DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Chưa có dịp đọc nhiều tác phẩm của Le Clézio, tác giả Pháp được trao giải Nobel năm 2008, nhưng tôi nhận thấy trong những tác phẩm được dịch ra tiếng Việt của ông thường hay xuất hiện những nhân vật trẻ thơ, và ông dùng đôi mắt của các nhân vật đó để hướng những góc nhìn mới mẻ và ám ảnh vào những thông điệp mà ông muốn gửi gắm qua cốt truyện. Cuốn sách này tập hợp những truyện ngắn mà nhân vật chính thuần trẻ em, với truyện về cậu bé Mondo là câu chuyện đầu tiên và truyện Lũ mục đồng khép lại tác phẩm.

Ngay từ những lời tả cảnh đầu tiên người đọc đã có cảm giác mê hoặc như đang đi trong một màn sương bàng bạc, với những thị trấn bên bờ biển, những đồi xanh non cao ta chưa từng đặt chân đến nhưng lại như đã quen thân từ lâu lắm, qua những đoạn miêu tả bình yên, thanh thản, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng, và trong cơn mơ mờ ảo của ký ức, ta bắt gặp những cô bé, cậu bé mang những nỗi niềm kỳ lạ và ám ảnh, không hề giống chúng ta - đôi lúc không giống Người, mà thật như mang trọn những khắc khoải của chính chúng ta - còn Người hơn cả chúng ta. Dường như chúng biết rõ những điều huyền hoặc của cuộc sống hơn hẳn người lớn, nhưng vẫn mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn nữa bằng những cách riêng của mình, và trên hành trình tìm kiếm ước mơ, chúng va chạm vào thế giới của người lớn, để chúng ta sực nhìn lại chính mình. Những kẻ bên rìa cuộc đời, những nhập nhòa nơi đường biên giữa các thế giới, sẽ còn trở đi trở lại trong văn Le Clézio, người hát cho Những nẻo đường đời và những bản tình ca khác...

Nguyễn

***

Trong tập truyện, mình thích nhất câu chuyện về chú bé Mondo. Có lẽ cuộc sống tự do tự tại, bí ẩn đầy lý thú, nhưng vẫn không kém phần sôi nổi ấy thật sự thu hút mình. Mondo bắt đầu câu chuyện bằng sự cô độc, nhưng kết thúc câu chuyện bằng nỗi nhớ nhung của nhiều người, sự xuất hiện ngắn ngủi của cậu bé được gắn liền với cuộc đời của biết bao con người trong cái thế giới buồn tẻ đó, và từ lúc nào lại trở thành một chỗ dựa tinh thần đầy ý nghĩa. Cậu bé hay hỏi "Bác có muốn nhận cháu làm con nuôi không?" rồi vụt chạy đi trước khi họ kịp trả hay, hay vì cậu bé đã thấy câu trả lời trong mắt họ, nhưng đến khi gặp được người tri kỷ, thì không cần Mondo phải cất tiếng hỏi làm gì, vì trong mắt họ đã luôn có sẵn câu trả lời. Những câu chuyện ngắn còn lại, đẹp, ma mị, mở ra những khung cảnh đẹp đẽ đầy mơ mộng mà chỉ có những đứa trẻ mới có thể thấy... và .... và mình chỉ có thấy vậy. Mình đã đọc một số bài đánh giá, khen rất nhiều, với những hình tượng mở ra chân trời mới. Nhưng với mình, nó chỉ như một câu chuyện miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đầy ám ảnh, với những câu chuyện và ý nghĩa ẩn dấu phía sau. Không phải nó không hay, mình nghĩ nó rất hay là đằng khác, nhưng kỳ lạ là nó không hề gây ấn tượng với mình :) Với mình, câu chuyện đẹp và ý nghĩa nhất là Mondo - Một cuộc đời dù bé nhỏ đến đâu cũng có thể gây tác động lớn lao đến toàn thể nhân loại, dù bạn có nhận ra điều đó hay không - vì thế đừng bao giờ cho rằng cuộc đời của mình là vô nghĩa, vì bạn có ý nghĩa với rất nhiều người.

Thắng

***

Bước vào thế giới của “Lũ mục đồng” - tác phẩm của nhà văn Le Clézio, Nobel năm 2008 là bước vào thế giới của những giấc mơ. Tám câu chuyện trong tập truyện ngắn xét đến cùng là những biến ảo, những sắc màu của cùng một cơn mơ. 
Nhân vật trong tám truyện ngắn đều là những đứa trẻ, không phải chỉ bởi ngẫu nhiên đó là những đối tượng vốn được nhà văn quan tâm đặc biệt. Bước vào thế giới của câu chuyện, mới thấy hóa ra những đứa trẻ mang những cái tên khác nhau: Mondo, Lullaby, Jon, Juba, Daniel, Alia hay Petite Croix… chỉ là những biến thể khác nhau của một hoàng tử bé giữa tinh cầu trái đất này. Nhà văn, vì thế, thông qua chúng để truyền tải, để nhắc người ta nhớ về những giấc mơ, thủy chung vẫn luôn nằm sâu trong kí ức con người, nhưng bấy lâu bị cố tình lãng quên, vùi lấp.

Những nhân vật trẻ con của Le Clézio ít nói, lặng thầm mơ màng và sợ gây ra quá nhiều tiếng ồn. Chúng không dùng lời nói như một phương tiện thông thường và dễ dãi để biểu đạt mình. Sự im lặng của chúng hàm chứa liên kết với vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Hoàn toàn trái với thế giới người lớn đầy lí lẽ, quy tắc, nhưng lại thiếu đi một tâm hồn có thể thẩm thấu vẻ đẹp, những đứa trẻ chỉ làm một điều đơn giản: ấy là mở căng thân thể mình để cảm nhận, thẩm thấu và giao hòa cùng sự sống.
 

Tập truyện ngắn gồm có:
  • MONDO
  • LULLABY
  • NÚI CỦA THÁNH SỐNG
  • BÁNH XE NƯỚC
  • CẬU BÉ CHƯA BAO GIỜ THẤY BIỂN
  • XỨ HAZARAN
  • NGƯỜI CỦA TRỜI
  • LŨ MỤC ĐỒNG
***
Ở Việt Nam, J. M. G. Le Clézio được biết đến từ những năm 1960 với các tập truyện ngắn và tiểu thuyết đã được dịch (trong tổng số hơn 60 tác phẩm) như:

Từ tác phẩm đầu tiên Le Procès-verbal (Biên bản) cho đến khoảng cuối thập niên 1970, Le Clézio từng có một thời theo đuổi lối viết thể nghiệm về hình thức, gần gũi với phong trào “Tiểu thuyết mới”, không dễ đọc. Nhưng dõi theo con đường viết của ông, nhất là những tập truyện gần đây, thì càng ngày càng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong lối viết. Hướng đến sự giản dị, chân phác về hình thức kể chuyện, giữ được sự tinh tế trong ngôn từ song vẫn không ngừng nuôi dưỡng những tầng sâu xúc cảm, triết lí.

Tám câu chuyện của Lũ mục đồng giống như những câu chuyện cổ tích, đôi khi lan man chảy trôi trong dòng xúc cảm sống tuôn trào mãnh liệt của tâm hồn thơ trẻ, dường như không hướng đến một sự kết thúc khô cứng nào. Con chữ ngưng lại, trang giấy đóng vào, nhưng đâu đó trong những giấc mơ, dòng xúc cảm ấy vẫn âm thầm chảy, bầu khí quyển trong thế giới của những đứa trẻ vẫn âm thầm ôm ấp, xoa dịu, làm ấm lòng.

Riêng có chất thơ lãng mạn bay bổng là hồ như xuyên suốt những trang viết của ông. Có thể bởi, với Le Clézio chất thơ đã trở thành một tâm thế để sống, để cảm và là phương thức gần gũi, giản dị nhất để chia sẻ những giấc mơ. Cũng như biển, chất thơ trong cốt tủy đời sống tự nguyên thủy chưa từng thay đổi.

Khi trao giải Nobel năm 2008 cho Le Clézio, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã ca ngợi ông là “tác giả của những hành trình mới”, “người khai phá cái nhân văn bên dưới và vượt ra ngoài nền văn minh thống trị”. Nhưng có lẽ nên nói rằng, bởi những giấc mơ đe dọa đến lí trí và trật tự đạo đức, nên bị kiểm duyệt và khuôn phép xã hội “khóa chặt trong nhà ngục của sự câm lặng, bị ném vào hầm tù của ký ức.

Những giấc mơ là ngọn lửa bị giấu kín mà con người phải tìm cách lấy lại để phát lộ phía khác của bản ngã chính mình, để đạt đến một sự tự do đích thực. Nhà văn hiểu rằng, đơn giản mình chỉ cần làm một điều, đó là trả lại cho việc mơ sự tự do mà chúng cần có.

Cả nhà văn, nhân vật, cũng như người đọc đôi khi chẳng khác nào đang làm một chuyến vui chơi nho nhỏ “đi ngắm nhìn phía bên kia quả đồi” đấy thôi.
 
Mời các bạn đón đọc Lũ Mục Đồng của tác giả J. M. G. Le Clézio.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000