DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Nhật Bản Một Kinh Nghiệm Phát Triển

Tác giả Shigeru Yoshida
Bộ sách Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn
Thể loại Lịch sử - Quân sự
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook pdf
Lượt xem 1838
Từ khóa eBook pdf full Shigeru Yoshida Nguyễn Tử Lộc Tủ Sách Khoa Học Nhân Văn Sách Scan Lịch Sử Kinh Tế
Nguồn vietbooks.info
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Nhật Bản là quốc gia ven biển, vì thế nước này coi trọng việc xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về biển. Đối với Việt Nam, biển đảo không chỉ là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là môi trường sinh tồn phát triển đời đời bền vững của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong đó có Nhật Bản về xây dựng và triển khai Chiến lược biển có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc triển khai Chiến lược biển ở nước ta hiện nay.
  • Nhật Bản-Một Kinh Nghiệm Phát Triển
  • NXB Trẻ 1974
  • Shigeru Yoshida
  • Dịch: Nguyễn Tử Lộc
  • Lê Thanh Hoàng Dân (giới thiệu)
  • 109 Trang
  • File PDF-SCAN
***
Nhật Bản là quốc gia ven biển, vì thế nước này coi trọng việc xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về biển. Đối với Việt Nam, biển đảo không chỉ là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là môi trường sinh tồn phát triển đời đời bền vững của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong đó có Nhật Bản về xây dựng và triển khai Chiến lược biển có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc triển khai Chiến lược biển ở nước ta hiện nay.

Chiến lược biển quốc gia của Nhật Bản
Là quốc gia ven biển, Nhật Bản coi trọng xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về biển (National Ocean Policy of Japan); chính sách biển của Nhật Bản hướng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của công dân, thúc đẩy sự hòa hợp giữa đại dương và con người, giữa phát triển tích cực, hòa bình với sử dụng biển một cách bền vững thông qua hợp tác quốc tế, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và các điều ước quốc tế khác có liên quan.

Để đạt được mục tiêu này, Đạo luật Biển của Nhật Bản đưa ra các quy định chung liên quan đến: (1) Xác định trách nhiệm của quốc gia, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và công dân liên quan đến vấn đề biển; (2) Bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển và sử dụng biển với bảo tồn môi trường biển;  (3) Bảo đảm an ninh, an toàn trên biển; (4) Thúc đẩy kiến thức khoa học về biển; (5) Phát triển các ngành công nghiệp biển; (6) Quản trị toàn diện biển; (7) Hợp tác quốc tế về biển; (8) Thành lập Văn phòng xúc tiến chính sách biển tổng hợp Phủ Nội các (Headquarters for Ocean Policy) và xây dựng kế hoạch cơ bản nhằm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp liên quan đến đại dương một cách toàn diện và hệ thống.

Cơ quan chỉ đạo, điều phối thực hiện Đạo luật này là Văn phòng Xúc tiến chính sách biển tổng hợp của Phủ Nội các mà đứng đầu là Thủ tướng Nhật Bản, cấp phó là Chánh Văn phòng Nội các kiêm Bộ trưởng phụ trách chính sách biển; các thành viên là các bộ trưởng. Do đó, chính sách biển của Nhật Bản được thực hiện độc lập, không phụ thuộc vào bộ máy của các bộ, ngành.

Văn phòng Xúc tiến chính sách biển tổng hợp của Phủ Nội các gồm 3 bộ phận là: Hội đồng tư vấn (Hội nghị các chuyên gia) do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm là những người có chuyên môn sâu, có nhiệm vụ hoạch định, xây dựng các kế hoạch cơ bản; Ban Thư ký chính sách biển Quốc gia thuộc Văn phòng Nội các; cơ quan đại diện các bộ khác với tư cách là các cơ quan triển khai thực hiện.

Cách tiếp cận mới của Nhật Bản nhằm trở thành quốc gia mạnh về biển trên các lĩnh vực an ninh, môi trường, công nghệ -nghiên cứu, hợp tác với các quốc gia xung quanh và phát triển nhân tài trong lĩnh vực hải dương. Theo đó, Nội các Nhật Bản đã cải tiến, điều chỉnh, triển khai tổng thể, đồng bộ các biện pháp cụ thể, trực tiếp dưới sự tham gia, phối hợp của nhiều bộ, ngành ở cấp trung ương.

Vai trò địa phương cũng được đề cao trong các lĩnh vực như đánh cá, bảo tồn, phát triển các đảo xa nhằm quản lý thống nhất các vùng đất và vùng biển phù hợp với đặc thù địa phương. Chính phủ hỗ trợ các vùng xây dựng kế hoạch và phương án bảo đảm an toàn các vùng ven biển.

Ban Chỉ đạo kế hoạch biển là cơ quan trực thuộc Chính phủ Nhật Bản do Thủ tướng đứng đầu, thành viên bao gồm các bộ, ngành có liên quan, phương thức quản lý về biển mang tính tổng hợp, kết hợp giữa chiều dọc và chiều ngang.

Đến nay, Nội các Chính phủ Nhật Bản đã ban hành 3 kế hoạch cơ bản thực hiện chính sách đại dương; kế hoạch cơ bản lần 1 (giai đoạn 2008 – 2013) có nội dung cụ thể hóa chính sách đại dương được ban hành năm 2007.

Kế hoạch cơ bản lần 1 đề cập các nội dung về thúc đẩy phát triển và khai thác nguồn tài nguyên biển; bảo vệ môi trường biển, thúc đẩy phát triển vùng đặc quyền kinh tế, bảo đảm an ninh hàng hải, an ninh biển; thúc đẩy nghiên cứu và khảo sát biển; nâng cao nhận thức của công chúng và xã hội về biển; thúc đẩy hợp tác và điều phối về biển. Quan điểm xuyên suốt của Kế hoạch cơ bản lần 1 là tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường, thúc đẩy nghiên cứu khoa học về biển, nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong quản lý, phát triển biển, đại dương.

Trên cơ sở kế thừa Kế hoạch cơ bản lần 1, bản Kế hoạch lần 2 của Nhật Bản (giai đoạn 2013 – 2018) nhấn mạnh nội dung về tăng cường khai thác tài nguyên dưới mặt biển và tăng cường khả năng giám sát xung quanh các vùng biển của Nhật Bản bằng cách tái cơ cấu trang bị quân sự như máy bay, tàu thủy cho lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Kế hoạch cơ bản lần 3 (giai đoạn 2018 – 2023), thực hiện chính sách biển của Nhật Bản được thông qua ngày 15/5/2018, trong đó có những nhận định và chính sách mới với quốc sách: “Vượt qua thử thách để Nhật Bản trở thành quốc gia đại dương mới”.

Về các nguyên tắc, Kế hoạch lần 3 xác định: (1) Tích cực tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Nhật Bản phát triển; (2) Phát huy tiềm năng của đại dương để duy trì quyền lực quốc gia; (3) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội bền vững và bảo vệ môi trường biển; (4) Nâng cao hiểu biết về biển, đại dương của người dân Nhật Bản.

Như vậy, trong bối cảnh tình hình an ninh hàng hải ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, để bảo vệ lợi ích hàng hải và duy trì ổn định, phát triển các vùng biển, kế hoạch hành động cơ bản lần 3 được Nội các Nhật Bản thông qua nhằm đẩy mạnh nỗ lực thực hiện an ninh hàng hải, phát triển toàn diện bằng cách tăng cường năng lực và sử dụng đại dương cho mục đích phát triển của các ngành kinh tế. An ninh, an toàn biển được xác định là nhiệm vụ hàng đầu với hai đặc trưng chính là:

– Tăng cường năng lực quản trị biển, trọng tâm là vấn đề an ninh phòng vệ trên biển, đồng thời chú trọng phát triển kinh tế.

– Tiếp tục thực hiện chính sách Bắc Cực với các biện pháp liên quan đến nghiên cứu và phát triển, hợp tác quốc tế và sử dụng bền vững tuyến Đông Bắc trong tuyến đường biển Bắc và vận dụng các sáng kiến của nước ngoài nhằm phát huy thế mạnh của Nhật Bản trong lĩnh vực khảo sát, nghiên cứu và phát triển, đồng thời thiết lập các trung tâm hợp tác quốc tế ở Bắc Cực.

Trong giai đoạn này, Chính phủ Nhật Bản chú trọng an ninh trên biển, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lợi tài nguyên biển để phát triển các ngành kinh tế biển liên quan. Duy trì và bảo đảm môi trường an ninh biển, quan tâm phát triển khoa học – công nghệ để nắm bắt thông tin điều tra, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển, hạn chế ô nhiễm và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường biển; tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển.

Chính phủ chú trọng nâng cao nhận thức của công chúng trong xã hội về biển, do vậy, Chiến lược biển quốc gia được phổ biến công khai toàn dân, mặt khác, Nhật Bản chủ trương thúc đẩy hợp tác quốc tế về vai trò của biển và tăng cường điều phối quốc tế.

Để triển khai hiệu quả Chiến lược biển, Chính phủ Nhật Bản chú trọng thiết lập bộ máy để thực thi chính sách biển; quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng, bộ, ngành, địa phương có liên quan.

Dư luận quốc tế đánh giá Chiến lược biển quốc gia của Nhật Bản là một văn bản hoàn chỉnh, có sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường biển. Chiến lược biển của Nhật Bản quan tâm thúc đẩy nghiên cứu khoa học về biển, nhất là nguồn tài nguyên biển, trao quyền cho Chính phủ thực hiện Chiến lược biển.

Mặc dù có tranh chấp trên biển nhưng trong Chiến lược đề cập những nội dung về tranh chấp trên biển, phần về quốc phòng – an ninh chỉ nói chung đến việc tuần tra, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự trên biển, phát hiện các tàu thuyền lạ và tàu thu thập thông tin tình báo.

Trong thực tiễn triển khai Chiến lược biển quốc gia, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là trong việc phát triển kinh tế biển, có chính sách phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ven biển trong kế hoạch phát triển lãnh thổ nói chung.

Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, để đạt mục tiêu phát triển nhanh và hiệu quả, Nhật Bản đã lựa chọn 4 khu vực lãnh thổ là Tokyo, Osaka, Nagoya và Yokohama để tập trung nguồn lực phát triển, hình thành nên vành đai công nghiệp Thái Bình Dương. Vành đai này chỉ chiếm 13% diện tích lãnh thổ toàn quốc nhưng tập trung tới 63% dân số cả nước Nhật. Đây là một trong bốn vành đai công nghiệp lớn trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của Nhật Bản trong các giai đoạn sau.

Như vậy, việc triển khai Chiến lược biển quốc gia của Nhật Bản nhằm tận dụng các nguồn lực của biển, khai thác và sử dụng hiệu quả biển đi liền với phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ ven biển, đảo nhằm duy trì nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, góp phần đưa Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế quy mô đứng thứ 3 trên thế giới.
Mời các bạn đón đọc Nhật Bản Một Kinh Nghiệm Phát Triển của tác giả Shigeru Yoshida & Nguyễn Tử Lộc (dịch).
FULL: PDF

may-doc-sach

thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000