DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Ông Già Goriot - Honore de Balzac

Tác giả Honore de Balzac
Bộ sách
Thể loại Tiểu thuyết
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 3046
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Honore de Balzac Tiểu thuyết Kinh điển Văn học Pháp Văn học phương Tây
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Ông Già Goriot là một tiểu thuyết xuất bản lần đầu năm 1835 của nhà văn Pháp Honoré de Balzac. Đây là một tác phẩm thuộc phần Những cảnh đời riêng (Scènes de la vie privée) của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời (La Comédie humaine).

Lấy bối cảnh là kinh đô Paris năm 1819, Ông Già Goriot đề cập tới số phận của ba nhân vật, ông lão Goriot, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin và anh sinh viên luật Eugène de Rastignac. Tiểu thuyết này được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Balzac, nó lần đầu tiên cho thấy ý định của nhà văn trong việc nối kết các tác phẩm riêng lẻ của bộ Tấn trò đời bằng những nhân vật xuất hiện qua nhiều tiểu thuyết (điển hình là Rastignac). Ông Già Goriot cũng là điển hình cho chủ nghĩa hiện thực trong phong cách viết của Balzac với những nhân vật được mô tả chi tiết và có chiều sâu.
***
Honoré de Balzac (1799-1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. 

Ông là con trai của Bernard-François Balssa và Anne-Charlotte-Laure Sallambier, họ Balzac được lấy của một gia đình quý tộc cổ Balzac d'Entraigues. Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Balzac từ khi vào đời cho đến năm (1828). Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi đã mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Victor Hugo. Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao, thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

Balzac sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc đời một cách hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh của nó và được đặt trong hệ thống mà ông ví như một "công trình kiến trúc của vũ trụ" với tính chất vừa hệ thống vừa hoành tráng từ các tác phẩm của ông. Vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quang của ông tạo nên một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ mô". Vì vậy, vũ trụ trong tiểu thuyết Balzac là một "vũ trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng". Honoré de Balzac từng nói một câu nổi tiếng " Ai cũng có thể làm thầy ta !" ; chính sự sâu sắc này của ông đã ảnh hưởng rất lớn về cách sống cũng như trong nghệ thuật của ông.

Một số tác phẩm tiêu biểu : Miếng da lừa, Lão Goriot, Bước thăng trầm của kĩ nữ, và đặc biệt là bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời.

***
Kính tặng đại danh sĩ Geoffroy Saint Hilare

để tỏ lòng ngưỡng mộ sự nghiệp và thiên tài cùa ông

De Balzac

Bà Vauquer, nhũ danh de Conflans, là một bà già từ bốn mươi năm nay đang cai quản tại thành Paris một ký túc xá ờ đường mới Neuve Sainte Geneviève, khoảng giữa xóm la tinh và vùng ngoại ô Thánh Marcel. Ký túc xá này được gọi là ký túc xá Vauquer nhận ở trọ cả đàn ông lẫn đàn bà, cả người già cả đến hạng thanh niên, mà chẳng bao giờ thanh danh của nhà trọ ấy bị xuyên tạc. Nhưng cũng đã ba mươi năm nay, không hề có một người trẻ tuổi nào ờ đây, và nếu có thanh niên nào lạc lõng chốn này thì có lẽ thanh niên ấy chỉ nhận được của gia đình một số tiền cấp dưỡng rất kém cỏi. Tuy nhiên, vào năm 1819, là lúc mở màn tấn thảm kịch sắp kể ra đây, nhà này có chứa một thiếu nữ khôn lớn. Ta cần phải dùng chữ thảm kịch ờ đây, dầu danh từ này đã mất cả ý nghĩa vì người ta đã quá lạm dụng và quá ngược đãi nó trong thời buổi văn chương bi khổ này? Không phải vì câu chuyện có một kịch tính thật sự: nhưng câu chuyện kể ra có cũng sẽ làm cho đọc giả xa gần không cầm được nước mắt intra muros et extra?

Nhưng bạn sống xa cách Paris thông cảm được câu chuyện này chăng? Điều đó không chắc. Những đặc tính của “Cảnh đời” (Scènce de la vie privée) này mang nặng màu sắc địa phương mà chỉ những dân ở giữa đồi Montmartre và vùng Montrouge, ở cái thung lũng nổi danh vì đầy vôi gạch lúc nào cũng sắp sụp đổ và đầy những rạch bùn đen. Cái thung lũng đầy những đau khổ thực sự, những vui mừng thường là giả tạo, cái thung lũng đã hằng bị náo động ghê gớm, đến nỗi chỉ có chuyện gì thật quá lố mới có thể gây được ở đây một cảm xúc lâu dài. Nhưng thỉnh thoảng cũng có những nỗi đau khổ mà do sự quy tụ của tệ tập và đức hạnh đã làm cho thành lớn lao và nghiêm trọng: trước những cảnh huống ấy, lòng ích kỷ và quyền lợi đều trăm lại và thương cảm; nhưng sự khích động ấy chỉ như một quả ngon được nhai nuốt mau lẹ. Chiếc xe của văn minh, chẳng khác chi chiếc xe chở tượng Thần ờ thành Jaggernath (1), chỉ chậm tiến đôi chút vì có một mảnh tim khó nghiến hơn chững tim khác đã làm kẹt bánh thần xa. Và chính người cũng sẽ làm như thế, người là kẻ đang cầm cuốn sách này trong bàn tay trắng, là kẻ đang chễm chệ trên chiểc ghế bành êm dịu, và người cũng tự nhủ thầm: “Cái này có lẽ cũng tiêu khiển ta được đây!”. Lúc đã đọc xong những nghịch cảnh âm thầm của ông già Goriot, người sẽ ăn ngon cơm; còn lòng người không chút rung cảm, người chỉ quy tội cho tác già đã nói quá, hoặc đã thi vị hóa câu chuyện. Ẩy, nhưng người hãy biết cho rằng tấm thảm kịch xảy ra đây không phải là chuyện bịa đặt hay là một tiểu thuyết. Tất cả đều có thật (2), thật đến nỗi ai cũng có thể nhận thấy từng chi tiết ở ngay mình, có lẽ ở ngay nội tâm mình.

Ngôi nhà dùng làm ký túc xá thuộc quyền sở hữu của bà Vauquer. Nhà ở dưới dốc Đường mới Sainte Genevière, ngay chỗ con đất uốn thấp xuống để rẽ qua đường Cái Ná một cách rất đột ngột và rất gắt, đến nỗi ngựa ít lên xuống con đường đó. Trường hợp này đã làm thuận tiện cho không khí êm lặng ở những con đường bị ép giữa khu vực nhà thờ Val de Grâce và đền Panthéon: hai lâu đài đã biến đổi bầu không khí với những màu vàng tung vào đấy, và đã làm mọi vật phải tối tăm vì những mầu sắc chát chúa của các nóc dọi xuống. Ở đây những đá lát đường khô ráo, những rãnh chẳng có nước mà cũng chẳng có bùn, cỏ mọc ven theo các bức tường. Người rất vô tư vào đây cũng phải u buồn như những khách khác, tiếng ồn một cái xe đến đây cũng thành một biến cố đặc biệt, nhà cửa ủ rủ, tường vách sặc mùi một ngục tù. Một người dân Paris lạc loài vào đây chỉ nhận thấy toàn những nhà trọ tầm thường hoặc những trường học, một vẻ nghèo nàn hoặc buồn nản, những người già sắp chết, hoặc những thanh niên đang tươi vui mà phải cặm cụi làm việc. Không một xóm nào ở Paris có thể ghê tởm hơn, hoặc ít người biết hơn. Nhất là con đường mới Sainte Genevière giống như một cái khung bằng hoàng đồng, cái khung cảnh độc nhất hợp với cốt truyện này: để đưa vào cốt truyện và để hiểu, không gì bằng những màu sắc nâu sậm, những lý tưởng trang trọng... cũng như từ bậc một ánh mặt trời tối dần và tiếng hát người đánh xe trầm dần lúc kẻ lữ hành xuống đần Hầm mộ. So sánh đúng thay! Nào ai đoán định được còn gì rùng rợn hơn sự việc này, ai, những kẻ có một quả tim khô héo, hay những kẻ mang một khối óc trổng rỗng?

Mặt tiền của ký túc xá nhìn xuống một cánh vườn nhỏ, và cái nhà đâm thẳng góc ra đường Mới Sainte Genevière, trông hình như cái nhà bị con đường cắt sâu vào vậy. Dọc theo mặt tiền nhà, giữa nhà và vườn có một đám sân sỏi lõm sâu vào và rộng lối một thước (3); trước đám sân là một con đường nhỏ rải cát, hai bên có những cây phong lữ thảo, trúc đào và cây lựu trồng trong những chậu lớn bằng sành màu xanh và trắng. Người ta vào đường nhỏ ấy do một cửa lớn trên có tấm bảng mang chữ: Nhà Vanquer, và ở dưới: Nhà trọ cho cả nam phụ lão ấu. Ban ngày, một cánh cửa song thưa có mắc cái chuông rung kêu rổn rảng để thấy ở cuối con đường nhỏ, trên bức tường đối diện với đại lộ một cái vòm tròn vẽ màu cẩm thạch xanh do tay một họa sĩ trong xóm vẽ. Trong chỗ lõm dưới vòm vẽ ấy, có đựng cái tượng thần Ái tình. Nhìn lớp sơn long của bức tượng, những người thích tượng trưng có lẽ nhận thấy đây là một thần thoại của thứ tình ái ở thành Paris mà người ta đang chữa bệnh khỏi được chỉ cách đó vài bước đường. Trên đế bức tượng, một hàng chữ đã bị xóa hết phân nửa làm cho ta nhớ tới cái thời đã xây dựng kỷ vật trang trí này, do lòng hâm mộ đối với văn hào Voltaire, đã trở về Paris vào năm 1777.

Đây là thầy ngươi, bất cứ người là ai:

Hiện tại ông là thầy ngươi, trong quá khứ ông cũng đã là thầy, hoặc ông phải là thầy của ngươi.

Tối đến, cánh cửa song thưa được thay thế bằng một cánh cửa kín. Cái vườn nhỏ rộng bằng bề dài mặt tiền cái nhà, ở giữa bức tường phía đường cái và bức tường ngăn cách nhà bên cạnh. Một màn bìm bìm treo dọc phủ kính cả bức tường chung này, và giữa thành Paris đây là một cảnh đẹp làm người qua đường lưu ý: Mỗi tường thành đều cổ phủ một thảm cây nho hoặc cây ăn quả khác với những lớp trái mảnh mai và đầy bụi: những trái cây này là mối lo âu hằng năm của bà Vanquer và là đầu đề của những cuộc trò chuyện của bà và các khách ở trọ. Dọc theo mỗi bức tường có một đường nhỏ dẫn đến một lùm cây điền ma (4) cái tên cây mà bà Vanquer tuy thuộc dòng dõi de Conflans vẫn đọc trại đi, dầu mấy khách trọ cố phê bình về văn phạm cho bà. Giữa hai con đường bên hông là một cái bồn vuông trồng artisô, có kèm những cây ăn quả được cắt cành lá tròn như búp chỉ, chung quanh thêm những cây chua me, rau diếp hay ngò tây. Dưới vòm cây điền ma có để cái bàn tròn sơn màu lục, có ghế để quanh. Những ngày nóng bức, những khách trọ nhà giàu có thể dùng đến cà phê được đều ra ngồi đây uống nhâm nhi trong lúc ánh nắng có thể làm nở được trứng ấp. Mặt tiền cao ba tầng có cả rầm thượng kiến trúc bằng đá cuội và quét bằng thứ màu vàng nó đã làm cho hầu hết những nhà ở cận Paris đều có cái vẻ khả ố làm sao. Mỗi tầng lầu có năm cửa sổ đều lắp kính nhỏ và đều có bỏ mành mành, nhưng chẳng có bức mành nào được cuốn lên giống nhau, thành thử chẳng bức nào ngay hàng với bức nào. Bề sâu nhà có hai cửa sổ, và tầng dưới hai cửa sổ này được trang trí bằng những song sắt có rào lưới. Sau nhà có cái sân rộng độ hai chục bộ (5): trong sân phát hiện một cuộc sống chung rất hòa hiệp giữa những giống lợn, gà, thỏ.., và phía sau có một cái kho để củi. Giữa kho củi và cửa sổ của nhà bếp, có treo một tủ đồ ăn, dưới tủ là dòng nước dơ của chậu rửa bát. Từ sân này ra đường Mới có một cửa nhỏ do đó đầu bếp đổ rác rến trong nhà ra đường và giội nước chùi rửa nơi đây, nếu không có thể phát bệnh ôn dịch.

Lẽ tất nhiên tầng dưới nhà dùng làm nhà trọ và gồm có một phòng ngoài: phòng này được sáng nhờ hai cửa sổ trông ra đường, đi vào do một cửa lớn vừa là cửa sổ. Phòng khách này thông vào một phòng ăn, rồi đến cái chân cầu thang mới đến nhà bếp. Bậc thang bằng gỗ và gạch vuông sơn màu, đánh bóng. Chẳng có gì buồn hơn quang cảnh cái phòng khách đầy ghế bành và ghế dựa bọc vải sọc chen lẫn đường lì và đường láng. Giữa phòng kê một bàn tròn mặt cẩm thạch trang trí bằng hình cái quán trên một tấm sành trắng viền chỉ vàng đã phai hết nửa hình trang trí mà hiện nay đâu cũng có. Nền phòng lát gập ghềnh, tường đóng ván đến ngang lưng người đứng. Phần trên tường còn lại thì dán một giấy sơn vẽ những cảnh chính của truyện Télémaque với các nhân vật vẽ màu. Khoảng giữa hai cửa sổ rào lưới sắt là bức tranh vẽ buổi tiệc của nữ thần Calypso đãi con trai vua Ulysse (6). Trong bốn mươi năm trường, bức vẽ đã gợi bao nhiêu lời chế giễu của bọn thanh niên ở trọ: tự kiêu ngạo bữa ăn mình, bọn này vẫn tưởng đang ở một địa vị cao sang hơn cảnh hiện tại mà sự nghèo khổ đã buộc họ vào. Lò sưởi được trang trí bằng hai độc bình cắm đầy hoa giả đã cũ rích và được bọc lồng lại, ở giữa là một đồng hồ bằng cẩm thạch màu xanh nhạt rất xấu xí. Lòng lò sưởi lúc nào cũng sạch sẽ chứng tỏ là lò chỉ được đốt lửa vào những cơ hội lớn. Phòng thứ nhất này để xông ra một mùi mà trong ngôn ngữ không có danh từ nào diễn tả được, và có lẽ phải gọi nó là cái mùi nhà trọ. Đây là mùi của một phòng hay đóng cửa, mùi mốc, mùi ôi; lạnh lẽo ẩm iu ngửi thấy ngay ở mũi, thâm nhập vào cả áo quần, mùi của một phòng người ta mới ăn cơm, hôi mùi chén bát, mùi một phòng để đồ ăn, mùi một nhà thương thí. Cái mùi có lẽ diễn tả được nếu người ta sáng chế được một phương pháp để đo lường được số lượng yếu tố và buồn nôn của hơi đờm dãi và đặc biệt của mỗi người ở trọ, trẻ hay già. Ấy thế mà mặc dầu có những cái ghê tởm tầm thường ấy, và nếu ta so sánh với cái phòng ăn kề cận đó, ta lại cho cái phòng khách là trang nhã và thơm tho như một phòng khuê. Phòng ăn có vách hoàn toàn lót gỗ nguyên trước có sơn một màu mà bây giờ không còn nhìn ra màu gì nữa, màu ấy đã thành cái nền trên đó cát bụi chồng chất thành lớp vẽ nên những hình kỳ lạ. Những tủ chén bát trơn nhớt dựa tường, trên tủ bày những bình nước sứt mẻ, lu mờ, những tấm sắt tây tròn có vân, mấy chồng dĩa bằng sành dầy có viền xanh, chế tạo tại Tournal. ở một góc để một cái thùng có nhiều hộc số để đựng khăn lau lốm đốm dơ hay đỏ màu rượu vang, của những người ở trọ. Lại có những thứ bàn ghế bất hủ, đâu đâu cũng phế bỏ nhưng được đặt tại đây như những di vật của nền văn minh được đặt tại Nan y viện (7). Người ta còn có thể thấy một phong vũ biểu được đem ra lúc mưa, những tranh ảnh ghê gớm làm hết muốn ăn, cái nào cũng để trong khung gỗ sơn đen có chỉ vàng; một đồng hồ treo bằng đồi mồi khảm đồng; một lò sưởi màu lục, những cây đèn dầu mà dầu và bụi trộn lẫn nhau, một bàn dài trải tấm vải sơn, nhờn mỡ trên ấy một trú sinh nghịch ngợm đã lấy ngón tay viết tên lên như đã dùng một mũi sắt nhọn, những ghế dựa khập khễnh, những tấm đệm cói chỉ trải ra mà không lúc nào hưởng những lồng ấp có lỗ đã bè, bản lề lật ra, gỗ đã đen thui. Muốn giải rõ đồ đạc ở đầy đã cũ kỹ đến bậc nào, đã lũng, mục, lung lay, sứt bể, cụt tay dơ dáy, què quặt, gần tàn phế hấp hối... thì phải làm một bài miêu tả làm quá chậm câu chuyện, và những người gấp nghe chuyện không thể tha thứ. Gạch lát vuông đỏ thì bị vạch đường vì sự lau chùi hay vì những lúc tô màu. Tóm lại, nghèo khổ ngự trị ở đây, không chút thi vị, một nghèo khổ tằn tiện, cô đọng, xơ xác. Nếu cảnh nghèo ở đây chưa có bùn lầy, thì cũng đã có những vết dơ, nếu nó chưa có áo lũng, giẻ rách, thì nó cũng sắp đồ ra thối mục.

Căn phòng này hoàn toàn sáng lạn vào lúc bảy giờ sáng, lúc con mèo của bà Vanquer dậy trước chủ nó nhảy lên các tủ đồ ăn, đánh hơi sữa trong những tô có dĩa đậy, và lên tiếng gầm gừ. Ngay sau đó bà chủ xuất hiện với cái mũ ren trên đầu, với một vành tóc giả treo lủng lẳng vụng về ở dưới. Bà ta kéo xà lệt một đôi dép méo mó. Khuôn mặt bì dày dày, mập mạp, ở dưới nổi lên một cái mũi mỏ keo; hai bàn tay nhỏ nhắn, múp míp, thân hình bụ bẫm như con chuột ở nhà thờ, áo lót quá dày và phồng phềnh lên, tất cả hình ảnh này rất phù hợp với căn phòng đầy mùi khốn đốn, chứa một không khí đầu cơ, trong ấy bà Vanquer biết thở mùi nồng thối, không chút gì ghê tởm. Vẻ mặt bà tươi tắn như buổi gió lạnh đầu tiên của tiết thu, đôi mắt nhăn nheo của bà đi từ vẻ nụ cười bắt buộc của vũ nữ đến vẻ cau có của viên thu ngân chiết khấu... tóm lại là cả con người bà giải thích cho cái nhà trọ, cũng như cái nhà trọ ám tàng con người của bà. Ngục tù không thể tồn tại được nếu không có tên ngục tốt, người ta không thể tưởng tượng có thể có cái này mà không cái kia. Vẻ phì nộn xanh xao của người đàn bà thấp bé này là kết quả của lối sinh hoạt kia, cũng như bệnh đậu lào là quy kết của bể khí một bệnh viện. Cái váy lót bằng len đan của bà ló dài hơn cái váy ngoài may với một áo dài cũ mà lớp bông lót lòi ra do những đường nứt nẻ của đường vải rách, cái váy này là một hình ảnh thu gọn của phòng khách, căn phòng ăn, cái vườn nhỏ, và báo trước cái nhà bếp, làm thấy trước những khách trọ ra thế nào rồi.

Lúc bà chủ có mặt, quang cảnh thật là hoàn mỹ, bà Vanquer tuổi lối năm mươi, bà giống như mọi người đàn bà khác đã chịu đựng đau khổ. Mặt bà lờ đờ, bộ bà ngây thơ như một mụ môi dong làm bộ tức giận để đòi hoa hồng thêm, nhưng vẫn sẵn sàng làm hết mọi sự để số phận mụ được êm dịu hơn, sẵn sàng bán cả Georges hay Pichegru nếu còn một Georges hay một Pichegru để bán. Tuy vậy, bà là một người tốt, các người ở trọ nói vậy, và ai cũng tưởng bà là nghèo, vì ai cũng nghe bà kêu rêu ho hen như họ. Còn ông Vanquer trước kia thẽ nào? Bà không lúc nào phân giải về người quá cố. Tại sao ông ta mất hết của cải? Bà chỉ trả lời: “Trong những tai nạn”.

Ông ta cư xử với bà không tốt, chỉ lưu lại cho bà cặp mắt để khóc, ngôi nhà này để sinh sống, và cái quyền không thương hại một nghịch cảnh của ai, vì theo bà nói, bà đã chịu đựng tất cả những gì người ta có thể chịu đựng được. Nghe tiếng chân bà chủ đi lắc nhắc, mụ Sylvie béo, người làm bếp lật đật dọn ăn sáng cho khách trọ.
...
Mời các bạn đón đọc Ông Già Goriot của tác giả Honore de Balzac.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000