Nếu Đi Hết Biển |
|
Tác giả | Trần Văn Thủy |
Bộ sách | |
Thể loại | Tạp văn |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook pdf |
Lượt xem | 3581 |
Từ khóa | eBook pdf full Trần Văn Thủy Sách Scan Tạp Văn Văn Học Việt Nam Văn Học Phương Đông |
Nguồn | |
NẾU ĐI HẾT BIỂN, 196 trang, gồm một số bài phỏng vấn do người viết Trần văn Thủy thực hiện, ấn hành ở Hoa Kỳ Tháng 12 năm 2003, nhà “Thời Văn” xuất bản, trang 3 trong sách có hàng chữ “Chương trình nghiên cứu của University of Massachusetts Boston.” Trần văn Thủy là người từ Hà Nội đến Mỹ do lời mời của Trung Tâm William Joiner thuộc Đại Học Massachusetts Boston, là đạo diễn hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế“. Việc thực hiện “Nếu đi hết biển” và xuất bản ấn phẩm ấy được Trung Tâm William Joiner chi tiền. Một người Việt Nam ở Mỹ là ông Nguyễn Hữu Luyện được nhiều người Việt ủy thác đứng ra kiện Trung Tâm William Joiner vì Trung Tâm ấy không vô tư trong việc nghiên cứu cộng đồng người Việt sống ở Mỹ để viết sách. Vụ kiện đang tiến hành.
Những người trả lời phỏng vấn của Trần văn Thủy trong “Nếu đi hết biển“: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhật Tiến, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Trương Vũ, Wayne Karlin, Tuyết và Chris.
Kewin Bowen, Giám đốc Trung Tâm William Joiner Nghiên Cứu về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, Đại Học Massachusetts Boston, Nghiên Cứu Trưởng Chương Trình Rockefeller Nghiên Cứu về Tiến Trình “(Tái) Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương của Người Việt ở Nước Ngoài” 2000-2003, viết lời giới thiệu “Nếu đi hết biển“. Bài giới thiệu bằng tiếng Anh đi kèm bài được dịch ra tiếng Việt, trong đó có đoạn:
Những tác giả phỏng vấn là những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú. Nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Hoàng Khởi Phong, vv…đã trình bày một cách thẳng thắn và công khai về một số đề tài cấm kỵ (ta-bu) trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại cũng như Việt Nam, và ảnh hưởng của chúng trong lãnh vực sáng tác.”
“Những tác giả phỏng vấn.. ” là câu dịch sai. Bản Anh ngữ “Those interviewed include the esteemed and profound of Vietnamese thinkers and writers..”: “Những người được phỏng vấn..”. “Những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính” trong “Nếu đi hết biển” chỉ trả lời những câu hỏi. Cũng trong Lời Giới Thiệu có đoạn:
Chúng ta mang một niềm tri ân sâu sắc với những cá nhân đã dũng cảm đứng đầu gió để tham dự vào cuộc đối thoại này.
Trả lời vài câu hỏi, dù người hỏi có là người nước Bắc Cộng, mà người trả lời đang sống ở Mỹ Quốc cũng phải có “dũng khí ” ư ? Đao to, búa lớn quá dzậy? Mà “cuộc đối thoại” nào? Ai đối thoại với ai? Trong “Nếu đi hết biển“, những “nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc” chỉ trả lời những câu hỏi của anh Cán Cộng, nếu có đôi lời nói qua, nói lại thì cũng chỉ quanh quẩn trong đề tài được người hỏi đưa ra; đây là “cuộc phỏng vấn”, gọi đây là “cuộc đối thoại”, qua nhận xét ngu dzốt của tôi, tôi e không đúng. Cũng không hẳn là cuộc phỏng vấn, nó như cuộc ông thầy xét bài học trò, đàn anh xét hỏi đàn em. Tôi sẽ kể ra vài đoạn trong Nếu đi hết biển để chư quí vị độc giả thấy những “nhân vật dũng cảm” đã trả lời phỏng vấn như thế nào, và những chuyện được hỏi trong “Nếu đi hết biển” là những chuyện gì mà gọi là những “đề tài cấm kỵ trong sinh hoạt chính trị ở hải ngoại?”
Về tên sách “Nếu đi hết biển” tác giả kể chuyện ngày xưa còn bé, ông có bà vú nuôi rất thân thương, bà vú không biết chữ a, b, c, bà chỉ nghe mà biết được nhiều chuyện, bà thường kể những truyện thơ nôm cho ông nghe. Một hôm ông hỏi bà từ làng ông cứ đi mãi, qua hết những làng ông biết tên trong vùng thì đi đến đâu, bà vú trả lời đi đến biển, ông lại hỏi đi hết biển thì đến đâu, bà vú trả lời đi hết biển thì đến đâu bà không biết. Tác giả nhớ mãi câu hỏi và câu trả lời ấy. Mấy chục năm sau ông biết là “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình.” Đó là lời tác giả viết trong chương “Mấy lời rào đón” của “Nếu đi hết biển“.
Đến những năm ở vào cái tuổi tam thập nhi lập, ông Trần văn Thủy biết là cứ đi mãi người ta sẽ trở về chỗ người ta bắt đầu đi….. Kỳ diệu quá đỗi, trái đất tròn! Thưa ông Trần văn Thủy, nếu ông có lòng thương mà dậy cho bọn người Việt trốn nạn cộng sản chúng tôi biết chân lý trái đất tròn và sự kỳ diệu cứ đi mãi sẽ đến chỗ bắt đầu ra đi thì chúng tôi cám ơn ông. Nhưng dường như phát kiến ấy của ông, từ lâu rồi, từ thế kỷ trước, những em nhỏ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa chỉ mới lên ba cũng đã biết.
Nhưng thôi, ta hãy nói đến chuyện phải chăng người viết muốn dùng việc “cứ đi mãi sẽ trở về chỗ bắt đầu đi” để nhắn nhủ, một cách kín đáo, những người Việt bỏ nước ra đi rằng mấy người đi mãi rồi mấy người cũng trở về nước. Trở về nước thì tôi đồng ý với ông tác giả “Nếu đi hết biển” – Nđhb– không phải chỉ mình tôi mà rất nhiều người Việt sống ở nước người muốn trở về nước và sẽ trở về nước mình, nhưng phải nói rõ: việc chúng tôi về nước không phải là việc chúng tôi chấp nhận chế độ cộng sản bạo trị trên đất nước chúng tôi, việc chúng tôi trở về nước không có nghĩa là chúng tôi chịu để yên cho bọn cộng sản tiếp tục đàn áp, bóc lột đồng bào chúng tôi, để yên cho bọn cộng sản tàn phá, hủy hoại đất nước chúng tôi. Nếu ông tác giả muốn nói bóng gió rằng cuối cùng chúng tôi phải trở về đầu phục bọn cộng sản, thì thưa ông, chúng tôi không thế đâu. Việc chúng tôi về nước là một nhục nhã cho bọn cộng sản cầm quyền. Vì chúng tôi có đô-la Mỹ chúng nó mới mở cửa đất nước cho chúng tôi về, chúng nó quì gối trước đồng đô-la Mỹ. Những đồng đô-la Mỹ chúng tôi có là những đồng đô-la sạch, chúng tôi phải làm việc đổ mồ hôi, sôi máu mắt ở Mỹ chúng tôi mới có những đồng đô-la ấy. Việc chúng tôi trở về nước làm bọn cộng sản mau chết, chúng đang ngắc ngoải, việc chúng tôi về nước không làm tổn hại gì đến chính nghĩa của chúng tôi. Coi việc người Việt ở nước ngoài về nước là việc chúng tôi chấp nhận, chúng tôi thỏa hiệp, chúng tôi đầu hàng bọn cộng sản là ngu xuẩn. Ông cha, chú bác, anh em chúng nó, bọn Cộng Việt, đã chết nhăn răng, chết thối ở khắp nơi trên thế giới, chúng nó đang chết, chúng tôi thỏa hiệp với những thằng gian ác, những thằng giết người khi chúng sắp chết làm ký gì? Chúng tôi mang đô-la Mỹ về nước cho chúng nó hộc máu chúng nó chết lẹ hơn, để đồng bào chúng tôi thấy mặt thật hèn hạ của chúng nó, để đồng bào chúng tôi sớm thoát cảnh khổ. Chúng tôi có thể về thăm nước nhưng chúng tôi vẫn mong thấy, không những chỉ mong, chúng tôi tin chắc, chúng tôi biết chắc có ngày đất nước chúng tôi không còn lá cờ đỏ máu nào, chúng tôi mong thấy, chúng tôi biết chắc sẽ có ngày bọn đảng viên đảng cộng sản bị nhân dân chúng tôi nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi. Chuyện ấy đã xẩy ra ở Nga, Tiệp, Hung, BaLan, Lỗ, Đức.. Chuyện ấy sẽ xẩy ra ở Việt Nam, chắc hơn bắp rang, chắc hơn cua gạch!
Tác giả “Nếu đi hết biển” đặt câu hỏi trong Chương Hai của sách:
Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán lòng người sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến như thế không?
Théc méc trên của tác giả Nđhb, em nhỏ lên ba Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa cũng giải tỏa được cái rụp: Trong lịch sử Việt Nam làm gì có cuộc nhân dân ra đi nào đau thương, bi thảm đến như cuộc nhân dân bỏ nước ra đi sau năm 1975. Không có vì trước năm 1945 nước Việt Nam không có bọn cộng sản cầm quyền. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có vài cuộc nội chiến nhưng không có bọn cầm quyền nào giết nhân dân tàn bạo, ác độc như bọn cộng sản. Vì bọn cộng sản giết chúng tôi, chúng tôi phải liều mạng ra đi. Chuyện dễ hiểu, dễ thấy quá, nhà đạo diễn điện ảnh không thấy hay sao mà phải théc méc?
FULL: PDF |