DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ngày 14.6.1899, là tiểu thuyết gia người Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ đoạt giải Nobel Văn chương.

Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Bản.

Mồ côi từ năm mới có hai tuổi, Kawabata và chị gái sống cùng ông bà ngoại. Khi ông lên bảy thì bà ngoại qua đời, lên chín thì mất chị, mười bốn tuổi thì mất cả ông ngoại, ông phải về sống với gia đình người dì.

Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.

Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu, được xuất bản năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù lòa, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực.

Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Thế chiến II, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh có ảnh hưởng lớn lao đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ). Sau đó, ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.

Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: sức khoẻ kém, cuộc tình bị cấm đoán, sốc do vụ tự tử của người bạn văn năm 1970. Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, các tác phẩm của ông cũng không có manh mối gì, nên đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự của cái chết đó.

Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1968, đã tôn vinh Kawabata: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người.”

***

Văn học Nhật Bản trong kỉ nguyên hiện đại đã sản sinh ra rất nhiều tài năng nổi tiếng thế giới. Mở đầu với Ryunosuke Akutagawa (1892-1927), nhà văn được coi là bậc thầy truyện ngắn, một trong những người khởi xướng phong trào hiện đại văn học Nhật Bản, góp phần quan trọng đưa nền văn học ấy hòa vào dòng chảy chung của văn học thế giới. Thế hệ tiếp sau Akutagawa là những tên tuổi cũng nổi bật không kém như Yokomitsu Riichi (1898-1947), Ito Sei (1905-1969), Hori Tatsuo (1904-1953)... Nhưng có một tài năng vượt trội cả về nghệ thuật biểu hiện lẫn độ phong phú của thể tài, tư tưởng... đó là Yasunari Kawabata (1899-1972), nhà văn Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Nobel văn học.

Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận đổi mới về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Nhật Bản. Những năm cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi, tư tư[rng duy tân của Minh Trị thiên hoàng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản - vốn được coi là “ốc đảo”. Tinh thần “học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây” đã đưa lịch sử Nhật Bản sang một trang mới. Sự đổi mối về kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc đã tác động mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật Nhật Bản. Nếu trước đây văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc thì nay bị chi phối bỏi những quan điểm tự do dân chủ của Phương Tây. Nhiều trào lưu, trường phái ra đời đã làm nên một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản: trẻ trung, phong phú và táo bạo.

Trong rất nhiều trào lưu lúc bấy giờ ở Nhật Bản như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên... thì chủ nghĩa hiện đại để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn cả. Văn học hiện đại chủ nghĩa, “được đánh dấu bởi những nỗ lực có ý thức của các tác giả muốn gán tính chất phi truyền thống cho những tác phẩm của mình, thường là bằng cách sử dụng những kĩ thuật thực nghiệm”(1). Trong xu hướng hiện đại hóa văn học ấy Kawabata cũng như “hầu hết tất cả các nhà văn lớn của Nhật Bản ở thế kỷ hai mươi đều là những người theo chủ nghĩa hiện đại ở một chừng mực nào đó”.
...

Mời các bạn đón đọc Phụ Lục Truyện Ngắn Yasunari Kawabata của tác giả Yasunari Kawabata.

Giá bìa 160.000   

Giá bán

128.000 

Tiết kiệm
32.000  (20%)
Giá bìa 160.000   

Giá bán

128.000 

Tiết kiệm
32.000  (20%)