Nguyễn Tuân Toàn Tập Tập 3 |
|
Tác giả | Nguyễn Tuân Nguyễn Đăng Mạnh |
Bộ sách | Nguyễn Tuân Toàn Tập |
Thể loại | Tuyển tập |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 2556 |
Từ khóa | eBook pdf full Nguyễn Tuân Nguyễn Đăng Mạnh Nguyễn Tuân Toàn Tập Tuyển Tập Sách Scan Tiểu Thuyết Truyện Ngắn Phóng Sự Tùy Bút Bút Ký Du Ký Văn học Việt nam Văn học phương Đông |
Nguồn | vietbooks.info |
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
Nguyễn Tuân trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên Nguyễn An Lan – một nhà nho tài hoa và yêu nước sống dưới chế độ thực dân phong kiến. Ngay từ lúc nhỏ Nguyễn Tuân đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha của mình. Thời niên thiếu cuộc sống gia đình của Nguyễn Tuân rất vất vả thế nên ông phải di cư đi nhiều tỉnh khác nhau và nơi ông sống lâu nhất là Thanh Hóa.
Sinh ra trong thời kì nước mất nhà tan thế nên Nguyễn Tuân đã ý thức rất sớm về lòng yêu quê hương, đất nước. Khi ông học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Và rồi ông phải đi tù, sau khi ra tù Nguyễn Tuân bén duyên với sự nghiệp viết lách và ông bắt đầu sáng tác.
Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như Vang bóng một thời, Một chuyến đi,…
Nguyễn Tuân có phong cách sáng tác rất độc đáo. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Sự “ngông” ấy thể hiện ở nhân cách hơn người, ông đi tìm vẻ đẹp của thời xưa còn xót sót lại và nó xoay quanh ở ba chủ đề chính “chủ nghĩa xê dịch”, “Vang bóng một thời”, và “Đời sống trụy lạc”,…
Sau cách mạng tháng Tám, sáng tác của ông đã có bước chuyển mới, nó không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Văn của Nguyễn Tuân lúc nào cũng vừa cổ kính, vừa trẻ trung và hiện đại.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có tác phẩm “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn nổi tiếng, truyện ca ngợi những con người tài năng với phẩm chất thanh cao, cái đẹp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng, kể cả khi ở trong chốn ngục tù tối tăm thì Huấn Cao vẫn nổi bật. Trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao luôn giữ được phẩm chất cao đẹp, không bị khuất phục trước cái xấu, cái ác. Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân phải khiến cho người đọc có nhiều suy ngẫm về cuộc đời, về con người.
Bên cạnh đó, còn có tác phẩm Người lái đò sông Đà – một đoạn trích trong tùy bút Sông Đà, tác phẩm là kết quả chuyến đi ngược dòng cùng bộ đội về Tây Bắc của tác giả. Tác phẩm chỉ ra được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kỳ bí nơi vùng núi Tây Bắc nó để lại trong tâm hồn nghệ sĩ nhiều dấu ấn sâu đậm. Điểm nổi bật của Người lái đò sông Đà chính là tác giả đã thành công khi vừa khai thác được vẻ đẹp của thiên nhiên vừa lột tả thành công vẻ đẹp của người nghệ sĩ. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Tuân.
Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Ngọn đèn dầu lạc, Tùy bút, Thiếu quê hương, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Tùy bút sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc,…
Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.
Đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. – Nguyễn Đình Thi
Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp tiếng việt” là người thợ kim hoàn của chữ”. – Tố Hữu
Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân đọc mới thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. – Vũ Ngọc Phan
Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc Việt Nam (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác. – Vũ Ngọc Phan
Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như ném ra một cơn say chếch choáng, khinh bạc đấy nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. – Nguyễn Đăng Mạnh
FULL: PDF |