DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Những Bá Chủ Không Gian: Elon Musk, Jeff Bezos Và Công Cuộc Chinh Phục Vũ Trụ

Tác giả Christian Davenpor
Bộ sách
Thể loại Quản trị - Kinh doanh
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 3302
Từ khóa eBook pdf full Elon Musk Jeff Bezos Christian Davenpor Trần Thanh Hương Sách Scan Kinh Doanh Tiểu Sử
Nguồn
akishop
Những Bá Chủ Không Gian: Elon Musk, Jeff Bezos Và Công Cuộc Chinh Phục Vũ Trụ
MUSK VÀ BEZOS, hai tỷ phú với hai phong cách và tính khí vô cùng khác biệt, chính là những người đi đầu trong việc làm sống lại chương trình không gian Mỹ. Đầy táo bạo, Musk luôn tiến về phía trước, những thành công và thất bại của ông luôn là tâm điểm của sự chú ý. Ngược lại, Bezos luôn kín kẽ và thận trọng, dự án tên lửa của ông luôn phủ một lớp màn bí mật.

Nhưng vẫn còn những người khác nữa. Giống như Bezos, Richard Branson hứa hẹn sẽ đưa các du khách vượt qua tận cùng của không gian để có thể nhìn thấy Trái Đất từ trên cao và trải nghiệm vài phút không trọng lượng. Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft, người đứng sau thiết bị vũ trụ thương mại đầu tiên bay ra ngoài không gian, hiện đang sản xuất chiếc máy bay lớn nhất từng thấy trên thế giới. Lớn hơn chiếc Spruce Goose (Con ngỗng Bảnh bao) của Howard Hughes, nó có khả năng “phóng tên lửa trên không” từ độ cao gần 11.000m – và cả một chiếc tàu con thoi mới, có tên là “Black Ice” (Băng Đen), cũng đang được bí mật phát triển.

Những bá chủ không gian này đang cùng nhau đứng sau những thương hiệu lớn nhất thế giới – Amazon, Microsoft, Virgin, Tesla, PayPal – những thương hiệu đã làm gián đoạn các ngành từ bán lẻ đến thẻ tín dụng đến hàng không. Và giờ đây, họ đang đánh cược phần lớn khối tài sản khổng lồ của mình để đưa số đông ra ngoài không gian, vượt qua chính phủ trong hành trình phát triển du lịch không gian.

Về cốt lõi cuốn sách Những Bá Chủ Không Gian, câu chuyện được châm ngòi bởi cuộc cạnh tranh mới nhen nhóm giữa hai nhà lãnh đạo của phong trào không gian mới này. Sự căng thẳng ngày một gia tăng trong những văn bản kiện tụng và trên Twitter, nhắm vào tầm quan trọng của những cuộc hạ cánh và sức đẩy của những tên lửa của mỗi bên, và thậm chí là cả cuộc cãi cọ về bệ phóng tên lửa. Musk, chú thỏ đồng ngạo mạn, đi tiên phong để người khác đi theo, trong khi Bezos, chú rùa chậm chạp và giữ kẽ, luôn hài lòng với việc tiến từng bước một trong cuộc đua mới chỉ vừa bắt đầu.

NHẬN XÉT TỪ CHUYÊN GIA:

“Một bản tường thuật chi tiết về thế hệ doanh nhân mới đang xoay vần chuyển đổi ngành du lịch không Một áng văn tuyệt vời về trí tưởng tượng và nỗ lực của con người lẫn dòng chảy không ngừng của ngành công nghiệp vũ trụ." – Financial Times

“Một một câu chuyện thú vị đầy ắp thông tin và những tầm nhìn sắc bén. Một cuốn sách lấp lánh tài năng kể chuyện sắc sảo của Davenport.” - Walter Isaacson, New York Times

“Những bí mật, những câu chuyện hậu trường chưa từng được tiết lộ về cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát ngành du lịch không gian mới nổi.” - The New Yorker
***

TÁC GIẢ:

Christian Davenport là cây viết chính của tờ Washington Post từ năm 2000 và hiện đang phụ trách mảng các ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng của tờ báo này. Ông cũng là tác giả của những bài báo nổi tiếng về các vụ bắn tỉa ở khu vực DC, vụ bê bối nhà tù Abu Ghraib và các vấn đề chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Ông đã nhận được giải thưởng Peabody cho tác phẩm của mình về các cựu binh bị chấn thương sọ não và từng thuộc nhóm các phóng viên lọt vào vòng chung kết đề cử Giải Pulitzer ba lần.

***

‘Những bá chủ không gian’ – làn sóng tỷ phú đua vào vũ trụ

Tác giả Christian Davenport vẽ bức tranh toàn thể về làn sóng đua vào vũ trụ của những tỷ phú hàng đầu thế giới.

Những kẻ chạy đua

Được công chúng truyền thông nhắc đến nhất phải kể đến SpaceX của Elon Musk được thành lập vào năm 2002 với tham vọng rất rõ ràng là tìm một hành tinh khác để con người định cư – đó là sao Hỏa. SpaceX với sự xông xáo và mạnh miệng của Musk đã trải qua hết lần này đến lần khác phóng tên lửa thất bại, cạn sạch tiền, đứng trước nguy cơ phá sản, rồi lại được NASA tài trợ lần lượt 278 triệu USD và 1,6 tỷ USD, rồi lại phóng, rồi thất bại…

Phải đến năm 2010, công ty mới có dấu mốc đầu tiên khi phóng thành công tên lửa Falcon 9 và 5 năm sau đó, Falcon 9 mới hạ cánh thành công lần đầu tiên. Gần đây nhất, vào 2h22 phút ngày 31/5 theo giờ Hà Nội, tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon lên quỹ đạo thành công từ bệ phóng 39A ở Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida. Sự kiện này có một ý nghĩa quan trọng bởi sau 9 năm mới có tàu chở người lên vũ trụ đi từ đất Mỹ và lại được thực hiện bởi một doanh nghiệp tư nhân với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các chương trình trước đây của NASA.

Sớm hơn một chút, từ năm 2000, ông chủ của Amazon là Jeff Bezos cũng đã kín đáo mở một công ty hàng không có tên là Blue Origin, với blue – chấm xanh màu xanh nhạt chính là Trái Đất, và origin – đại diện cho nơi loài người bắt đầu, tuyên bố sứ mệnh “gieo hạt giống cho sự hiện diện lâu dài của loài người trong không gian”. Ngược lại với nguyên tắc hoạt động của SpaceX phải nhanh hơn, tăng tốc tối đa thì Blue Origin kiên trì đi từng bước một nhỏ để tiến đến đích.

Công ty của Bezos cũng có những thành công nhất định khi phóng thành công tên lửa New Shepard ra ngoài không gian và hạ cánh thành công trong cùng một năm. Tuy vậy, Blue Origin vẫn chưa chính thức đưa bất cứ tàu không gian nào lên quỹ đạo.

Một vị tỷ phú khác cũng đang bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua này là Richard Branson với Virgin Galactic. Branson mua lại công nghệ đứng sau SpaceShipOne và quyết tâm tạo ra hãng hàng không vũ trụ thương mại đầu tiên trên thế giới với chuyến bay thương mại đầu tiên năm 2007. Dù phải đến năm 2019, Virgin Galactic mới đưa được hành khách đầu tiên lên không gian nhưng quyết tâm của Branson chưa bao giờ bị xóa bỏ.

Và cũng không thể không nhắc đến Paul Allen, nhà đồng sáng lập của Microsoft với công sức bỏ ra tại Vulcan và con tàu SpaceShipOne. Khi SpaceShipOne nhận được Giải thưởng Ansari X, việc này đã chỉ ra rằng một công ty thương mại có thể đưa một người lên không gian. Quan trọng là họ có dám làm đến cùng hay không. Sau thành công của Richard Branson với thương vụ mua công nghệ của SpaceShipOne, Paul Allen cũng không thể ngồi yên và quyết định quay lại cuộc chơi.

Chỉ trong vòng khoảng 20 năm, ngành công nghệ không gian của nước Mỹ cũng như của thế giới đã thay đổi hoàn toàn. Trước khi có những bá chủ không gian, người đọc có lẽ sẽ không tìm được ở đâu toàn cảnh một cuộc đua vũ trụ nhộn nhịp đến vậy.

Hãy bắt đầu như một tỷ phú

Đã qua rồi thời đại của Mỹ và Liên Xô cạnh tranh nhau trong cuộc đua vũ trụ thời chiến tranh lạnh chỉ vì mục đích chính trị tiêu tốn hàng tỷ đô la. Những bá chủ không gian thời hiện đại chạy đua lên vì sao vì mục đích tiền bạc, máu phiêu lưu và một cơ hội để đưa loài người đi xa hơn vào không gian mãi mãi.

Nếu nhìn lại những đặc điểm chung của những kẻ tham gia cuộc đua này thì có thể nhận thấy hai điều. Thứ nhất, họ đều là những kẻ đam mê vũ trụ. Khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng, Branson mới là một thanh niên 19 tuổi, Allen 16 tuổi, Bezos thì 5 tuổi, Musk thậm chí còn chưa sinh ra, nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng bởi mơ ước đặt chân lên Mặt trăng và các vì sao như bao cô bé cậu bé khác.

Họ cũng đều là những người xuất chúng với trí tuệ hơn người, yêu thích các trò chơi và phim ảnh về vũ trụ như Chiến tranh giữa các vì sao, Du hành giữa các vì sao… Chính điều đó đã thôi thúc họ biến những điều viển vông thành hiện thực, thành lập ra hàng loạt những công ty không gian để đưa con người khám phá những vũ trụ.

Nhưng điều quan trọng thứ hai, họ đều rất giàu và mong muốn còn giàu hơn nữa từ ngành này. Bezos có trong tay khoảng gần 2 tỷ đô khi thành lập Blue Origin nhờ vào sự phát triển của Amazon, Musk khiêm tốn với mức khoảng 500 triệu đô, Allen có số tiền khổng lồ từ Microsoft, còn Branson khi ấy đã là ông chủ của chuỗi các công ty Virgin.

Phải giàu mới có thể theo đuổi những vụ phóng tên lửa hàng chục triệu USD mà biết trước rằng chúng có thể tiêu tan trong nháy mắt. Phải giàu thì mới nghĩ lớn được, và chính vì mang tư duy của người giàu nên mới muốn cắt giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Và đó chính là cách nhanh nhất để trở thành một triệu phú trong ngành không gian. Hãy bắt đầu như một tỷ phú.

Để tên lửa được tự do cất cánh

Ngành công nghiệp không gian tiêu tốn rất nhiều tiền, đó là lý do tại sao trước giờ chỉ có các quốc gia với tiềm lực tài chính của mình mới dám thực hiện những sứ mệnh vươn ra ngoài vũ trụ. Sau thành công của nước Nga đưa người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất và con tàu Apollo 11 của Mỹ đổ bộ lên Mặt trăng, có biết bao đứa trẻ sau này mơ ước trở thành phi hành gia được khám phá bầu trời.

Nhưng đáng tiếc thay, ước mơ đó thường chỉ dừng lại ở trong đầu mà khó có cơ hội thành hiện thực. Kể cả khi đứa trẻ đó có thể lực tương đối tốt và xuất chúng thì tần suất chúng được bay lên không gian cũng không nhiều bởi chi phí thì quá nhiều mà cơ hội lại quá ít.

Từ năm 1997, Andy Beal, một tỷ phú trong ngành bất động sản đã thành lập công ty hàng không Beal Aerospace với kế hoạch “Tạo ra một tên lửa không tốn quá 200 triệu đô-la để phóng”. Với tiềm lực tài chính lớn, nhưng điều khiến Beal quyết định từ bỏ ngành này chính là sức ép của chính phủ.

Sẽ không bao giờ có một ngành công nghiệp phóng tên lửa tư nhân nếu như NASA cùng chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục lựa chọn và tài trợ cho các hệ thống phóng. Chính phủ cần tránh sang một bên và để cho thị trường tự do cất cánh. Chỉ đến khi đó, sự độc quyền của NASA trong ngành không gian mới kết thúc và mở ra một nền kinh tế không gian mới.

Khi Beal từ bỏ Elon Musk đã nhảy vào, kế thừa tư tưởng của ông và cũng từng phát biểu trước Quốc hội năm 2004. Để bất cứ người bình thường nào cũng có cơ hội nhìn thấy Trái Đất từ không gian, có ba cách Quốc hội cần làm và phải làm: tạo ra nhiều giải thưởng hơn để ngành có thể cạnh tranh giành lấy chúng, tập trung vào các phương tiện có thể cắt giảm chi phí lên không gian, đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng đấu thầu chính phủ.

Vì vậy, Những bá chủ không gian không chỉ là hành trình các công ty tìm tòi, khám phá, cải tiến công nghệ của mình, ổn định các nguồn lực cả về nhân sự và tài chính, mà còn là công cuộc đi tìm sự cạnh tranh công bằng với chính phủ trong lĩnh vực hàng không.

Bay tới vô cực, và xa hơn nữa

Cuốn sách Những bá chủ không gian của Christian Davenport có thể coi là một trong những cuốn sách quan trọng trong thập kỷ, là minh chứng rõ ràng nhất để con cháu chúng ta biết được các thế hệ đi trước đã nỗ lực hết sức mình để tìm kiếm tương lai cho nhân loại.

Cuốn sách khép lại khi SpaceX thông báo dự định thực hiện hai sứ mệnh vận chuyển hàng hóa lên sao Hỏa trước năm 2022 còn Blue Origin muốn quay trở lại tiếp cận Mặt trăng và biến Mặt trăng thành nhà của con người, trước khi đến gần hơn với sao Hỏa.

Dù được hình thành từ nhiều năm nhưng cuộc đua mới chỉ bắt đầu và còn tiếp diễn trên một hành trình dài không thể nhìn thấy trước, có thể là vài thập kỷ, thế kỷ nữa, thậm chí có thể kéo dài hơn cuộc đời của Bezos, Musk, Branson và Allen. Một cuộc đua vượt xa thậm chí cả những sự tưởng tượng của họ, sâu thẳm vào trong vũ trụ, đến một điểm tưởng chừng không có vạch đích. Nhưng đó không phải là lý do để những bá chủ không gian chùn bước trong ngày hôm nay.

***

Với “đặc quyền” được tiếp cận trực tiếp cả bốn doanh nhân hàng đầu thế giới, cũng như những người thân cận nhất của họ, tác giả Davenport (cây viết chính của tờ Washington Post từ năm 2000 và hiện đang phụ trách mảng các ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng của tờ báo này) đã đưa vào cuốn sách rất nhiều sự kiện chưa hề được biết đến, và đây chính là một trong những điểm hấp dẫn tuyệt vời của cuốn sách.
Ngày 31/5 vừa qua, hàng triệu triệu người trên thế giới đã dán mắt vào màn hình ti vi hoặc liên tục bấm phím F5 máy tính hay các thiết bị di động để cập nhật tin tức về vụ phóng tàu vũ trụ chở người lên trạm vũ trụ quốc tế ISS của công ty tư nhân SpaceX do Elon Musk làm chủ. Và giây phút con tàu vũ trụ Crew Dragon hoàn thành việc kết nối với ISS, giúp hai phi hành gia của NASA có thể trượt vào khoang của trạm vũ trụ, bắt tay phi hành đoàn ISS khiến cả triệu trái tim rung lên. Với đội ngũ chuyên gia siêu việt của SpaceX, Elon Musk đã khiến giấc mơ chinh phục vũ trụ của loài người ở trong tầm với hơn bao giờ hết.

Không chỉ  Elon Musk, nước Mỹ còn có tỷ phú Jeff Bezos, Richard Branson, Paul Allen(nhà đồng sáng lập Microsoft) cũng đang tham gia vào hành trình chinh phục vũ trụ. Và cuốn sách “Những bá chủ không gian - The space barons của tác giả Christian Davenport chính là bản tường thuật chi tiết và đầy hấp dẫn về cuộc đua thú vị này.


Mở đầu cuốn sách bằng sự kiện tai nạn máy bay của Jeff Bezos khi đi tìm nơi đặt trụ sở của Công ty Blue Origin tại phía Tây bang Texas, Mỹ; “Những bá chủ không gian - The space barons” đưa ra câu chuyện hấp dẫn về các doanh nhân đang sở hữu những thương hiệu lớn nhất thế giới – Amazon, Microsoft, Virgin, Tesla, PayPal – đang đầu tư phần lớn khối tài sản khổng lồ của mình vào ngành công nghiệp vũ trụ, với mục tiêu trước mắt là phát triển ngành du lịch không gian và xa hơn là tìm ra hành tinh thứ hai cho sự sống của nhân loại. 

Với “đặc quyền” được tiếp cận trực tiếp cả bốn doanh nhân hàng đầu thế giới này, cũng như những người thân cận nhất của họ, tác giả Davenport (cây viết chính của tờ Washington Post từ năm 2000 và hiện đang phụ trách mảng các ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng của tờ báo này) đã đưa vào cuốn sách rất nhiều sự kiện chưa hề được biết đến, và đây chính là một trong những điểm hấp dẫn tuyệt vời của cuốn sách.

Ví dụ như câu chuyện năm 2013 tàu vũ trụ Dragon có một bộ đẩy bị mắc kẹt khiến nó có nguy cơ không thể cất cánh được, trong khi SpaceX đã nhận được tiền để vận chuyển hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Khi ấy, mặc dù có 60 năm kinh nghiệm về không gian vũ trụ, Lori Garver (Phó giám đốc của NASA), Bill Gerstenmaier (Giám đốc nhân sự NASA) và Michael Suffredini (người quản lý chương trình ISS) chỉ đóng vai trò cố vấn để các kỹ sư kiểm soát nhiệm vụ của SpaceX điên cuồng giải quyết vấn đề. Họ đã kiên nhẫn dạy cho các kỹ sư SpaceX cách câu cá, thay vì sốt ruột cầm lấy cần câu và bắt cá thay cho họ. SpaceX cuối cùng đã khắc phục sự cố về bộ đẩy, và tàu Dragon đã đến trạm ISS mà không gặp trở ngại nào. 


Hay câu chuyện cải tiến để tiết kiệm tiền mà SpaceX đã thực hiện trong nhiều năm qua như: thay then đóng khoang hàng hóa trên tàu Dragon trị giá 1.500 đô-la bằng dụng cụ thay thế chỉ có giá 30 đô-la; lắp đặt máy điều hòa không khí thương mại đã được sửa đổi thay vì phiên bản đặc biệt dùng cho các tàu vũ trụ trị giá 3 - 4 triệu đô-la như thông thường... 

Cuốn sách cũng cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết mới về Jeff Bezos. Giống như Elon Musk, Bezos đã quan tâm đến không gian và vũ trụ từ những ngày thơ ấu được chứng kiến cảnh tượng Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng qua màn hình tivi, xem Star Trek nguyên bản và đọc các bộ sách khoa học giả tưởng đồ sộ tại thư viện gần nông trại của ông ngoại. Nhưng trong khi Musk muốn chinh phục và biến Sao Hỏa trở thành một bản sao lưu cho Trái đất, thì Bezos muốn bảo tồn Trái đất bằng cách thực hiện tất cả “công việc bẩn thỉu” của nhân loại trong không gian. Ông nói rằng Trái đất nên giống như một công viên quốc gia với các khu dân cư và công nghiệp nhẹ.

Richard Branson, người sáng lập Virgin Galactic, cũng được khắc họa là nhân vật đầy táo bạo, dám chấp nhận mạo hiểm như chính con người ông  trong ngành công  nghiệp mới mẻ này.  Trong khi đó, Paul Allen, nhà đồng sáng lập Microsoft, người đứng sau thiết bị vũ trụ thương mại đầu tiên bay ra ngoài không gian, hiện đang sản xuất chiếc máy bay lớn nhất từng thấy trên thế giới. Lớn hơn chiếc Spruce Goose (Con ngỗng Bảnh bao) của Howard Hughes, nó có khả năng “phóng tên lửa trên không” từ độ cao gần 11.000m – và cả một chiếc tàu con thoi mới, có tên là “Black Ice” (Băng Đen), cũng đang được bí mật phát triển…


Jeff Bezos trong vài trò ông chủ của Bule Origin
Trong cuộc đua chinh phục không gian này, Musk và Bezos nổi bật hơn hết thảy với hai phong cách và tính khí vô cùng khác biệt. Đầy táo bạo, Musk được coi như chú thỏ đồng, luôn tiến về phía trước, những thành công và thất bại của ông luôn là tâm điểm của sự chú ý. Ngược lại, Bezos với hình tượng chú rùa nhẫn nại luôn kín kẽ và thận trọng, dự án tên lửa của ông luôn phủ một lớp màn bí mật. 

Lén lút và trơn tru, Bezos hợp tác với các công ty hàng không vũ trụ lớn để tham gia vào trò chơi. Đúng với tính cách của mình, Musk kiêu ngạo đệ đơn kiện chính phủ, ngay cả khi ông cố gắng giành được các hợp đồng đó cho doanh nghiệp của mình. Những người khổng lồ trong ngành hàng không vũ trụ ban đầu coi Musk là một kẻ phiền toái, kẻ cắn mắt cá chân, nhưng Musk vẫn tồn tại và cuối cùng giành được các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô-la với công việc vận chuyển hàng tiếp tế cho Trạm vũ trụ quốc tế. Và điều đặc trưng nhất của hai doanh nghiệp, 2 doanh nhân này là: ​​thất bại của Blue Origin được thông báo cho các phương tiện truyền thông sau khi nó đã xảy ra trên thực tế, trong khi thất bại của SpaceX xảy ra dưới ống kính rộng mở của hàng trăm máy quay truyền hình trực tiếp và ánh đèn flash sáng chói. 

Với lối kể chuyện hấp dẫn tài tình, “Những bá chủ không gian” sẽ cung cấp cho bạn ngồn ngộn câu chuyện với các sự kiện hết sức chi tiết về các nhà lãnh đạo, công ty đã và thay đổi việc kinh doanh tên lửa và chinh phục không gian cho đến ngày hôm nay.  Và cả những bí mật, những câu chuyện hậu trường chưa từng được tiết lộ về cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát ngành du lịch không gian mới nổi này. Trong 15 năm qua, từ chuyến bay đầu tiên của SpaceShipOne giờ đây nhân loại đã có thể mơ đến viễn cảnh quỹ đạo Trái đất là địa điểm du lịch, giải trí mới; thậm chí là những chuyến di cư cứu loài người thoát khỏi thảm họa hủy diệt nếu không may thảm họa trong quá khứ lại lặp lại. Và bạn hãy dành ngay thời gian khám phá cuốn sách hấp dẫn “Những bá chủ không gian - The space barons này để biết rằng:  Quỹ đạo trái đất -  với nửa ngày lái xe thẳng lên - chỉ là khởi đầu. Tương lai ngoài vũ trụ bao la đang vẫy gọi chúng ta.


“Những bá chủ không gian - The space barons” nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các tờ báo hàng đầu nước Mỹ. Nhận xét về cuốn sách trên tờ New York Times, tác giả tiểu sử nổi tiếng Walter Isaacson viết: Những bá chủ không gian là một câu chuyện thú vị đầy ắp thông tin và những tầm nhìn sắc bén. Một cuốn sách lấp lánh tài năng kể chuyện sắc sảo của Davenport”.  Trong khi Financial Times nhận xét cuốn sác là “Một áng văn tuyệt vời về trí tưởng tượng và nỗ lực của con người lẫn dòng chảy không ngừng của ngành công nghiệp vũ trụ."

Tác giả cuốn sách Christian Davenport là cây viết chính của tờ Washington Post từ năm 2000 và hiện đang phụ trách mảng các ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng của tờ báo này. Ông cũng là tác giả của những bài báo nổi tiếng về các vụ bắn tỉa ở khu vực DC, vụ bê bối nhà tù Abu Ghraib và các vấn đề chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Ông đã nhận được giải thưởng Peabody cho tác phẩm của mình về các cựu binh bị chấn thương sọ não và từng thuộc nhóm các phóng viên lọt vào vòng chung kết đề cử Giải Pulitzer ba lần.

“Những bá chủ không gian” cùng với cuốn sách “Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng” là một cặp đôi hoàn hảo để bạn đọc tìm hiểu về những đại nhân vật hàng đầu thế giới, cũng như những chuyển biến vĩ đại trong ngành khoa học vũ trụ của nhân loại trong 20 năm trở lại đây.  

Đọc thêm: Những bá chủ không gian: Elon Musk đã làm gì để tên lửa đầu tiên của mình được NASA chú ý?

Nguyễn Cường – Trạm đọc

 
Mời các bạn đón đọc Những Bá Chủ Không Gian: Elon Musk, Jeff Bezos Và Công Cuộc Chinh Phục Vũ Trụ của tác giả Christian Davenpor & Trần Thanh Hương (dịch).
FULL: PDF

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
hỗ trợ trực tuyến
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000