Lễ Vật Kinh Hoàng |
|
Tác giả | Dolores Redondo |
Bộ sách | Thung Lũng Baztán Xứ Basque |
Thể loại | Trinh thám |
Tình trạng | Hoàn Thành |
Định dạng | eBook mobi pdf epub azw3 |
Lượt xem | 3827 |
Từ khóa | eBook mobi pdf epub azw3 full Dolores Redondo Thung Lũng Baztán Xứ Basque Trinh Thám Tiểu Thuyết Văn Học Tây Ban Nha Văn Học Phương Tây |
Nguồn | ebook©vctvegroup |
Câu chuyện mở đầu bằng cái chết của một bé gái sơ sinh cùng những phản ứng kỳ lạ của gia đình đứa trẻ.
Ban đầu nguyên nhân tử vong được cho là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng một dấu hiệu đáng ngờ xuất hiện trên mặt bé dẫn cảnh sát đi đến kết luận: đây là một vụ giết người.
Cha của bé gái bị bắt khi đang cố mang xác bé chạy trốn và cụ ngoại của bé khăng khăng rằng hung thủ là “Inguma” – một ác ma trong thần thoại xứ Basque, tước đoạt mạng sống của con người trong lúc họ đang ngủ.
Qua 1500 trang sách, nhân vật chính Amaia Sazalar đã để lại trong lòng độc giả rất nhiều cảm xúc yêu thương và ngưỡng mộ về một nữ thanh tra tài năng, gan góc nhưng lại có tuổi thơ bất hạnh đến ám ảnh. Chính những trải nghiệm của bản thân đã làm nên một Amaia quyết đoán và luôn hành động độc lập, và nó khiến cho các đồng nghiệp của chị cảm thấy không hài lòng.
Khi Amaia quyết định mở rộng điều tra các trường hợp trẻ sơ sinh dưới hai tuổi chết do SIDS trong thung lũng Baztan những năm gần đây, chị nhanh chóng tìm ra điểm tương đồng đáng ngờ và khiến cuộc điều tra rơi vào mớ rắc rối đáng lo ngại. Sự dối trá, phản bội và nghi kỵ nhau bắt đầu len lỏi bên trong từng thành viên của đội điều tra án mạng.
Tạm xa vai trò của một người vợ, người mẹ, Amaia trở về nơi mọi sự bắt đầu để đối mặt với bóng ma quá khứ của mình và khám phá ra sự thật khủng khiếp đã hủy hoại thung lũng Elizondo xinh đẹp trong nhiều năm qua.
***
Sau Vệ sĩ vô hình và Mối bất hòa truyền kiếp, tác giả Dolores Redondo cho ra mắt bạn đọc tập tiếp theo và cũng là tập cuối cùng trong xê ri tiểu thuyết hình sự về thung lũng Baztán.
Câu chuyện mở đầu bằng cái chết của một bé gái sơ sinh cùng những phản ứng kỳ lạ của gia đình đứa trẻ.
Ban đầu nguyên nhân tử vong được cho là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng một dấu hiệu đáng ngờ xuất hiện trên mặt bé dẫn cảnh sát đi đến kết luận: đây là một vụ giết người.
Cha của bé gái bị bắt khi đang cố mang xác bé chạy trốn và cụ ngoại của bé khăng khăng rằng hung thủ là “Inguma” – một ác ma trong thần thoại xứ Basque, tước đoạt mạng sống của con người trong lúc họ đang ngủ.
Qua 1500 trang sách, nhân vật chính Amaia Sazalar đã để lại trong lòng độc giả rất nhiều cảm xúc yêu thương và ngưỡng mộ về một nữ thanh tra tài năng, gan góc nhưng lại có tuổi thơ bất hạnh đến ám ảnh. Chính những trải nghiệm của bản thân đã làm nên một Amaia quyết đoán và luôn hành động độc lập, và nó khiến cho các đồng nghiệp của chị cảm thấy không hài lòng.
Khi Amaia quyết định mở rộng điều tra các trường hợp trẻ sơ sinh dưới hai tuổi chết do SIDS trong thung lũng Baztan những năm gần đây, chị nhanh chóng tìm ra điểm tương đồng đáng ngờ và khiến cuộc điều tra rơi vào mớ rắc rối đáng lo ngại. Sự dối trá, phản bội và nghi kỵ nhau bắt đầu len lỏi bên trong từng thành viên của đội điều tra án mạng.
Tạm xa vai trò của một người vợ, người mẹ, Amaia trở về nơi mọi sự bắt đầu để đối mặt với bóng ma quá khứ của mình và khám phá ra sự thật khủng khiếp đã hủy hoại thung lũng Elizondo xinh đẹp trong nhiều năm qua.
Tác giả
Dolores Redondo sinh năm 1969, tại Saint-Sébastien, một tỉnh thuộc xứ Basque, Tây Ban Nha. Bà từng học chuyên ngành Luật, làm việc nhiều năm trong lĩnh vực thương mại trước khi trở thành tiểu thuyết gia.
Với thành công của bộ ba tiểu thuyết hình sự đặc sắc về thung lũng Baztan, Redondo trở thành tác giả trinh thám được đọc nhiều nhất tại Tây Ban Nha năm 2017
Bà là một trong số ít tác giả Tây Ban Nha được đề cử giải thưởng CWA International Dagger 2015.
Nhận xét của báo chí:
Một tác phẩm bộ ba xuất sắc… một cuốn tiểu thuyết nổi bật… vô cùng lôi cuốn.
(Sunday Times – Sách trong tháng )
Nhiều khía cạnh trong nhân cách được miêu tả rất hấp dẫn và đầy sức thuyết phục.
(Publishing Perspectives)
Văn phong rất đẹp, uyển chuyển và duyên dáng.
(Raven Crime Read blog)
Trích đoạn hay:
Trích đoạn 1:
[Sau khi chọn rượu vang, James và Amaia hài lòng thưởng thức không khí trong nhà hàng một lát. Họ không đả động đến đề tài tang lễ, và tránh làm tăng thêm sự căng thẳng hiển hiện giữa họ chiều hôm ấy. Họ biết là cần nói chuyện, nhưng có một thỏa thuận ngầm là đợi cho đến khi chỉ còn hai người.
– Cuộc điều tra thế nào rồi? – James hỏi thăm.
Chị nhìn anh, cân nhắc nên trả lời ra sao. Từ khi gia nhập lực lượng cảnh sát, chị thận trọng không bao giờ bàn bạc công việc của mình với gia đình, và họ biết không nên hỏi. Chị không muốn nói chuyện với James về những khía cạnh đáng sợ trong nghề nghiệp của mình, cũng như tốt hơn hết là không nhắc tới những sự kiện trong quá khứ của mình, dù James đã biết. Chị thấy khó nói về thời thơ ấu, và trong nhiều năm chị chôn vùi sự thật dưới vỏ ngoài giả dối. Khi các rào chắn kìm giữ mọi nỗi kinh hoàng mở toang, đưa chị tới ngưỡng lành mạnh, có thể thổ lộ với James về kẽ nứt trên bức tường sợ hãi cho phép ánh sáng tràn vào, tạo ra một chỗ cho họ sát bên nhau, một chỗ đưa chị trở lại cõi đời mà nếu thận trọng, những bóng ma cũ có thể không chạm được đến chị.
Song, Amaia luôn biết rằng nỗi sợ không bao giờ mất đi hoàn toàn, nó chỉ co lại vào một nơi tối tăm, nhớp nháp và chờ đợi, giảm bớt thành một tia sáng màu đỏ nhỏ xíu có thể vẫn trông thấy dù không muốn, dù ta không thừa nhận sự tồn tại của nó, vì nó cản trở ta khỏi cuộc sống. Chị cũng biết nỗi sợ là việc cá nhân, dù có nói đến đâu hoặc đặt tên nó là gì đi nữa, nó cũng không ra đi; câu nói cũ, sáo mòn “gánh nặng chia đôi sẽ còn một nửa” không áp dụng ở nơi dính líu đến nỗi sợ. Chị luôn tin rằng tình yêu sẽ chiến thắng mọi thứ, sẽ mở toang cánh cửa và chị sẽ tự bộc lộ với James mọi gánh nặng trong quá khứ.
Giờ đây, ngồi đối diện với anh, chị vẫn nhận ra anh chàng điển trai mà chị yêu say đắm. Người nghệ sĩ tự tin, lạc quan không bị ai muốn giết, nhìn nhận mọi sự việc với cung cách đơn giản gần như trẻ thơ, cho phép anh đi theo một con đường không thay đổi, chắc chắn không bị những hành động tàn ác tấn công. Nó cho phép anh tin rằng chỉ cần lật sang trang, chôn vùi quá khứ hoặc nói chuyện với một bác sĩ tâm thần trong nhiều tháng về việc mẹ đẻ thèm ăn thịt mình là sẽ giúp chị vượt qua nỗi sợ, sống trong một cõi đời có những đồng cỏ xanh tươi và bầu trời xanh biếc, chống đỡ bằng những thiện ý đơn giản là nó phải như thế. Kỳ vọng hạnh phúc là một lựa chọn khiến chị ngỡ ngàng vì nó ngây thơ, gần như là xúc phạm.]
Trích đoạn 2:
[Toàn thân Amaia run rẩy. Chị cảm thấy các cơ lưng căng cứng, sự căng thẳng chạy suốt hệ thần kinh như một dòng điện, đổ về các đầu ngón tay, cho chị một cảm tưởng lạ lùng, bất cứ lúc nào chúng cũng có thể nổ tung, giải phóng sức sống mãnh liệt này. Bụng Amaia quặn thắt, miệng khô khốc, không khí trong xe không đủ rót đầy phổi chị. Chị đỗ xe bên ngoài nhà Markina, chắn lối ra, và trở lại con đường nhỏ lát đá, cảm thấy nôn nao theo từng bước, lúc tim chị đập thình thịch trong ngực, rộn ràng trong tai. Amaia bấm chuông, kiên quyết và ăn năn bằng nhau, chị hồi hộp đợi lúc cố làm dịu nỗi lo đang đe dọa nhấn chìm chị. Lúc Markina mở cửa, ông vẫn đi chân không, tóc ông đã khô, rối bù xõa xuống vầng trán. Ông không nói gì, chỉ đứng nhìn chị, mỉm cười bí ẩn. Chị cũng không nói gì, nhưng giơ bàn tay lạnh giá cho đến lúc những ngón tay chị chạm vào miệng ông, vào đôi môi mềm mại, ấm áp của ông. Dường như khóe miệng ông trở thành mục tiêu của chị, định mệnh của chị, nơi nghỉ ngơi duy nhất của chị. Ông siết chặt tay chị, như sợ bỏ lỡ mối kết nối này, rồi đẩy cửa khép lại sau chị, đưa chị vào trong nhà. Đứng trước mặt ông, những ngón tay chị ép vào môi ông, chị ngập ngừng vài giây, tìm lời có nghĩa để nói, nhưng chị biết lúc này không thể cất nên lời, chị phải chịu thua một giọng nói khác, một ngôn ngữ khác, và như một người ngoài cuộc, chị chưa bao giờ có thể chia sẻ với ai. Rút tay khỏi môi ông, chị soi mình trong mắt ông, nó nhìn lại chị với vẻ sợ hãi và phấn khích. Chị táo bạo tiến tới, cơ thể họ bùng nổ, mắt nhắm lại, ông ôm chị, run rẩy.
Ngước nhìn Markina, Amaia biết rằng chị có thể yêu người đàn ông này…
Chị tuột chiếc áo khoác ướt và nắm tay ông, đưa ông tới phòng ngủ. Ánh sáng lọt qua tấm rèm chỉ đủ để nhận ra đường nét của đồ đạc nặng nề; chị kéo rèm, để bầu trời u ám chiếu sáng cả phòng. Lúc đứng cạnh giường, ông ngắm chị với một vẻ khiến chị phát điên, song ông vẫn không mỉm cười. Chị cũng thế. Mặt chị để lộ vẻ bứt rứt vì biết mình đang bầu bạn với một người ngang sức ngang tài. Chị đến gần hơn, đăm đăm nhìn ông, bị sự thống khổ mới mẻ chiếm lĩnh. Chị ngượng nghịu mơn trớn ông, mất tự tin khi nhận ra mình trong ông, nhận biết rằng chị ở đó vì lần đầu tiên trong đời, chị có thể thực sự bộc lộ bản thân, không chỉ trút bỏ quần áo mà cả gánh nặng cuộc sống ngượng ngùng, và lúc làm thế chị thấy mình phản chiếu trong ông như trong một tấm gương vậy. Chị biết mình chưa bao giờ khao khát bất cứ người nào theo kiểu này, chưa bao giờ trải qua sự mong mỏi nung nấu này với cơ thể một người đàn ông…]
Trích đoạn 3:
[Jonan Etxaide, Jonan, người bạn thân nhất của chị, có lẽ là người tinh tế nhất mà chị biết, đang nằm ngửa, tay chân dang rộng giữa một vũng máu lớn.
Anh bị bắn hai phát. Một vào ngực như Montes nói, ngay dưới xương ức. Vết đạn đen ngòm và tương đối sạch, hầu hết máu chảy từ chỗ thoát ra. Phát đạn kia vào trán, để lại một vết tròn, làm mớ tóc màu hạt dẻ trên đỉnh đầu anh bết lại thành một đống đông cứng. Amaia tới gần, vẫn nắm chặt vũ khí và sửng sốt thấy nhiều cảnh sát khác trong phòng khách. Vào lúc đó, Amaia đã cố hết sức không thở, song không thể giữ lâu hơn được nữa. Chị hít vào, đem lại sự sống cho sinh vật đó, nó dâng lên tận cổ họng, làm chị nghẹn thở lúc há miệng và đành để nỗi kinh hoàng trong lòng mình thoát ra. Amaia cảm thấy đang bị ngạt thở. Nỗi đau mãnh liệt đến mức làm mắt chị ngứa ngáy lúc ngụm không khí cuối cùng rời khỏi phổi chị, nung đốt cổ họng chị. Đầu chị quay cuồng, và chị quỵ xuống cạnh tấm thân không còn sự sống của Jonan Etxaide.
Rồi, nỗi đau nặng trĩu trong lòng chị đã thoát. Khi những giọt lệ trào ra, Amaia ngả người, mở mắt và trông thấy bàn tay nhợt nhạt của Jonan đặt trong vũng máu đen ngòm, gương mặt tuấn tú của anh đeo mặt nạ của người chết, khuôn miệng tái nhợt của anh hé mở, đôi môi không còn màu sắc. Cơn đau nhói khiến chị siết chặt tay vào ngực. Chỉ đến lúc đó, Amaia mới nhận ra mình vẫn đang cầm súng. Chị nhìn xuống, không biết nên để vào đâu…
Chúng ta không có kinh nghiệm để nhận ra điều đó. Có một khoảnh khắc, một sự kiện, một lời nói, một cử chỉ, một cuộc điện thoại làm thay đổi mọi thứ. Khi nó xuất hiện, khi nó xảy ra, khi được nói nên lời, nó phá vỡ nguyên tắc chúng ta tưởng đang dẫn dắt cuộc sống của mình, khiến ta phải đối mặt với thực tế, phá hủy mọi dự định ngây thơ cho tương lai. Mọi thứ ta ngỡ là vững chắc đã sụp đổ, mọi nỗi lo toan trên đời dường như ngớ ngẩn, vì thứ bất biến duy nhất là sự hỗn loạn buộc ta phải chịu thua một cách nhún nhường trước uy quyền tối thượng của thần chết. Amaia không thể ngừng nhìn cái xác, nếu không trí lực của chị sẽ ngay lập tức phủ nhận và gào lên: không, không, không! Vì thế, chị bắt mình phải nhìn, dằn vặt mình bằng cảnh tượng mắt Jonan nhắm nghiền, da anh, môi anh tái nhợt, lúc này khô nứt, những cái lỗ đen sì khủng khiếp, nơi cái chết lọt vào, thứ máu quý giá của anh đông bết lại thành vũng đen sì, nhầy nhụa. Chị vẫn quỳ cạnh anh, không nhúc nhích, ngắm gương mặt của người bạn thân nhất, chịu thua cảm giác đau thương đã bắt chị làm con tin, chị nhận ra mình sẽ không bao giờ phục hồi vì cái chết của Jonan, nỗi đau mất anh sẽ vĩnh viễn như một cái gai nhọn trong tim chị. Nhận thức này giống như một gánh nặng, song chị phải tiếp nhận tai họa, cảm kích vì đã quen biết anh một thời gian và nuối tiếc vì anh đã ra đi mãi mãi.
NXB Phụ Nữ
Mời các bạn đón đọc Lễ Vật Kinh Hoàng của tác giả Dolores Redondo & Đinh Thanh Vân (dịch).