DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nụ Cười Dưới Chân Thang

Tác giả Henry Miller
Bộ sách
Thể loại Kinh điển
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 1985
Từ khóa eBook pdf full Henry Miller Sách Scan Kinh Điển Tiểu Thuyết Văn học Mỹ Văn học phương Tây
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Henry Miller là người Mỹ, sinh tại New York, tại một thành phố tượng trưng cho Sinh mệnh Tây phương trong trạng thái huy hoàng nhất, với tất cả khám phá mới mẻ nhất của khoa học và cơ khí, mẫu mực của đời sống con người ở thời đại nguyên tử. Henry Miller chính là người đã phá hủy đời sống theo điệu Mỹ, đã phá Văn minh Mỹ một cách khốc liệt; đối với Henry Miller, tất cả những gì tàn bạo nhất, ngu xuẩn nhất, khờ khệch nhất, bi đát nhất, rỗng tuếch nhất, nhạt nhẽo nhất đều xuất phát từ Mỹ quốc, quê hương của ông. Tất cả những quyển sách của Henry Miller đều tố cáo Văn minh Mỹ quốc, tố cáo sự điêu tàn của Tây phương, tố cáo đời sống nông cạn của con người thời đại, tố cáo những ảo tưởng điên rồ của xã hội, đoàn thể, tôn giáo, đảng phái; luân lý, đạo đức; Henry Miller đánh dấu sự cáo chung của văn chương, thi ca và nghệ thuật: “Cách đây một năm, cách đây sáu tháng, tôi nghĩ rằng tôi là nghệ sĩ. Bây giờ tôi không nghĩ về việc ấy nữa, tôi LÀ!“ (Henry Miller, Tropic of Cancer, trang 1), “Tất cả những gì là văn chương, văn nghệ, văn học đều tách rời khỏi tôi” (op. cit, trang 1); Henry Miller “khạc nhổ vào mặt của nghệ thật, đá vào đít của Thượng đế, của Người, của Sinh mệnh, của Thời gian, của cái Đẹp, của Tình yêu!” (op. cit, trang 2); Henry Miller cho rằng Rimbaud đã thất bại một cách chua xót là vì “thời gian chưa chín muồi” (The time was not ripe) (cf. Henry Miller, the Books in my life, Icon Books; 1963, trang 96); Henry Miller khơi mở tất cả ý nghĩa trong sắc lệnh của Rimbaud: “A bas l’histoire!) (Đả đảo lịch sử!) (cf. Henry Miller, op. cit trang 86); Henry Miller ca tụng Rimbaud và gọi Rimbaud là “Kha Luân Bố của Tuổi trẻ” (cf. New Directions IX, New Directions XI) và cho rằng hành động của Rimbaud (khi lìa bỏ Tây phương để sống cuộc đời vất vả kỳ lạ ấy ở Phi châu) là một sự tự tử, vì Rimbaud thất vọng khi thấy Tây phương không còn thoát khỏi Tất mệnh đau thương kia. Bài văn đầu tiên trong đời Henry Miller là bài cảo luận ông viết về quyển Anti-Christ của Nietzsche; Henry Miller khinh miệt Heidegger, nhưng ông quí Eckhart và trích dẫn câu văn của Eckhart: “Hãy nhìn, tất cả là Bây giờ duy nhất” (cf. Henry Miller, Remember to Remember) và chính Henry Miller thốt lên: “Tất cả phải là một”. “Tất cả là một”, đi ngược lại với εν Πάντα của Héraclite trong tinh thần tương tức tương nhập của Kinh hoa nghiêm Phật giáo, “nhất tức nhất, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất, nhất thiết tức nhất thiết”; khi đứng tại Mycenae tại Hy Lạp, trước mồ của Clytemnestra, Henry Miller đã sống lại tất cả những bi kịch Hy Lạp Thượng cổ (Eschyle, Sophocle, Euripide, vân vân); tác phẩm vĩ đại nhất của Henry Miller là quyển Colossus of Marcussi, nói lên sự trở về nguồn của Henry Miller khi ông khám phá lại đất trời Hy Lạp, sống lại buổi Triêu Dương của Sinh mệnh Tây phương; niềm vui vô hạn của sự tỉnh thức kỳ diệu lan tràn chan chứa trong quyển Colossus of Maroussi.

Henry Miller là người duy nhất (trong mấy ngàn năm của Sinh mệnh Tây phương) người độc nhất đã tỉnh thức hoàn toàn, yêu Hố thẳm và đã mọc cánh bay vút từ Hố thẳm lên đến Thiên Không xanh lơ; ông ôm choàng cuộc đời vũ trụ trong vòng tay âu yếm (Henry Miller: Instinctively; just as a bird takes wing, he threw ou: his arms in an all-encompassing embrace), run say sung sướng tràn trề trong niềm vui lai láng vô biên, thốt lên mừng rỡ ở giây phút tối hậu: “Thế là đến rồi! Đến rồi!” (“At last, At last!”).

Henry Miller tự xưng là “một thằng hề” truyện The Smile at the Foot of the Ladder (Cười dưới chân thang) của Henry Miller là nói về một anh hề kỳ lạ nhất chưa từng có trong lịch sự loài người; Henry Miller cho rằng truyện ấy là “truyện kỳ lạ nhất mà tôi đã viết trong đời” (undoubtedly it is the strangest story I have yet written); trong truyện ấy, Henry Miller đã đưa Sinh mệnh đến Tất mệnh và bay lên bầu trời xanh lơ của Tính mệnh trong Bình minh của Hố thẳm:

Niềm vui giống như một con sông: nó chảy miên man không ngừng. Đối với tôi, đó dường như tất cả lời nhắn gửi mà người hề đang cố gắng mang đến cho chúng ta, nhắn gửi chúng ta hãy nhập thế với dòng tuôn chảy di động không ngừng, nhắn gửi chúng ta đừng dừng lại để suy nghĩ, để so sánh, để phân tích, để ghì giữ, mà hãy tiếp tục tuôn chảy không ngừng vô cùng vô tận như dòng nhạc miên man. Đó là dâng bỏ, buông rơi, siêu thoát; người hề đã diễn tả sự siêu thoát ấy một cách tượng trưng. Còn chúng ta hãy làm sự siêu thoát ấy thành hiện thể”.

(Joy is like a river: it flows ceaselessly. It seems to me that this is the message which the clown is trying to convey to us, that we should participate through ceaseless flow and movement that we should not stop to reflect, compare, analyze, possess, but flow on and through, endlessly, like music. This is the gift of surrender, and the clown makes it symbolically. It is for us to make it real).

Henry Miller đã sống qua hết những mâu thuẫn, những bi kịch đau đớn khôn cùng của cuộc đời:

Chúng ta chết đang khi vùng vẫy để sinh ra đời. Chúng ta không bao giờ đã là, không bao giờ đang là. Chúng ta đang luôn luôn trong tiến trình biến dịch, luôn luôn ly cách và đứt lìa. Luôn luôn ở bên ngoài”.

(We die struggling to get born. We never were, never are. We are always in process of becoming, always separate and detached. Forever outside).

Những dòng chữ trên nói lên Sinh mệnh cựa quậy trên bờ đất, khi Sinh mệnh không còn tuôn chảy trong dòng sông Tính mệnh.

Muốn sống lại, chúng ta chỉ cần khơi mở và khám phá: tất cả đều đã có sẵn trong ta rồi (we uncover and discover. All has been given, as the mystics say). Chúng ta chỉ cần mở mắt và lòng để trở nên một với toàn thể (we have only to open our eyes and hearts, to become one with that which is).

Henry Miller là một trong số rất ít người mà Sinh mệnh đã được giải thoát; Henry Miller nhìn thế giới này qua một màu sắc mới lạ khác hẳn cách nhìn của đôi mắt thường nhân. Henry Miller nhìn thấy cuộc đời với một đôi mắt khác. Henry Miller sống tràn trề trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại và sự hiện diện của Henry Miller chiếu tỏa rực ngời ánh dương buổi sớm, tuôn dậy một bài ca bất diệt của niềm vui chan chứa hương mai. Henry Miller mỉm cười dưới chân thang, một nụ cười thênh thang thiên sứ tuyệt trần (it was a broad, seraphic smile).
Mời các bạn đón đọc Nụ Cười Dưới Chân Thang của tác giả Henry Miller.
FULL: PDF

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000