DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Review Hồng Khánh:

“Hòn Đất” là một khúc nhạc kiêu dũng và bi tráng về miền quê hồn hậu và anh hùng trong thời kỳ thương đau của đất nước những năm kháng chiến chống Mỹ - Nguỵ. Đọc “Hòn Đất”, tôi đã mê mải lạc về nơi hang Hòn nơi 17 người du kích đã anh dũng, kiên cường chiến đấu và bám trụ, nơi những khóm ấp ấm áp ngập tràn tình yêu thương. Ở nơi ấy, họ sống, họ yêu thương và sát cánh bên nhau dẫu chết chẳng chia lìa. Nước mắt tôi ướt đầm trang giấy nhỏ bởi sự hi sinh lớn lao, bởi tình yêu nồng nàn thấm từng con chữ.

“Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng tình yêu hầu như là máu thịt” Chị “yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Và chị, cũng như tất cả người con của Hòn Đất đã chiến đấu tới cùng vì một tình yêu sâu nặng như thế. Dù kẻ thù có mạnh đến đâu, có bạo tàn đến đâu chúng cũng không khuất phục được, không dập tắt được ngọn lửa rừng rực cháy trong mỗi người dân Hòn Đất, trong má Sáu, Út Quyên, anh Ba Rèn, Cà Mỵ, Ngạn hay San...

Điều tôi yêu thích nhất ở Hòn Đất là cách viết đầy nhân đạo với những người phụ nữ nơi đây. Tất cả đều sáng trong và đẹp đẽ: tấm lòng của người mẹ, người bà, người chị, người vợ hay người yêu đều lấp lánh như sao trời và dịu êm như ánh trăng đổ tràn bên bờ suối, tắm đẫm áng tóc mây của chị Sứ.

Chị Sứ, người con ưu tú của Hòn Đất yên giấc trong lòng đất mẹ, nhưng tinh thần chiến đấu, tình yêu của chị vang vọng và tỏa lan đến từng nhành cây ngọn cỏ của Hòn Đất, cũng là nguyên nhân của biết bao sự kiện khiến lính Cộng Hoà run sợ mà đỉnh điểm là cái chết của thằng Xăm - kẻ trực tiếp xuống tay tàn độc với chị Sứ, cũng là hung thần của Hòn Đất.

Chiến tranh, lúc nào cũng đau thương và khốc liệt, nhưng cảnh nồi da nấu thịt luôn khiến người ta đau đớn gấp vạn lần. Và người phụ nữ khiến tôi xót thương hơn cả chính là bà Cà Xợi - mẹ thằng Xăm. Ai cũng qua một thời tuổi trẻ, bà già gàn dở Cà Xợi xưa kia là người con gái đẹp Khơ Me xinh đẹp, uyển chuyển, dịu dàng nhất vùng. Chả thế mà bà bị ép lấy tên chủ Mưu độc địa và sinh ra thằng Xăm. Dẫu hắn giống cha, ảnh hưởng của cha mà trở nên ác ôn, dẫu cô Cà Xợi bị đuổi đi khi bụng mang dạ chửa đứa con thứ 2, dẫu bà Cà Xợi - người chịu ơn cứu tử, cưu mang của mẹ con chị Sứ- đã nhiều lần van xin dân làng đừng coi hắn là con bà thì sự thật cũng chẳng thể nào thay đổi. Dù thuộc lòng vị trí từng mô đất, viên đá, bà vẫn ngã dúi dụi trên con đường quen thuộc khi hay tin thằng Xăm chuẩn bị về càn, bà ngất lên ngất xuống khi thấy vệt máu nơi khoé miệng hắn, khi hắn vừa ăn xong 1 buồng gan Việt Cộng và trở nên ngây dại từ đó. Đúng là “Cho dù ở Hòn Đất hay là ở trên khắp thế gian, người mẹ nào mà chẳng có nỗi đau khổ của riêng mình, nhưng thật cũng ít có người mẹ nào lại có nỗi đau như bà Cà Xợi”. Bà không dám nhìn bà con chòm xóm, những người mở rộng vòng tay và lòng bao dung với mẹ con bà, bà không dám đối diện với bà Sáu trong tang lễ chị Sứ, bà ngất lịm trước di vật của chị... Nỗi đau cứ lần lượt xếp chồng lên, trĩu nặng trái tim bà. Có người mẹ nào không yêu thương con hơn chính bản thân mình, có người mẹ nào không muốn con sống một cuộc đời thật tốt đẹp. Thế nhưng bà Cà Xợi đã không dưới một lần ước đứa con mình chết đi. Cái hình ảnh bà cầm con dao đứng bên cạnh thằng con say giấc sau bữa cơm rượu mẹ nấu là một hình ảnh đầy bi thương và ám ảnh. Nếu như Anh Đức để bà tự tay kết liễu cuộc đời hắn - như một bà mẹ Liên Xô nào đó đã làm, có lẽ tính tuyên truyền của tác phẩm sẽ vang dội hơn. Nhưng tác giả đã nhân đạo, đã không để bà mẹ Việt Nam lòng đầy yêu và hận làm việc đó. Cũng chính vì điều này, mà tôi thấy tác phẩm đẹp đẽ, trọn vẹn và nhân văn hơn rất nhiều.

Cuốn sách, dẫu đây đó vẫn còn những hạt sạn ở tính Logic trong một vài tình tiết (lí do tên chủ Mưu đuổi bà Cà Xợi khi bà mang trong mình giọt máu của hắn chưa thật thỏa đáng, khói chẳng lùa vào hang, mùa khô mà xuất hiện mưa rào, bà Cà Xợi dễ dàng tìm ra 2 người du kích đầy đủ vũ trang...) thì “Hòn Đất” vẫn là một tác phẩm thật đẹp, rực rỡ như bông hoa Sứ thắm tươi - tên người con gái huyền thoại của Hòn Đất.

***

Review Kẻ Lang Thang:

 

Không có cuộc chiến tranh nào là không ác liệt, nhưng khủng khiếp nhất, có lẽ, là nội chiến. Hòn Đất nói về một thời kỳ như thế, khi những người lính Việt Nam, dù là Việt Nam Cộng hoà hay Việt Nam Dân chủ cộng hoà, buộc phải giương súng bắn vào chính đồng bào của mình. Bằng giọng văn truyền cảm, nhà văn Anh Đức đã đưa người đọc tham gia vào một trận đánh có thật xảy ra tại Hòn Đất-Kiên Giang tháng 1 năm 1962. Đắm mình vào tác phẩm, khó ai có thể nén nổi xúc động trước những bi kịch và sự thảm khốc của chiến trường miền Nam giai đoạn 1960-1965.

Khi việc tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại là quá dễ dàng như hiện nay, thiết nghĩ, đôi khi cũng nên dừng lại để đọc một tác phẩm văn học Việt Nam như thế này, để cảm nhận, dù chỉ một phần nhỏ sự dữ dội của chiến tranh và trên hết, để trân trọng hoà bình của Tổ quốc.
 

Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Qua đây để thấy đó rất tốt ! Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm rợp mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị. Cuộc đời thật khốn nạn với tôi. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.. Đó quả là một lựa sáng suốt.”. Cứ nghĩ là dễ dàng.. Cảm thấy bất lực khi không thể làm được.Đọc tiếp

Đã lâu rồi mới có 1 cuốn sách làm mình vừa đọc vừa khóc như thế này. Khóc vì cảm phục tinh thần quyết tử của các anh du kích, khóc vì thương cho số phận của người dân trong thời chiến tranh loạn lạc, đặc biệt là khóc cho số phận của người phụ nữ Việt Nam, như mẹ Sáu, chị Sứ, Út Quyên, Cà Mỵ, Năm Nhớ, Thím Ba… những người phụ nữ thân yếu tay mềm nhưng tinh thần vô cùng bất khuất, thà chết chứ không bao giờ đầu hàng. Càng đọc truyện lại càng thấm tội ác tột cùng của tụi Mỹ-Diệm. Nó uống máu đồng bào ta, mỏ ruột moi bụng, cưỡng hiếp phụ nữ… Thật sự mình đã khóc khi chị Sứ và Đạt hi sinh, khi mẹ Sáu đau khổ vì mất con và khi trận chiến kết thúc, mọi người lại được đoàn tụ.

Thật sự thì đây là cuốn truyện vô cùng cảm động và rất đáng để đọc, ngoại trừ 2 điểm mình không hài lòng lắm. Thứ nhất là bìa quá mềm và dễ rách. Thứ 2 là tác giả nên thay thế những từ như “tôi, tụi tôi” thành ” tui, tụi tui”. Vì nếu đã viết theo phong cách miền Nam thì nên thống nhất kiểu xưng hô. Còn không nên gọi là “chúng tôi”, mỗi lần đọc “tụi tôi” nghe hơi buồn cười.

***

Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết "Hòn Đất" tại Hội Văn Nghệ Giải Phóng miền Nam đóng giữa những cánh rừng già thuộc Đông Nam Bộ vào cuối năm 1964. Sang đầu năm 1965 thì tôi viết xong. "Hòn Đất" gởi ra Hà Nội và Nhà xuất bản Văn Học xuất bản đầu tiên năm 1966, đồng thời ở miền Nam tác phẩm này cùng với tập truyện và bút ký "Bức thư Cà Mau" của tôi được tặng giải chính thức giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Tính đến nay, "Hòn Đất" ra mắt bạn đọc đã trên ba mươi năm và được tái bản tới lần thứ tám. Sách cũng đã được dịch và xuất bản nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Espéranto, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản... Ngày viết "Hòn Đất" tôi còn rất trẻ, mới hăm chín. Câu chuyện Hòn Đất là một câu chuyện về một trận đánh trong hàng ngàn trận đánh xảy ra trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn sau đồng khởi, Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt. Cuộc chống cự diễn ra trong hang Hòn Đất và ngoài xóm, trong thế chênh lệch: bên ta có mười mấy người bị vây trong hang với vũ khí thô sơ, cũ kỹ, còn phía Mỹ - ngụy gồm tới gần hai ngàn quân với vũ khí tối tân. Vì sao tôi đã chọn trận đánh có thật xảy ra tại Hòn Đất - Kiên Giang vào cuối 1962 đó để viết thành một tiểu thuyết có cùng tên với địa danh ấy?

Trước hết là do bản thân câu chuyện tựa như là cả miền Nam chiến đấu được thu nhỏ, có tính tiêu biểu - có khả năng từ cái tiêu biểu mà khái quát hóa, thể hiện ở các mặt: tinh thần quân dân đoàn kết chiến đấu bất khuất dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, vận dụng phối hợp ba mũi giáp công, lực lượng đôi bên chênh lệch, và điều quan trọng hơn cả là viết ra câu chuyện này như gióng lên tiếng chuông báo trước: chiến tranh đặc biệt nói riêng và chiến tranh xâm lược nói chung bất kể dưới hình thức nào do Mỹ tiến hành sẽ thất bại. Ngoài ra, về mặt dựng truyện, một yếu tố khiến tôi tin tưởng là ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng. Đó là chị Phan Thị Ràng, mà trong tiểu thuyết tôi đặt tên là Sứ. Việc có được và hình thành vun đắp ra được một nhân vật phụ nữ như thế, từ lâu trong đời viết của tôi luôn là niềm khao khát muốn khắc họa, và đó là sự quen thuộc, gần gũi như trước kia tôi đã từng khắc họa chị Tư Hậu trong "Một chuyện chép ở bệnh viện". Bởi lẽ đó, "Hòn Đất" là một tiểu thuyết viết về một cuộc chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái. Tôi đã rút ra từ nhiều mẫu người con gái miền Nam anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang để đúc lại thành một người. Đó là chị Sứ. Trong hơn ba mươi năm, tôi rất sung sướng về một chị Sứ trong Hòn Đất do tôi xây dựng nên từ một nguyên mẫu, đã trở thành nhân vật văn học đến cùng bạn đọc gần xa. Tôi hy vọng hình tượng chị Sứ sẽ sống lâu trong lòng bạn đọc, qua các thế hệ, nhất là đối với các em gái nhỏ sắp lớn lên thành những người con gái trên xứ sở xanh tươi yên bình của chúng ta hôm nay - đất nước đã thấm biết bao máu của những người cô người dì mình như Sứ. Giờ đây Hòn Đất vẫn còn đó. Trên đường đi từ Rạch Giá lên Hà Tiên, các bạn sẽ nhìn thấy trái núi xanh rì ấy mé tay trái, sát kề bên biển. Cách hang Hòn không xa là ngôi mộ chị Ràng, tức chị Sứ. Câu chuyện chiến đấu ác liệt ngày nào ở Hòn Đất đã qua lâu, nhưng chị Sứ vẫn còn. ở đó, bên vịnh biển Tây Tổ quốc ngày đêm sóng vỗ.

30 - 4 - 1998
Anh Đức

Mời các bạn đón đọc Hòn Đất của tác giả Anh Đức.

Giá bìa 79.000   

Giá bán

63.000 

Giá bìa 79.000   

Giá bán

63.000