên văn hóa bản địa Tây Ban Nha và đến nay vẫn chủ yếu nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, lại thêm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao của nhóm cư dân này, nên về lâu dài, nước Mỹ có thể sẽ bị Tây Ban Nha hóa (đến năm 2050 số dân Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha có thể chiếm tới 1/3)… Tác giả coi hiện tượng ấy như một dạng xâm lược bằng dân số học, hiện cũng đang là mối lo lớn của nhiều quốc gia khác trên thế giới, kể cả Đông Nam Á và nhất là châu Âu. Rất có thể những gì Donald Trump - tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ - đang làm cũng có cơ sở từ nỗi lo này… Giờ đây có lẽ họ đang theo kế sách “lui về giữ gìn phên giậu quốc gia”.

Cuốn sách này đã tạo cớ để mở ra một cánh cửa cho sự phê phán. Phần cuối công trình có nội dung gây tranh cãi nhiều nhất, rất điển hình cho một dạng suy lý về địa chính trị. Nó được đón nhận rất khác nhau. Henry Kissinger thì coi đây là “một cuốn sách kỳ diệu”, trong khi các tác giả trường phái Pháp thì có khuynh hướng phê phán, chê bai, thậm chí có người không ngần ngại cho rằng đây là một mớ những điều mâu thuẫn! Đánh giá sau cùng thế nào xin dành quyền phán xét cho bạn đọc!

Đọc và nhận thức sách là niềm vui và trách nhiệm của mỗi bạn dọc, do vậy người dịch và cũng là bạn đọc xin tranh thủ đưa ra đây một số điều gợi mở, với hy vọng góp thêm một tiếng nói để giúp bạn đọc suy ngẫm về cả những điều rộng lớn cũng như đối với vận mệnh của đất nước chúng ta: hiểu rõ vị trí và điều kiện địa lý của nước ta, suy nghĩ về những tình thế địa chính trị mà dân tộc ta đã, đang và sẽ phải đối diện (xem Chương XI). Xem ra, không một ai có thể đứng ngoài cuộc chơi: “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”… Từ cuốn sách này, bạn đọc có thể dễ dàng chiêm nghiệm theo hậu nghiệm về mọi việc từng chứng kiến hoặc từng được ghi chép trong sử sách.

Xuyên suốt cả công trình này, R. Kaplan nhắc nhớ không ngừng và tuyên truyền cho một khái niệm rất kinh điển về địa lý và hoàn cảnh địa lý, bao gồm những sự kết hợp khác nhau của mấy yếu tố chủ chốt là không gian, hình thể địa hình, vị trí theo vĩ độ, và trùm lên tất cả là khung cảnh tự nhiên được thể hiện qua các bản đồ tự nhiên. Điều đó thậm chí đã được nói rõ trong phụ đề sách - Bản đồ nói với chúng ta điều gì về những cuộc xung đột sắp tới và cuộc chiến đấu chống lại số phận. Những tương quan được đưa vào phép phân tích hầu như chủ yếu dựa trên các lý thuyết địa chính trị được phát triển bởi các chuyên gia kinh điển Mackinder, Spykman và Mahan. Tóm lại, đó là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau: vai trò của hoàn cảnh địa lý theo hướng Quyết định luận địa lý và vấn đề địa chính trị thể hiện qua cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia, các cường quốc và các vùng địa chính trị. Dường như tác giả muốn cố kiểm tra xem liệu các thuyết về Vùng đất Trái tim Đại lục Á-Âu (Heartland trong sơ đồ Mackinder), về Miền Duyên hải phía nam Đại lục Á-Âu (Rimland trong sơ đồ Spykman) * [Các thuật ngữ Heartland và Rimland sẽ được dùng trong toàn bộ bản dịch Việt này] và về Sức mạnh Biển trong sơ đồ Mahan có còn phù hợp để vận dụng cho những vùng miền địa chính trị chủ chốt của hành tinh chúng ta trong thế kỷ XXI, nhất là gắn với vòng cung nóng bỏng vì khủng hoảng từ vùng đất Maghreb tới tiểu lục địa Ấn Độ và châu Á nói chung.

Trước hết xin nói về địa chính trị. Điều đầu tiên cuốn sách thu hút sự chú ý của người dịch là vấn đề địa chính trị. Mục đích sau cùng của nó là phân tích, phán đoán tình hình thế giới trên quan điểm địa chính trị. Nhưng đối với bạn đọc Việt Nam ta, khái niệm này còn khá xa xôi, bởi một lẽ là chúng ta không có nhiều sách để đọc về chủ đề này. Mặt khác, rất nhiều người trong chúng ta được đào tạo ở Liên Xô cũ, nơi các nhà khoa học bậc thầy từng giảng giải rằng địa chính trị (геополитика) là một khoa học phản động, cần lên án, và còn cho rằng có người đang cố gắng làm nó sống dậy dưới “chiêu bài” địa chính trị!!! Không có chức năng và cũng không có thì giờ để tranh luận về điều này, nên xin bạn đọc tham khảo Mục từ геополитика của tác giả П. м. Алампиев trong tập I, trang 438-439, Кра́ткая географи́ческая энциклопе́дия (Bách khoa Toàn thư Địa lý Giản lược) của Liên Xô, Moskva, 1960. Người ta chủ yếu nhìn vào những nhà địa chính trị Đức Quốc xã, như Haushofer, Ratzel, và Kjelen (người Thụy Điển) với quan điểm về “Không gian sinh tồn” (Lebensraum) cho dân tộc Đức (Chương V), trong khi những người này thực ra đã xuyên tạc ý tưởng ban đầu nhìn chung hợp logic của nhà địa lý người Anh H. J. Mackinder (1861-1947) được trình bày trong bài báo nổi tiếng của ông Democratic Ideals and Reality (Những Ý tưởng Dân chủ và Thực tế) (1919) (Chương IV, V). Vì lẽ đó, cho đến thời gian gần đây, nhiều người trong chúng ta còn lúng túng khi sử dụng thuật ngữ “địa chính trị”, kể cả một số nhà địa lý! Trong vấn đề này, cũng nên nhắc lại quan niệm của Napoleon (Chương IV) về Chiến lược, bởi vì nó là một nội hàm chủ chốt của địa chính trị. Theo ông, đó là nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian theo cách thức ngoại giao và quân sự. Từ đó, có thể nói: Địa chính trị có đối tượng là nghiên cứu môi trường đối ngoại mà mọi quốc gia phải đối mặt trong khi xác định chiến lược của riêng mình: môi trường ấy chính là sự hiện diện của những quốc gia khác cũng đang tranh đấu cho sự sống còn và lợi thế của mình (Chương IV). Nói cách khác, địa chính trị là nghệ thuật xử lý những mối quan hệ đối ngoại trên những không gian lãnh thổ cụ thể tại những thời điểm cụ thể nhằm đảm bảo cho quốc gia-dân tộc mình được an toàn và phát triển thuận lợi.

Các quốc gia và các chuyên gia địa chính trị tiếp cận nghiên cứu quan hệ giữa các quốc gia và quốc tế tùy thuộc vào vị thế và vị trí địa lý ở những cấp độ khác nhau. Từ xa xưa ông cha ta đã nêu những tấm gương sáng trong việc xử lý mối quan hệ đối ngoại của đất nước sau mỗi lần chiến thắng giặc ngoại xâm. Hãy nhớ lại cách xử lý của các vị anh hùng dân tộc, như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Huệ,…, và cách xử sự của Hồ Chí Minh! Nhưng khó khăn tương tự thì không bao giờ hết được! Một biểu hiện cụ thể cho nội dung này là phương châm mà Hồ Chí Minh từng chỉ ra: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” (cái bất biến ở đây là Độc lập, Tự do của dân tộc, cách xử lý thì “Tùy cơ ứng biến”).

Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều phải có quan hệ với nhau, có mối quan hệ tốt, nhưng cũng có những mối quan hệ khó xử, theo nguyên lý chung mà người Ấn Độ đã phát hiện ra từ thời Cổ đại (kế sách “Cận công, viễn giao”, Chương 13, Kautilya: “Sách về Nhà nước”), trong đó chỉ ra cách làm thế nào để một kẻ chinh phục có thể tạo ra một đế chế bằng việc khai thác những mối quan hệ giữa các Thành phố Nhà nước (Thành quốc) khác nhau: bất kỳ Thành quốc nào nằm tiếp giáp với mình đều phải đối xử như kẻ thù, bởi vì chúng sẽ phải bị chinh phục trong quá trình xây dựng đế chế; nhưng một Thành quốc nằm cách xa mà tiếp giáp với kẻ thù lại nên được coi là bạn…. Quan hệ ấy chính là một trong những biểu hiện quan trọng của địa chính trị.

Như vậy cũng có thể nói: Địa chính trị là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý tới những cuộc đấu tranh của loài người. Do vậy mà Napoleon đã nói rằng khi biết được địa lý của một quốc gia, người ta đã biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó. Ý tưởng này đã được R. Kaplan phân tích và minh họa trong nhiều chương của cuốn sách, như một sợi chỉ xuyên suốt cả công trình nghiên cứu của mình. Điều đó tỏ ra có sức thuyết phục, khi tác giả vận dụng để phân tích tình thế địa chính trị của rất nhiều quốc gia (nội dung của các chương thuộc Phần II và Phần III), cho dù đó là những nước lớn, như Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, Liên minh châu Âu (EU), nước Nga xưa và nay, Đức, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, hay những nước bậc trung, như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam, hoặc những quốc gia có kết cấu địa lý không thuận lợi, như Yemen, Israel, Iraq và Afganistan, v.v..

Như vậy, biết được tình thế địa chính trị thế giới và của chính đất nước mình là điều vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và vận mệnh của mỗi quốc gia. Chỉ trong điều kiện ấy, người ta mới có thể hành động đúng, không bỏ lỡ thời cơ và được an toàn. Nhưng tình hình hay là các mối quan hệ đối ngoại lại liên tục phát triển, bởi vì mọi quốc gia liên quan đều liên tục tranh đấu cho sự sống còn và lợi thế của mình (Chương IV), vì thế người thắng sẽ là kẻ biết nắm lấy thời cơ, đón trước và làm chủ được các tình huống. Trái lại, những quốc gia chỉ biết an hưởng thanh bình đều đi đến thất bại (Chương VIII). Những ví dụ minh họa cho kết luận này nhiều vô kể, ngay trong những thập niên đầu thế kỷ XXI này.

Về Quyết định luận địa lý, tác giả một mặt liên tục đánh giá cao tầm quan trọng của điều kiện địa lý (trong tất cả các chương của cuốn sách), nhất là vị trí và kết cấu địa lý, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh mối nguy của việc suy tôn quá mức vai trò của địa lý, bởi vì tuy nó có ảnh hưởng đến các sự kiện, nhưng theo cách xác suất, tức là không hoàn toàn quyết định được chúng… ông đưa ra nhiều ví dụ làm bằng chứng cho vai trò của địa lý đối với các sự kiện và đời sống con người. Những bằng chứng ấy đôi khi rất lý thú và thuyết phục, nhưng cũng có những trường hợp còn mang tính vũ đoán, áp đặt. Một trong những nhận xét sắc sảo là ý kiến cho rằng “Vị trí của một quốc gia trên bản đồ là điều đầu tiên quyết định nó, thậm chí còn hơn cả triết lý dùng để quản lý nó” (Chương II, V). Mackinder cho rằng chính hình thể đất nước dường như đã góp phần vào sự ổn định phi thường của các Vương quốc trên đất Ai Cập: nền văn minh thung lũng sông Nile đã được bảo vệ từ cả hai phía đông và tây bởi sa mạc, và chưa bao giờ bị những tên cướp biển Địa Trung Hải quấy nhiễu chỉ là nhờ có các đầm lầy vùng châu thổ ở phía Bắc. Vai trò của địa lý cũng là câu hỏi vì sao quân Mông Cổ chỉ tiến được tới Lưỡng Hà về phía Trung Đông và tới Vienna về phía châu Âu. Sách cho biết, đó là vì sự câu thúc của địa lý: quân Mông Cổ là đội quân của vùng thảo nguyên, đi tới đâu cũng cần có cỏ cho cừu và ngựa ăn, do vậy không thể tới được vùng sa mạc Arab, mặt khác, cũng không thể đi quá được Vienna là do sự hạn chế khả năng di chuyển quân đội trong một mùa hành quân…

Tuy nhiên, địa lý thông báo nhiều hơn là quyết định, do đó nó không đồng nghĩa với Quyết định luận (Chương II). Có lẽ chỉ nên nói tới vai trò quyết định theo nghĩa tương đối, hoặc xác suất của địa lý. Ngay cả Mackinder, người đánh giá rất cao vai trò quyết định của địa lý, nhưng cũng không phải là người theo Thuyết Định mệnh đơn thuần. Ông tin rằng hoàn cảnh địa lý và môi trường có thể khắc phục được, nhưng đó là khi người ta xử lý chúng với sự tôn trọng và sự hiểu biết sâu sắc nhất (các Quy luật Địa lý), đặc biệt là nhờ sự đổi mới công nghệ (Chương IV, chú thích 20).

Cũng có những yếu tố địa lý được con người tạo ra và đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Đó là trường hợp kênh đào Đại Vận Hà (Chương XI, chú thích 5) ở Trung Quốc: con kênh từng giữ vai trò chìa khóa cho sự thống nhất đất nước này, bởi vì nó tạo dễ dàng cho công cuộc chinh phục của miền Bắc đối với miền Nam thời nhà Đường và nhà Tống, giúp cho việc củng cố địa lý nông nghiệp Trung Quốc. Như vậy, một hành động riêng lẻ của con người - đào một con kênh - cũng tỏ ra có ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng. Chính vì thế, địa lý chỉ có ý nghĩa tương đối, hay là Quyết định mang tính xác suất, và “nhân định thắng thiên cũng nhiều”.

Có người lại hoàn toàn không chấp nhận Quyết định luận địa lý. Ví dụ như Isaiah Berlin (Chương I, chú thích 5), người luôn bảo vệ chủ nghĩa thực dụng tư sản và những thỏa hiệp theo kiểu “chờ đợi và xem” trước sự thử nghiệm chính trị, là người ghét Quyết định luận địa lý, văn hóa và mọi dạng Quyết định luận khác, không chấp nhận để bất kỳ ai tự phó thác đời mình cho số phận. Nhưng theo A.L. Sanguin (một tác giả người Pháp), việc coi thường địa lý sẽ chỉ tạo cơ hội sinh ra những tai họa, những thứ đến lượt mình lại biến chúng ta thành nạn nhân của chính địa lý (tức là phải gánh chịu sự trả thù của địa lý). Ngày nay, trên quan điểm môi trường, những ví dụ tương tự cũng nhiều vô kể.

Mời các bạn đón đọc Sự Minh Định Của Địa Lý của tác giả Robert D. Kaplan.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000