DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Kết Thúc Vòng Thiêng - Rostislav Kinjalov

Tác giả Rostislav Kinjalov
Bộ sách
Thể loại Tiểu thuyết
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 2625
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Rostislav Kinjalov Tiểu thuyết Lịch sử Văn học Mexico Văn học phương Tây
Nguồn tve-4u.org
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Cho đến ngày nay nền văn minh Olmec cổ ít được người biết đến, nhất là ở Việt Nam. Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kết thúc vòng thiêng” giáo sư dân tộc học người Nga R. Kinjalov đã vẽ lại bức tranh cổ xưa sinh động của người Olmec huyền bí, một dân tộc da đỏ đã sống ở Mexico cách đây hơn 3.200 năm.

Dựa vào những chứng cứ lịch sử-khảo cổ, Kinjalov giới thiệu với chúng ta cuộc sống của một dân tộc vào loại cổ xưa nhất của hành tinh. Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ thấy được sinh hoạt của người Olmec cổ: điều kiện thiên nhiên, tổ chức xã hội, tình yêu, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, quyền lực và tham vọng của những người cầm quyền.

Sức mạnh của thiên nhiên huyền bí luôn làm người Olmec kinh sợ, họ thờ đủ các thần: thần Độc cước – vị thần của bão tố; Thần Tâm đất – chủ nhân khủng khiếp của Âm phủ, động đất và núi lửa; Thần Cóc Vĩ đại – Đức Mẹ của các vị thần; Thần Mặt trời; Thần Nước; Thần Ngô trẻ – người cung cấp lương thực cho dân tộc Olmec v.v… Cũng như nhiều dân tộc da đỏ khác ở châu Mỹ, dân tộc Olmec dùng người sống để tế thần, một phong tục dã man mà chúng ta ngày nay không thể tưởng tượng nổi.

Trong cuốn tiểu thuyết “Kết thúc vòng thiêng” chúng ta thấy hệ thống xã hội của người Olmec cổ phân cấp khá chặt chẽ với những đẳng cấp rõ ràng. Bên cạnh hệ thống chính quyền (Vua, các quan lại…) còn có hệ thống tín ngưỡng (các thầy Tư tế) giữ vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống của dân tộc.

Theo quan niệm của người Olmec cổ, thế giới tồn tại theo chu kỳ 104 năm, gọi là vòng thiêng. Hết 104 năm các vị thần sẽ phán quyết hủy diệt hay kéo dài sự tồn tại của thế giới, và bắt đầu một vòng thiêng mới.

Đồng thời tác giả cũng đưa bạn đọc vào cuộc hải hành hư cấu của một vị quan Ai Cập cổ đến vùng đất đỏ xa xôi bên kia đại dương để so sánh sự phát triển không đồng đều giữa các nền văn minh lúc bấy giờ, trong khi Ai Cập đang ở thời kỳ đồ đồng và đã chuyển sang thời kỳ đồ sắt thì dân tộc Olmec ở Mexico đang ở thời kỳ đồ đá.

Với những chứng cứ khoa học xác thực, từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết, tác giả dẫn bạn đọc đi hết cuộc phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác, để dần dần giải mã những bí ẩn của dân tộc Olmec cổ huyền bí.

Nhà Xuất bản Trẻ hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầu tiên nói về dân tộc Olmec ở đất nước Mexico xinh đẹp, để các bạn có điều kiện tìm hiểu thêm về một nền văn minh cổ xưa.

***

Sao-Lorenso. Mexico.

Tình yêu không có tuổi, không ranh giới và bất tử!

• D. Golsuorsi. “Mùa hè cuối cùng của Forsait.”

Nhiều năm trôi qua từ khi vòng thiêng mới bắt đầu.

Trong làng Tahcum-Tracang không ai dám gọi đến tên của người phụ nữ quái gở này, bà ta đi hết nhà này qua nhà khác tìm kiếm thứ gì đó không rõ. Người ta gọi bà là lão bà, còn những kẻ bất kính trong đám thanh niên cũng chỉ dám thì thầm “bà điên”. Dân làng cho rằng bà bị thần ác ám và họ sợ hãi một cách sùng tín khi bà xuất hiện, họ mời bà ngồi cạnh bếp lò, mời ăn, uống. Đôi khi bà nhận thức ăn, đôi khi không nhận và bà chỉ gạt những cánh tay nhiệt tình ra. Bà rất ít nói, không để ý đến ai, không nhìn thẳng vào mặt người đối thoại mà nhìn vào khoảng không, lời của bà thường đứt đoạn và khó hiểu.

Bà lão mất trí vì đau khổ và thời gian, đó là bà Tiang thuộc tộc họ Socan. Bà không có nhà, không có người thân. Các con của ông chú do bà chăm sóc đã đi theo tiên tổ từ lâu, con của họ cũng đã mất. Cháu của họ thì xem bà như người xa lạ. Thực ra chúng không hiểu bà lão này là họ hàng thế nào với chúng. Đám con cháu của Tug-Anseng và Nam-Suc, vô số con trai và con gái của Cangah, không biết tên thật và số phận của bà.

Mỗi tháng một lần bà lão bị nỗi lo xâm chiếm. Bà như thoát khỏi cơn mê, động tác trở nên rõ hơn và mạnh hơn, đôi mắt mờ đục rực sáng. Bà ra khỏi làng, và theo đường vòng để không gặp ai trên đường, đi đến hẻm núi mọc đầy cây non ăn sâu vào khu đồi của thành phố, nơi ngày xưa người ta đã thực hiện những nghi lễ của vòng thiêng và chôn chiếc đầu đá của Shang. Khối đá khổng lồ quá lớn nên không thể chôn kỹ, chiếc hố quá cạn và lớp đất lấp trên bức tượng không đủ dày nên nước mưa từ sườn đồi dần dần cuốn trôi lớp đất đắp, để lộ ra khuôn mặt của bức tượng với đôi mắt bất động nhìn lên bầu trời.

Tiang cẩn thận dọn sạch cành khô, lá cây và dây leo tươi phủ trên khuôn mặt thân yêu và ngồi xuống cạnh đó.

Trong những ngày này bà trò chuyện hàng giờ với bức tượng y như với người sống.

“Hôm nay em ăn ngon lắm Shang à, – bà nói, – một cô gái mời em bánh ngô…, cô gái này giống em khi còn trẻ…, chàng nhớ không, chàng khen bánh ngô của em lắm mà, lúc đó chàng đã cười như bây giờ vậy… Xem này, đây là mảnh vỏ từ thân cây mà chúng ta đã ngồi lúc đó… Em giữ nó mãi mãi, em nhớ hết…, chúng ta yêu nhau biết chừng nào! Chỉ tiếc rằng chúng ta không có con; vì nếu có nó, anh đã có thể hãnh diện vì con trai của mình, em xin thề đó! Tất cả cũng chỉ vì lão Anaib-Ungir đáng nguyền rủa. Nhưng lão đã bị kiến ăn từ lâu rồi, ngay cả đống xương dơ bẩn của lão cũng đã mục trong rừng. Chỉ còn em ngồi đây tâm sự cùng anh, mặt trời vẫn chiếu sáng chúng ta…, chàng vẫn còn yêu em như ngày xưa chứ?”.

Và cũng trong một buổi gặp như thế, trái tim chung thủy, cháy bỏng yêu thương của Tiang đã ngừng đập – để mãi mãi hòa nhịp cùng tượng đá ngàn năm.

• Leningrad – Gumolosar, 1974 – 1977


Mời các bạn đón đọc Kết Thúc Vòng Thiêng của tác giả Rostislav Kinjalov.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000