DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nhật ký Anne Frank: Sức lan tỏa của thể loại Nhật ký

Từ nhật ký của Samuel Pepys đến nhật ký tiểu thư Jones, nhật ký cá nhân luôn chứa đựng những thú nhận chân thực. Tác giả Lucy Scholes trong bài viết dưới đây, hé lộ nguyên do tại sao nhật ký vẫn luôn có sức mê đắm độc giả đến thế.

Đó là một câu chuyện nổi tiếng không cần trau chuốt kỹ lưỡng. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1942, một tháng sau khi cô bé Anne Frank được tặng quyển sổ ghi nhật ký –thứ trở nên nổi tiếng sau này- cô và người bố tên Otto, mẹ là Edith và chị gái Margot phải chuyển đến ẩn náu tại một chái nhà bí mật ở Amsterdam. Họ ở cùng một gia đình Do Thái khác (ông Hermann đồng nghiệp của Otto, Auguste van Pels, người con trai Peter, và ông Fritz Pfeffer – nha sĩ của gia đình).

Tám người họ trốn ở đó 2 năm 1 tháng, cho đến tháng 8 năm 1944 họ bị phát hiện và bị giải đến các trại tập trung. Nhật ký của Anne Frank được tìm thấy bởi những người đồng nghiệp của ông Otto và họ đã giữ nó an toàn thay gia đình Frank. Anne và chị gái đã chết vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen vào tháng 3 năm 1945, sau đó một tháng, binh lính Anh Canada đã đến giải phóng nơi này. Ông Otto là thành viên duy nhất trong gia đình sống sót sau chiến tranh.

“Tôi mong rằng mình có thể tâm sự với các bạn tất cả những gì tôi có thể tâm sự, với bất cứ ai và mong rằng các bạn sẽ là nguồn an ủi và động viên lớn của tôi”. Anne đã viết những dòng nhật ký đầu tiên này vào ngày 12 tháng 5 năm 1942 như vậy, tóm gọn động lực viết nhật ký của một cô gái trẻ. Nhật ký thường có vai trò như một bản ghi chép lịch trình hằng ngày của một người bình thường, nhưng nó cũng mang đến sự thoải mái sau khi trút hết thú nhận, sự cảm thông trong những trang giấy trắng và sự lắng nghe không phán xét những bí mật. Với trường hợp của Anne Frank, nhật ký nói đến nỗi sợ về cuộc sống của bản thân, gia đình và bạn bè hòa quyện với cảm xúc say nắng của một cô nữ sinh cùng những lần giận dỗi với bố mẹ. Giống như nhật ký của bất cứ cô gái mới lớn nào, Anne bắt đầu viết với cái nhìn cá nhân, nhưng mọi thứ thay đổi vào tháng 3 năm 1944, khi cô nghe bản tin trên sóng phát thanh từ London, bộ trưởng Giáo dục-Nghệ thuật-Khoa học của Chính phủ Lưu vong Hà Lan kêu gọi lưu giữ các “tư liệu thông thường” ghi lại những trải nghiệm của công dân trong thời gian bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Anne lật lại những trang nhật ký trước đó và bắt đầu viết lại chúng với mục đích sẽ công bố công khai với độc giả.

Cũng giống như bất kỳ cuốn nhật ký tuổi teen khác, Anne bắt đầu viết cho chính mình, nhưng tất cả thay đổi vào tháng ba năm 1944.

Mặc dù Anne không còn sống để nhìn thấy hoài bão của mình thành hiện thực nhưng cha cô Otto đã theo đuổi giấc mơ của con gái và xuất bản các ấn bản đầu tiên của Nhật ký Anne Frank vào năm 1947. Kể từ đó nó đã được dịch ra 67 thứ tiếng và đã bán được hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới, giúp cái tên  Anne Frank được ghi dấu trong biên niên sử.

Sự kết hợp giữa phê bình và tính thương mại là điều khiến tác phẩm trở nên đáng chú ý, nó vừa như là tài liệu lịch sử, vừa như là ví dụ của một nhà văn trẻ tài năng. Nhưng nó hòa hợp với nhau bởi hai điều này: sự giao thoa giữa sự riêng tư với sự công khai, trải nghiệm cá nhân với toàn thể, đó là sức mạnh đặc thù của cuốn nhật ký.

Thanh thiếu niên ngày nay đọc cuốn nhật ký với sự hào hứng, sau hơn 70 năm khi nó được viết ra, bởi cuốn nhật ký tường thuật lại những gian nan và phiền não của quá trình trưởng thành, đó là điều vẫn còn để lại dư âm. Đồng thời, cuốn nhật ký như một bằng chứng hùng hồn về sự man rợ của nạn diệt chủng Holocaust. Giống như lời tóm lược của nhà sử học người Hà Lan Jan Romein năm 1946, người đã đọc cuốn nhật ký trước khi nó được công bố: “Những dòng nhật ký tưởng như nhỏ nhặt tầm thường của một đứa trẻ này[…] là hiện thân cho sự gớm ghiếc của chủ nghĩa đế quốc, nhiều hơn cả những bằng chứng tại phiên tòa Nuremberg cộng lại”. Lịch sử là gì nếu không phải là trải nghiệm sống của mỗi cá nhân? Chúng ta được dạy phải thận trọng với những định kiến tiềm tàng, hoặc những động cơ ẩn trong việc trần thuật trực tiếp tuy vậy chúng lại nói lên nhiều thông tin nhất và tường thuật lại một cách hấp dẫn câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ.

Ghi chép về một vụ bê bối

“Kiểu nhật ký nào tôi nên viết?” Virginia Woolf  đặt câu hỏi này trong một trang nhật ký viết vào năm 1919. “Một cái gì đó liên kết mơ hồ nhưng cũng không cẩu thả, nó sẽ mềm dẻo bao quát lấy mọi thứ, nghiêm trang hay sơ sài hoặc đẹp đẽ, nó tự nảy ra trong tâm trí tôi. Tôi muốn nó như hộc bàn cũ hoặc là thứ to lớn chứa được nhiều chỗ để có thể ném vào đó hàng đống thứ kỳ quặc và kết thúc không cần xem lại”. Phần lớn các nhật ký đều đi theo hướng ẩn dụ của Woolf, nhưng những cuốn được xuất bản phải có sự mạch lạc mà cô mong muốn. Nhiều nhà văn viết nhật ký, có thể như một phương tiện bắt buộc để rèn giũa khả năng viết, hoặc đơn giản họ như bị thúc giục để đặt bút viết trong cơn bốc đồng với sự sai khiến của bản ngã.

Nếu so sánh thì sự hứng thú của chúng ta trong việc đọc những tác phẩm của họ, có chút phức tạp hơn. Có sức ép giữa công khai và riêng tư trong những cuốn nhật ký được xuất bản. Nhật ký vốn được coi là thứ là phải được giữ bí mật, việc đọc chúng, bất kể là hợp pháp xuất bản như thế nào, thì vẫn là một thứ xâm phạm. Điều đó lý giải một phần tại sao chúng lại trở nên nổi tiếng, mùi vị của tội lỗi giống như thứ trêu ngươi, đặc biệt khi nó mang lại nhiều tai tiếng. Từ Marquis de Sade đến Anais Nin, những cuốn nhật ký tai tiếng cùng lúc mang lại sự yêu mến và khó chịu như nhau.


Nhật ký của quản giáo hải quân Anh Samuel Pepys (1633-1703)

Rõ ràng giá trị của nhật ký chính là tài liệu lịch sử. Chúng ta có thể học được về thời phục hưng Anh qua nhật ký của Samuel Pepys, ví dụ như lúc ông kể chuyện bằng con mắt của người chứng kiến vụ đại hỏa hoạn ở London và bệnh dịch hạch, đó là thứ vô giá với những người nghiên cứu về thời kỳ này. Người viết nhật ký cũng đóng vai trò như người quan sát, cung cấp cho độc giả cái nhìn ra thế giới trần trụi. Từ Dorothy Wordsword (chị gái nhà thơ nổi tiếng William) đến Andy Warhol, và tất cả các vị tổng thống Mỹ và cố vấn tổng thống, những tác giả nhật ký này đem đến cho chúng ta thứ tương đồng với sự thích thú tội lỗi, như các tạp chí và trang web đưa chúng ta đến với nền văn hóa đương đại “ám ảnh về người nổi tiếng”

Phơi bày cả khuyết điểm

Có những người viết nhật ký dường như kể những điều mình tưởng tượng. Ví dụ điển hình ở đây có lẽ không phải là một cá nhân mà là một nhóm: nhóm Bloomsbury. “Cuộc đời của họ có thật là hấp dẫn đến vậy không?” nhà phê bình văn hóa Janet Malcolm đặt câu hỏi “Hay đó đơn giản chỉ vì họ viết hay và nói liên tục về chính họ và người khác đến nỗi chúng ta tin vào chúng?” Thành tựu lớn nhất của họ, theo bà phỏng đoán, là “họ đặt vào tay của con cháu đời sau các tư liệu thiết yếu để thu hút sự chú ý hời hợt của chúng, đó là những bức thư, hồi ký, nhật ký, bộc lộ đời sống nội tâm của họ và thúc ép sự thấu cảm bất lực mà văn hư cấu phải làm”.


Nhật ký nhà văn của Virginia Woolf – một hiện đại khốc liệt của thế kỷ 20.

Khẳng định cuối cùng này là điều đặc biệt thú vị – nhật ký quyến rũ độc giả khi chúng hoạt động theo cách tương tự như tiểu thuyết, truyền sự đồng cảm cho người đọc. Mặt khác, tất nhiên, là sự hấp dẫn của một cuốn nhật ký hư cấu. Đây là cấu trúc thường được sử dụng trong những cuốn tiểu thuyết dành cho trẻ em và những nhà văn viết truyện thiếu niên – từDiary of a Wimpy Kid (Nhật ký cậu bé nhút nhát) của Jeff Kinney, The Princess Diaries(Nhật ký công chúa) của Meg Cabot, I Capture the Castle (Tôi giành được lâu đài) của Dodie Smith và gần đây là The Perks of Being a Wallflower (Điệu vụ bên lề) của Stephen Chbosky. Thật vậy, bởi đó là cách nhanh nhất để cho độc giả nhận thức về nhân vật chính mà họ đang theo dõi.

Những nhà trào phúng thích hình thức của nhật ký bởi tính gần gũi trực tiếp của nó. George & Weedon Grossmith trong The Diary of a Nobody (Nhật ký của một ai) đã bêu riếu sự hư cấu lừa đảo của nhân vật viết ra nó – ngài Pooter thuộc tầng lớp trung lưu trưởng giả học làm sang- tác phẩm  không chỉ ngay lập tức trở nên nổi tiếng trong lần xuất bản đầu tiên (trong series từ năm 1888 đến 1889 trên tạp chí Punch magazine), mà kể từ đó nó chưa bao giờ ngừng tái bản tại Anh. Tương tự, cũng được viết bằng giọng văn hóm hỉnh là tiểu thuyết châm biếm hài hước đời sống trung lưu Anh The Diary of a Provincial Lady (Nhật ký tiểu thư tỉnh lẻ). Gần đây hơn là truyện hài The Secret Diary of Adrian Mole (Nhật ký bí mật của Adrian Mole) tác giả Sue Townsend, đây là một trong tựa sách bán chạy nhất vào những năm 1980, được sản xuất 7 phần, phần cuối có tên The Prostate Years phát hành năm 2009.

Tất nhiên những độc giả sống vào những năm 90 có mình mẫu nhân vật nhật ký của riêng mình – tiểu thư Bridget Jones, nàng tiểu thư vụng về, nốc rượu ừng ực, hút thuốc lá như ống khói, mơ mộng về chàng Darcy của đời mình. (Nhật ký tiểu thư Jones – tác giả Helen Fielding) Lý do chúng ta hứng thú với nhật ký hư cấu, dường như cũng giống với lý do chúng ta yêu thích nhật ký thật, đó là sức quyến rũ của một bức chân dung không giả tạo. Nó phơi bày điều không hoàn hảo, thậm chí xấu xí như “mụn cóc”, đây là yếu tố mang đến sự hài hước cho tác phẩm)

Dù vậy, không đơn giản khi cho rằng khi bạn đọc nhật ký của một ai đó, bạn đã có một cái nhìn sâu sắc độc đáo vào tâm trí của họ. Điều này kéo dài trong cấu trúc của việc trần thuật. Một trong những điểm hấp dẫn của một cuốn nhật ký là nhận ​​thức của người đọc rằng câu chuyện đang trong quá trình xây dựng tiếp diễn liên tục, ngay cả trong các phiên bản hư cấu, sự thành công của cuốn sách là phụ thuộc này việc nó có đáng tin hay không. Ví dụ như nhật ký thời chiến, rất được yêu mến, từ nhật ký Vera Britten đến Joan Wyndham, và những người lính hay y tá vô danh, nó bởi vì hoàn cảnh dễ dàng hợp với thông điệp, lưu giữ được mấu chốt và sự tồn tại phù du ngày qua ngày mà không biết ngài mai sẽ ra sao.

Tuy nhiên nó chỉ xảy ra với thể loại hư cấu, nơi mà người viết nhật ký là người kể không đáng tin. Trong tất cả các thể loại viết về đời sống, chúng ta thường nghĩ nhật ký là thể loại chân thực nhất, ít bị ảnh hưởng nhất, và không có động cơ nào khác ngoài việc nói lên sự thật. Nhật ký có thể trở thành hồi ký, tự truyện, hay thậm chí là tiểu sử, nhưng chúng chính là thứ kim loại nguyên chất nhất. Điều này có thể mang đến sự nhầm lẫn, một thứ tôi học được trực tiếp từ nghiên cứu của tôi, sau thời gian dài đọc nhật ký của nhà văn Barbara Comyn, tôi ngạo mạn cho rằng mình là người hiểu những bí mật nội tâm của tác giả, cho đến khi dòng chữ bâng quơ này đã làm giấc mơ của tôi tiêu tan “Tôi không bao giờ nói những điều quan trọng xảy ra” bà viết “mà chỉ nói về những chuyện nhảm nhí linh tinh và thời tiết mà thôi”.

Thiên Trang  (Theo BBC)


Giá bìa 89.000   

Giá bán

71.000 

Tiết kiệm
18.000  (20%)
Giá bìa 89.000   

Giá bán

71.000 

Tiết kiệm
18.000  (20%)