DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết trinh thám Khách Sạn Mặt Nạ Tập 1 của tác giả Higashino Keigo & Lam Ngọc (dịch).

Tập 1:
Một vụ giết người hàng loạt bí ẩn ở Tokyo. Hiện chưa rõ nghi phạm và mục tiêu tiếp theo. Điều duy nhất từ mật mã hung thủ để lại ám chỉ nơi sẽ diễn ra tội ác là khách sạn hạng nhất Cortesia Tokyo. Nitta Kousuke, viên cảnh sát hình sự trẻ tuổi, nhận lệnh cải trang làm nhân viên khách sạn để nằm vùng điều tra. Hướng dẫn nghiệp vụ cho anh là Yamagishi Naomi, một nữ lễ tân thông minh có óc quan sát sắc sảo. Liệu cả hai có thể lần ra chân tướng vụ án, trong khi những vị khách đáng ngờ cứ lần lượt ghé thăm!?

***


TÁC GIẢ:
Higashino Keigo sinh năm 1958 tại Osaka, là nhà văn trinh thám hàng đầu hiện nay tại Nhật Bản. Năm 1985, Higashino Keigo giành được giải Edogawa Rampo lần thứ 31 cho tác phẩm trinh thám hay nhất với tiểu thuyết Giờ tan học.
Các năm sau đó, Higashino Keigo liên tục được đề cử vô số giải thưởng văn học lớn. Năm 1999, ông đoạt giải Mystery Writers of Japan Inc với tiểu thuyết Bí mật của Naoko, và năm 2006, là giải Naoki lần thứ 134 cho Phía sau nghi can X.
Khách sạn mặt nạ được nhà xuất bản Shueisha xuất bản lần đầu năm 2011, và được chuyển thể thành phim điện ảnh và công chiếu vào năm 2019.
Khách sạn mặt nạ – Đêm trước lễ hội hóa trang được nhà xuất bản Shueisha xuất bản năm 2014.
Các tác phẩm của Higashino Keigo đã được Nhã Nam phát hành:
- Phía sau nghi can X
- Bí mật của Naoko
- Bạch dạ hành
- Điều kỳ diệu ở tiệm tạp hóa Namiya
- Hoa mộng ảo
- Ảo dạ
- Ma nữ của Laplace
- Phương trình hạ chí
- Sự cứu rỗi của Thánh nữ
- Ma thuật bị cấm
- Án mạng mười một chữ
- Vụ án mạng ở lữ quán Kairotei
- Trái tim của Brutus
- Vụ án mạng ở nhà khách núi Hakuba
- Hung khí hoàn mỹ
- Nhà ảo thuật đen và vụ án mạng tại thị trấn không tên
- Khách sạn mặt nạ 1+2

***

Đến rồi đây! Lại là một quyển sách mới của tiên sinh Higashino Keigo nhân dịp Nhã Nam ‘chạy deadlines xuất bản’ cuối năm. Khách sạn mặt nạ  tập 1 là một cuốn sách khiến mình trăn trở khá nhiều trước khi tóm tắt bởi lẽ hầu như cả cuốn sách dùng để chuẩn bị cho một cuộc ám sát ở thì tương lai. Nếu các cuốn sách trinh thám bình thường bắt đầu bằng một vụ án mạng và ta sẽ theo chân một ai đó hoặc là nhiều hơn một ai đó để lần ra dấu vết hung thủ thì đến với Khách sạn mặt nạ tập 1 lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Cũng là theo chân nhưng ta dành gần như cả quyển sách để đuổi theo những chiếc mặt nạ rồi nhìn xuyên qua chúng, nhìn thì nhìn rồi đấy nhưng liệu rằng cái ta thấy đã phải là bộ mặt thật?

“Không hẳn là lý do, nhưng tôi nghĩ mình đã từng gặp người này ở đâu rồi.”

 

Đeo mặt lên, tác chiến!

Án mạng trở thành cái cớ để Keigo tiên sinh dựng lên chuyện đời sau biểu tượng những chiếc mặt nạ “giả”, người ta che dấu con người thật. Câu này quả thực không sai. Dù cốt truyện chính của cuốn sách là về một vụ giết người hàng loạt, nhưng cốt truyện phụ mới là cái lôi cuốn hơn cả. Từng câu chuyện của mỗi vị khách, sự thật rất đời đằng sau lớp mặt nạ ấy là gì? Hai vụ án đã diễn ra với lần lượt hai người khác nhau bị sát hại và điểm chúng ư? Một dãy số. Một dãy số không có đầu cũng không có đuôi nhưng lại là một chứng cứ rất quan trọng quyết định địa điểm tiếp theo của vụ án và dãy số ở vụ thứ hai đã chỉ trúng khách sạn hạng nhất Cortesia Tokyo. Vụ đầu tiên xảy ra ở một bãi đỗ xe tại Shinagawa. Vụ thứ hai thì tại một công trường xây dựng và nạn nhân là một người phụ nữ trung niên. Vì chuyện này, để ngăn chặn vụ án kia trước khi một mạng người lại ngã xuống, đội Điều tra số một Một Cục Cảnh Sát Tokyo đã quyết định tra trộn vào khách sạn. Tuần tra viên trẻ Nitta Kousuke của chúng ta sẽ cải trang tại quầy lễ tân dưới sự hướng dẫn của cô lễ tân xinh đẹp Yamagishi Naomi. 


 

 

Tôi đến đây để ngăn chặn một vụ án mạng chứ không phải đến để tập huấn làm nhân viên khách sạn.”

 

Ngay từ đầu, họ đã chẳng có hảo cảm gì với nhau. Anh cảnh sát kia dẫu trẻ tuổi nhưng lại rất tài ba, anh cũng là người đã giải được dãy mật mã mở đường cho cuộc điều tra, cảm thấy rất cuồng chân cuồng tay khi phải nằm vùng chờ đợi một vụ án còn không biết có xảy ra hay không nhưng lại lực bất tầm tâm vì có quá ít gợi ý để tiếp tục điều tra. Naomi cũng chả kém cạnh. Dù là nhân viên trẻ tuổi của khách sạn, người mới theo một số người hay gọi, nhưng lại là một trong những người thấu hiểu và biết cách cư xử nhất. Cô được giao cho tiếp đãi những vị khách khó tính và cũng rất được lòng ban điều hành vì với cô, nghề lễ tân này thực sự là việc cô dốc hết tâm sức cống hiến. Họ chẳng ai vừa ai cả. Một người thì đau đáu muốn điều tra để có càng nhiều manh mối càng tốt còn một người thì khó chịu ra mặt khi hình ảnh của khách sạn có thể bị ảnh hưởng bởi ánh mắt như lưỡi dao lam của tên cảnh sát mặt hằm hằm. Ấy thế nhưng, càng đi sâu vào các manh mối, Nitta chợt nhận ra rằng mình cần một tay trong, một người hiểu rõ khách sạn từ trong ra ngoài và số phận đưa đẩy khiến Nitta và Naomi lập thành một nhóm. Họ rất ăn ý, ngày càng ngưỡng mộ và yêu quý đối phương, nhưng liệu vậy có đủ để ngăn tên sát nhân? 

 

“Nghe Nitta nói Naomi chỉ biết im lặng. Đúng là suy luận của anh ta rất đắt.”

 

Lần lượt, các vị khách đáng nghi lui tới. Một bà lão khiếm thị, một ông chú cáu kỉnh khó tính thích soi Nitta, một cô gái sang chảnh đang bị theo đuôi và còn một vị khách đặc biệt nữa, Noel, một cảnh sát địa phương cùng đội điều tra cũ với Nitta! Vỏ ngoài có vẻ họ chỉ là những vị khách bình thường với hoàn cảnh đặc biệt nhưng mà đằng sau lớp mặt nạ đó phải chăng là bộ mặt mà cảnh sát đang kiếm tìm?

 

“Không phải khách nào cũng là thượng đế, có lẫn cả ác ma nữa. Nhìn cho ra ác ma đó cũng là việc của chúng tôi”

 

Ngỡ thật mà như mơ

Lại nói về hai vụ án đầu tiên. Nạn nhân của vụ thứ nhất là Okabe, một nhân viên văn phòng nhưng lại sở hữu một bộ sưu tập các thể loại đồ đạc đắt đỏ từ hàng hiệu đến TV xịn xò. Nitta đã rất thắc mắc về điều này và quả nhiên, Okabe là kế toán. Một kế toán không đàng hoàng. Có thể không chuyên nghiệp trong công việc kế toán nhưng đối với làm giả giấy tờ, anh ta lại là trùm. Từng cái đóng dấu được giả chuyên nghiệp tới mức phải soi rất rất kỹ mới thấy được những khoản ra không rõ ràng. Nhờ điều này mà thật khó để không nghi ngờ Okabe rằng anh ta có đồng phạm. Và đó chính là cách Teshima bị cho vào tầm ngắm. Còn ai tiện lợi hơn một đàn anh thâm niên để phối hợp biển thủ công quỹ và càng thuận lợi hơn nếu một trong hai người đó chết để rồi bí mật kia sẽ mãi chôn vùi trong miền ký ức. Dù là cái mũi giáo đều chĩa hết về phía mình thì anh Teshima lại có một bằng chứng ngoại phạm hết sức…ngớ ngẩn. Anh ta vốn trong một cuộc điện thoại với người yêu cũ. Và người gọi, không ai khác…lại là chị kia. Cô ấy và người bạn thân đang tán gẫu thì tự dưng lại nổi hứng muốn gọi cho người yêu cũ đồng nghĩa với việc không phải chỉ có một nhân chứng, mà là hai. 

Sang đến vụ thứ 2, đối tượng lại là một bà nội trợ đã ở độ tuổi trung niên trên đường về nhà bố mẹ. Và từ đó cũng có thế dễ dàng nhận thấy nạn nhân Noguchi Fumiko sẽ chẳng có ai gọi là ‘đối thủ’ hay có một mối quan hệ gây thù chuốc oán cả. Thế nhưng kết quả lại thể hiện điều ngược lại - cô đã bị giết. Mối quan hệ gần nhất và thân tín với cô có lẽ là ông chồng kinh doanh linh kiện ô tô. Hơn thế công ty của anh đã thuộc dạng ‘liệt’ từ nửa năm trước với số nợ chồng chất, đến ngân hàng còn từ chối cho anh Yasuhiko vay tiền. Anh không có tiền trả cho nhân viên, túng quẫn và thế là…anh đi mua bảo hiểm. Lại còn là một loại bảo hiểm rất đắt tiền là đằng khác cộng lên trên một cuốn bảo hiểm nho nhỏ anh vốn có. Cái chết của người vợ đồng nghĩa với việc số tiền kia sẽ ngang nhiên mà bay vào túi anh ta nhưng lẽ nào mọi chuyện lại đơn giản đến vậy?

 

Hơn nữa, như vậy sẽ không thể giải thích vụ tin nhắn kia. Tức là vụ này sẽ không liên quan gì đến những vụ khác.”

 

Đằng sau lớp hoá trang là ác ma hay thiên thần…?

 

“Người phụ nữ đó đeo kính râm, trông điệu bộ cẩn trọng thì chắc là một người khiếm thị.”

 

Katagiri Yoko, một bà lão mà dựa theo nước da chắc xấp xỉ U60. Ngay từ lần đầu vào, bà đã chỉ đích danh Naomi để làm người checkin cho mình với lý do tin tưởng con gái. Đổi phòng do có nhiều hồn ma và luôn đeo một đôi găng tay 24/7, còn gì có thể ẩn náu đằng sau vẻ bề ngoài đầy bí hiểm đấy không?

 

Một cô gái chừng hai nhăm, hai sáu tiến lại gần quầy lễ tân, đứng trước mặt Naomi. Cô gái có gương mặt xinh đẹp, dáng người khá cao so với phụ nữ thông thường. Phía sau cô gái, nhân viên hành lý đang xách một trước túi du lịch to đùng.”

 

Đối tượng tiếp theo là một cô gái trẻ hết sức thời thượng tên Anna Keiko. Nhưng khác với vẻ ngoài chanh xả, cô lại tỏ ra rất bí hiểm mà đưa cho Naomi bức ảnh của một người đàn ông rồi bảo cô cấm anh ta đến gần mình. Hơn nữa, ngay sau đó, cái tên Anna Keiko và địa chỉ nhà đều đã bị tra ra là tên giả. Chuyện gì đây? Ngay lúc lúng túng nhất thì chàng trai trong ảnh lại xách vali tiến vào khách sạn và có vẻ tên anh ta dùng cùng chẳng thật gì cho cam. Uẩn khúc gì được ẩn chứa sau câu chuyện của họ? Liệu có liên quan đến vụ án giết người hàng loạt kia không?

 

Và cuối cùng trong những vị khách nổi bật là bác trung niên với phong thái hết sức khó chịu tên Kurihara Kenji. Ngay từ đầu vào, anh ta đã chỉ đích danh cảnh sát Nitta mà nhằm vào như kiểu đã thù hằn từ lâu. Mối quan tâm của họ hơn việc ông ta có phải hung thủ vụ án không mà là ông ta có nhận ra thân phận thực sự của Nita hay không…

 

“Người đàn ông chau mày, nhìn Nitta chằm chằm. Nhìn người đàn ông đó, Nitta bỗng thấy ngực mình rộn rại lên. Hình như anh đã gặp người này ở đâu rồi.”

 

Anh cảnh sát cau có và cô lễ tân xinh đẹp

Không. Ở đây sẽ không có chuyện tình gì cả. Ít nhất, mình có thể đảm bảo điều này ở tập 1. Vài chương vào chuyện khi thấy có một chi tiết bé xíu xiu là Nitta nhìn lâu thì tự dưng thấy Naomi xinh đẹp, và cảm thấy hảo cảm với khí chất chính trực và tận tâm của cô với nghề thì mình chỉ có một dòng suy nghĩ thôi: “Làm ơn đừng có mô-típ tình cảm gì vào một câu chuyện trinh thám”. Mặt khác, mình lại khá tò mò là liệu nếu phải cân bằng giữa cả chuyện tình cảm, theo chân cuộc điều tra, lật tẩy những nghi phạm thì tiên sinh Keigo sẽ cân bằng kiểu gì và có tình huống nào có thể bị bỏ rơi hoặc giải quyết chưa thực sự ‘đã’ không. Thật may, ông chọn việc không cho chuyện bên lề này vào mà để cho hai người một cái kết khá mở, hứa hẹn nhiều điều ở phần hai chăng…? 

 

Trong một khoảnh khắc, mắt hai người chạm nhau. Nhưng ngay sau đó, Nitta đã vội đánh mắt đi chỗ khác.”

 

Hồi chuông cuối: lễ hội hoá trang, lên đèn!

 

““Trước có một tiền bối đã nói với tôi thế này: ‘Phải luôn nhớ rằng những người đến khách sạn đều đang đeo mặt nạ”

 

   “Haha, mặt nạ sao?”

 

“Nhân viên khách sạn sẽ phải tự tưởng tượng bộ mặt thật của khách sạn vừa không được phép thất kính với cái mặt nạ kia. Tuyệt đối không được nghĩ đến chuyện lật cái mặt nạ ấy ra. Theo một nghĩa nào đó thì họ đến khách sạn để thưởng thức lễ hội hoá trang mà””

 

Dồn dập được đẩy lên ở những phút cuối cùng và quả thật là một cú quay xe khó đoán. Một đám cưới bất chợt được tổ chức và sự lo âu có nguồn gốc của cô dâu chú rể. Cảnh sát đã sẵn sàng phục kích và Nitta thì ở một bên bực bội vì không được là một phần trong bước cuối. Ngoài Naomi và Nitta thì Noel và Nitta cũng là một team hoàn hảo đem đến cho độc giả vô vàn manh mối… Liệu những ‘last minute call’ có khiến cục diện xoay chiều…? Cái hay của Khách Sạn Mặt Nạ (hay phải nói là chất riêng của tác giả nhỉ ?) là nó có một cấu trúc rất chặt chẽ và liên kết. Có nhiều những gợi ý được đặt ở chỗ này chỗ kia để làm này làm nọ nhưng phải đến cuối cùng, khi có mảnh ghép cuối cùng thì ta mới có thể xâu chuỗi lại bức tranh một cách hoàn chỉnh nhất. Mình đã từng thắc mắc rằng chi tiết về ‘cái mặt nạ’ trong tiềm thức kia quá ít để dùng nó đặt tên cho cả quyển sách. Nhưng thật ra, khi ngẫm lại cuối cùng về câu nói của Naomi, ta mới thấy được rằng mặt nạ là cái tên hợp lí nhất cho câu chuyện. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi chỗ. Nhân viên khách sạn đeo một cái mặt nạ ‘thái độ chuyên nghiệp’, cảnh sát cũng chẳng kém và hung thủ, khách hàng thì lại càng chẳng thua. Điều duy nhất khác biệt ở đây là họ đeo chiếc mặt nạ đó vì mục đích gì? Họ đang chiến đấu cho công lý hay đang lợi dụng việc hóa trang để làm những việc đáng hổ thẹn với lương tâm?

 

Kẻ tiểu nhân ẩn nấp dưới chiếc mặt nạ

Có kha khá chuyện của tác giả Higashino Keigo bị cho là có động cơ hơi vô lý. Dù vậy, qua số chuyện ít ỏi mà mình từng đọc của ông, động cơ không hẳn là vô lý mà chỉ đơn giản là hung thủ giết người không hoàn toàn dựa trên động cơ hay một logic của người thường mà hành động. Họ vốn là một bông hoa có độc rồi và chỉ chờ dịp để trổ bông. Hung thủ của vụ án này cũng chẳng phải ngoại lệ. Cô ấy mạnh mẽ hơn một số người nhưng cũng vì thế mà nham hiểm hơn rất nhiều người. Sự ghê sợ ấy khiến mình dù biết rằng có thể nạn nhân sai nhưng vẫn khá thương cho số phận của họ khi đụng phải ‘cái gai của một bông hồng có độc’. Điều này khiến vụ án trông giống như một thứ đã được mặc định hơn là xảy ra vì một lý do nào đó và động cơ kia ư? Nó chỉ là giọt nước tràn ly…

 

Trong trường hợp là người không quen biết, hung thru sẽ khó mà tiếp cận được với người trong phòng. Nhưng đối với một số người chuyện đó lại vô cùng đơn giản. Chỉ cần dùng thẻ chủ là được. Dĩ nhiên sẽ không thể vào nếu cửa phòng đã bị khoá trong. Nhưng không phải khách sạn nào cũng cẩn thận như vậy. Nếu thử, thể nào cũng sẽ có phòng không khoá.

  Tại sao hung thủ lại chọn khách sạn này làm địa điểm gây án tiếp theo nhỉ! Có một câu trả lời hợp lí cho câu hỏi này.

…”

 

Cởi mặt nạ, yay or nay?

Khách sạn mặt nạ tập 1 đối với các tiểu thuyết trước đó của ông và các tiểu thuyết trinh thám máu me nói chung thì rất nhẹ nhàng nhưng không kém phần lôi cuốn. Cái lôi cuốn ở đây đến từ nhiều các tuyến truyện khác nhau đan xen mà không nhất thiết chỉ từ một câu hỏi “Ai là hùng thủ” như những câu chuyện khác mở đầu bằng một vụ giết người. Một chuyện vốn rất bình yên, những lâu lâu lại có một tình tiết khuấy vào sự bình yên đó và ta lại tò mò thấp thỏm liệu nó sẽ dẫn đến đâu và khi nó qua đi thì một thứ lại bình lặng chờ cơn sóng tiếp theo ập đến ngay sau đấy. Tất cả, như toppings của một nồi lẩu vậy, nó hoà quyện với nhau tạo nên một chất rất riêng và càng nhiều thì càng hấp dẫn, thú vị. Đối với mình, Khách Sạn Mặt Nạ ban đầu vốn rất nhẹ nhàng nhưng càng suy nghĩ thì lại càng thấy thật sâu sắc. Từng tình huống đều rất thật mà nghe xong ta có thể ồ ra đông cảm vì trong cuộc sống, những điều như vậy quả không thiếu. 

 

Review chi tiết bởi: Khuê Anh Hoàng - Bookademy

Mời các bạn mượn đọc sách Khách Sạn Mặt Nạ Tập 1 của tác giả Higashino Keigo & Lam Ngọc (dịch).


may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 175.000   

Giá bán

136.500 

Giá bìa 175.000   

Giá bán

136.500