DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Tiểu thuyết Herzog của tác giả Saul Bellow cho đến nay vẫn được coi là một trong những tiểu thuyết văn học vĩ đại nhất của nước Mỹ thời hậu chiến.

HERZOG, một học giả về chủ nghĩa lãng mạn, một người hầu như chỉ sống cùng các ý tưởng của mình, một người chồng tồi bị vợ bỏ, một người cha nghèo khổ, một đứa trẻ vô ơn, một người anh em xa cách, một người bạn ích kỷ, một công dân lãnh đạm và ở tuổi bốn mươi bảy, hôn nhân tan vỡ, công việc tan vỡ, anh mang nỗi u sầu đi tìm kiếm miền đất hứa, tìm lại sự cân bằng, và cứu rỗi. Cùng với kỹ thuật viết sáng tạo, Saul Bellow đã kể một câu chuyện đậm chất dí dỏm của người Do Thái, tính hài hước, cái bệnh hoạn, niềm đam mê tri thức cùng các giá trị đạo đức, và sự hăng hái với những tư tưởng tiến bộ. Ngày nay Herzog vẫn được coi là một trong những tiểu thuyết văn học vĩ đại nhất của nước Mỹ thời hậu chiến.
Tiểu thuyết Herzog được dịch giả Thiếu Khanh chuyển ngữ và được Tao Đàn xuất bản tháng 1/2019. 
***
“Herzog” là cuốn sách đã làm nên danh tiếng của Saul Bellow. Cuốn sách xuất bản năm 1964, khi ấy ông 49 tuổi. Ông đã được giới phê bình đánh giá cao từ cuốn tiểu thuyết đầu tay “Dangling Man” (1944) và vào năm 1954 đã giành giải National Book Award cho “The Adventures of Augie March”. Nhưng “Herzog” mới thực sự đưa ông trở thành một nhân vật của công chúng, một cây bút được cả ngoài giới mộ điệu văn chương biết đến – một “tác gia”.

Theo như lời Greg, con trai của Bellow, “Herzog” đánh dấu thời điểm mà “Saul trẻ” hóa “Saul già”. Mang danh tác gia – nghĩa là thành một gười truyền cảm hứng, đôi khi được thần tượng, đôi khi bị ghen tị, hoặc cả hai. Tên tuổi lọt vào các danh sách đề cử, quan điểm được trích dẫn. Với trường hợp của Bellow, ông lên đến đỉnh cao danh vọng trong lớp tác gia đương thời với 3 lần nhận giải National Book Awards, 1 giải Pulitzer và cuối cùng là Nobel Văn chương. Ông cũng bị lôi kéo vào các tranh cãi về chính trị, khác biệt thế hệ và chiến-tranh-văn-hóa mà khi còn trẻ, ông đã luôn cẩn thận né tránh. Bellow là người sắc bén, đọc nhiều, có óc quan sát và ông cũng tự nhận mình là người sỏi đời. Nhưng sau rốt ông vẫn là một tiểu thuyết gia, không phải một nhà báo xã luận – hay như ông nói, một chú chim chứ không phải một nhà điểu học.
***
Saul Bellow từng tự nhận, mình là một con mèo độc lai độc vãng (I was the cat who walked by himself). Nhưng sự thực phải nói đầy đủ hơn thì: ông là một con mèo thường xuyên ở trong thời kỳ động dục. Ông chỉ có 5 bà vợ chính thức, và hàng tá người tình. Người ta nhận xét về ông như sau: đẹp trai, quyến rũ, tài giỏi, khéo ăn nói, và nhiều bạn tình, quan trọng là các bạn tình của ông đều trẻ và đẹp. 74 tuổi ông còn cưới được cô vợ mới 31 tuổi là biết rồi đó. Saul Bellow bị bạn thân cướp mất vợ, nhưng bù lại ông cũng cướp bạn gái của bạn thân. Bạn thân ông chính là Nhà văn nổi tiếng Philip Roth. Vâng, các bạn đang nghĩ đúng rồi đó. Saul Bellow cướp bạn gái của Philip Roth. Chuyện vợ con gái gú của Saul Bellow không biết nói sao cho hết được. Kể các bạn nghe chơi vài cố sự trong cuộc đời ông mà thôi.
Chúng ta hãy bắt đầu bằng Herzog nha. Herzog được viết dựa trên nhiều tình tiết có thật đã xảy ra trong đời của Saul Bellow. Nhân tiện sách Herzog của Tao Đàn đã xuất bản và có bán tại đây https://goo.gl/CwSLJ4 nha.
Năm 1953, Saul Bellow nhận một công việc mới ở Bard College. Lúc này Saul Bellow đã ly thân với với người vợ đầu - Anita, và ngay anh đã cặp kè với một người bạn gái mới có cái tên Nga ngố đọc muốn trẹo lưỡi Sondra Tschacbasov, nên cô thường được gọi thân mật là Sasha. Sasha làm thư ký ở Partisan Review, và quan trọng là Sasha đẹp và cực kỳ hấp dẫn, đã thế lại còn trẻ hơn Saul Bellow 16 tuổi. (hi hi bạn nào đọc Herzog rồi hẳn đã mường tượng ra cô vợ Madeleine rồi đúng không?)
Tại Bard College, Saul Bellow chơi thân với một giáo sư văn học có tên là Jack Ludwig, người cũng đã có vợ rồi. Tay GS Ludwing này có mọi tính xấu của người Do Thái. Nhưng lại rất thần tượng Saul Bellow. Ludwing thường xuyên đi bách bộ cùng Saul Bellow, rồi khen ngợi, rồi ca ngợi các tác phẩm của Saul Bellow hết lời, nói chung thân thiết đến độ không bút nào tả xiết. (đến đây các bạn đã thấy nhân vật Valentine Gersbach xuất hiện rồi đúng không?)
Năm 1956, Saul Bellow kết hôn với Sasha, sau khi li dị xong người vợ đầu. Sasha sanh cho Saul Bellow một bé trai đặt tên là Adam. (đoạn này hơi khác trong truyện chút xíu nhỉ?) Và Saul Bellow nói với Sasha rằng: đứa bé là trách nhiệm của cô, ông đã quá già để chăm bẵm cho một đứa trẻ. Quả thật không oan khi sau này con trai của ông (ko phải Adam) viết một cuốn sách về bố mình chỉ để kể rằng: Saul Bellow, một nhà văn vĩ đại, nhưng là một ông bố tệ hại (Great author, terrible father).
Đến năm 1958 Saul Bellow được mời đến dạy ở ĐH Minnesota. (Chuyện diễn biến gần giống với Herzog rồi nè.) Saul Bellow khăng khăng một mực bảo nhà trường, đã nhận ổng rồi, phải nhận luôn cả anh bạn thân, GS văn chương, Jack Ludwig. Hoặc là nhận cả hai, hoặc là không ai cả. Mọi chuyện được thu xếp ổn thỏa, cả 2 cặp gia đình rồng rắn kéo nhau chuyển nhà lên Minneapolis.
Và giờ đây mẫu thuẫn giữa Saul Bellow và cô vợ hai Sasha bắt đầu lên cực điểm. Lý do là bởi không thỏa mãn được nhu cầu tình dục của nhau. (hi hi chuyện này Saul Bellow cũng có nói trong Herzog đó, ông có thổ lộ là nếu tuổi 40 mà mỗi tháng còn make love được 1 lần thì đó là thành công rồi, và chuyện “chưa đến chợ đã hết tiền” cũng được ông viết rất kỹ càng trong Herzog đó.) Lúc này anh bạn thân Jack Ludwing đóng vai trò hòa giải cho vợ chồng nhà Bellow, lắng nghe an ủi cả hai bên. Nhưng mọi việc có vẻ không thành công.
Một ngày mùa thu năm 1959, Sasha nói với Saul Bellow rằng cô sẽ rời xa ông. Không phải vì người thứ ba mà là bởi cô không yêu ông. Mọi thủ tục cho vụ li dị được tiến hành vào tháng 6/1960. (Vụ này cũng kha khá giống như trong Herzog, tình tiết cả hai bên cùng có một luật sư, rồi trong thời gian li dị, Saul Bellow bỏ đi châu Âu chơi, nói chung là y hệt nha.)
Tháng 11 năm 1960, Saul Bellow được một cô trông trẻ rất có lương tâm không nỡ nhìn cái sừng trên đầu ông mãi, nên bèn kể cho ông nghe việc anh bạn thân Ludwig đang ngủ với cô vợ Sasha của ông. Đất trời như sụp đổ, Saul Bellow đứng không vững vì cái sừng nó quá lớn. Hai sự phản bội đến trong phút chốc đã làm ông phát điên. Người ta kể lại, ông cũng về nhà vớ lấy khẩu súng giống y như nhân vật Herzog luôn. Cũng đúng thôi, hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh: vợ mình ngoại tình cùng bạn thân mình, trong khi mình xin việc cho bạn thân mình, tìm cho nó chỗ làm, đưa danh vọng đến cho nó, thì nó ngủ với vợ của mình, trong khi mình vẫn lải nhải tâm sự với nó về vấn đề “sinh lý nam”. Còn biết giấu cái sừng vào đâu nữa cơ chứ?
Saul Bellow trong cơn tuyệt vọng đã biến nó thành tiểu thuyết. và Herzog ra đời. Herzog giống như một cuốn tiểu thuyết báo thù bạn thân với vợ cũ. Nhưng may cũng được trời thương, sách Herzog vừa ra đời lập tức bán hết cả trăm ngàn bản ngay trong tuần đầu ra mắt. (chắc cũng nhiều đàn ông đồng cảm chịu chung cảnh ngộ đội nón xanh chăng?)
Đến đây anh bạn thân – giáo sư văn chương - Jack Ludwig lên tiếng bảo: “Ôi, Herzog là một cuốn sách rất được đấy bà con, nhưng đừng đọc nó như một cuốn tự truyện. Herzog là một bước đột phát lớn của anh chàng bị tôi cắm sừng, nhưng đằng sau nó là tâm thế của một gã đàn ông đang bước vào khủng hoảng tuổi trung niên, cùng sự phi lý của thân phận đàn ông.”
Lời kêu gọi của anh bạn thân của Saul Bellow đã thành công, không ai đề cập đến cơ sở tự truyện của cuốn sách Herzog cả. Và câu chuyện của Herzog bịa đặt hay một phần sự thật đã không còn ai quan tâm nữa, vì giá trị văn chương và sự khổng lồ của nó.
***

saul bellow(1915-2005)

Saul Bellow là nhà văn người Mỹ gốc Do Thái. Từ nhỏ ông đã đọc Shakespeare và các nhà văn thế kỉ XIX, nói thạo bốn ngoại ngữ và được dạy dỗ theo những truyền thống được ghi trong Kinh Cựu Ước. Saul Bellow là nhà văn được trao rất nhiều giải thưởng: giải Guggenheim năm 1948 cho tiểu thuyết The Victim; giải Pulitzer năm 1976 cho tiểu thuyết Humbold’s Gift, là người duy nhất ba lần giành Giải thưởng Quốc gia năm 1954 cho The Adventures of Augie March,cho Herzog năm 1964, Mr. Sammler’s Planet năm 1971. Năm 1976, Saul Bellow được trao giải Nobel Văn Chương vì những đóng góp lớn lao cho sự phát triển văn học Mỹ và thế giói bằng những tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc có ngôn ngữ và văn phong bậc thầy.

***

herzog

Dù mình có hóa rồ đi nữa thì mình cũng vẫn ổn thôi, Moses Herzog nghĩ.

Có người cho là anh bị hâm, có lúc chính anh cũng không biết mình có tỉnh táo hay không nữa. Nhưng lúc này, tuy vẫn còn hành xử khá kỳ quặc, anh cảm thấy tự tin, vui vẻ, minh mẫn, và khỏe mạnh. Trước đó anh như bị bỏ bùa, dở chứng viết thư cho tất thảy mọi người. Những lá thư ấy khuấy động anh đến nỗi từ hồi cuối tháng Sáu, anh mang theo chiếc va li đầy ắp giấy đi hết chỗ này sang chỗ khác. Anh đã mang chiếc va li này từ New York đến Martha’s Vineyard§, rồi lại rời bỏ nơi này để quay lại ngay tức khắc; hai ngày sau anh bay sang Chicago, rồi từ Chicago anh đến một ngôi làng ở phía tây Massachusetts. Ẩn mình ở vùng quê, anh viết liên miên bất tận, viết một cách cuồng nhiệt, cho các nhật báo, cho những nhân vật của công chúng, cho bạn bè người thân, sau đó là cho những người đã chết, cho những người chết vô danh mà anh biết, và cuối cùng là cho những người chết có tiếng tăm.

Bây giờ đang vào giữa mùa hè ở Berkshires. Herzog đơn độc trong ngôi nhà cũ rộng lớn. Vốn có thói quen ăn uống đặc biệt, giờ đây anh ăn bánh mì hiệu Silvercup đựng trong bao giấy, đậu đóng hộp, và phô mai Mỹ. Thỉnh thoảng, anh hái trái mâm xôi trong khu vườn cây cối um tùm, lơ đễnh nhấc những cành song mây đầy gai. Còn chuyện ngủ nghê thì anh nằm trên tấm nệm mà chẳng cần trải ga - đó là chiếc giường tân hôn của anh bị bỏ bê - hay ngủ trên võng, lấy áo khoác đắp lên. Cỏ đuôi chồn, châu chấu và những cây thích con trong vườn vây lấy anh. Khi anh mở mắt trong đêm, những ngôi sao gần gũi như những thực thể linh thiêng. Lửa cháy, dĩ nhiên, khí ga - khoáng chất, hơi nóng, nguyên tử, chỉ lên tiếng hùng hồn lúc 5 giờ sáng với người đàn ông nằm cuộn mình trong chiếc áo khoác trên võng.

Khi một ý mới nào đó nảy ra trong tâm trí, anh đi vào bếp, tổng hành dinh của anh, để ghi chép lại. Sơn trắng bong ra từ những bức tường gạch, thỉnh thoảng Herzog dùng tay áo lau phân chuột trên bàn, thản nhiên nghĩ ngợi tại sao bọn chuột đồng mê sáp và parafin đến thế. Chúng khoét lỗ vào những hòm chứa đồ khằng kín bằng parafin, chúng gặm những cây nến sinh nhật đến nỗi chỉ còn lại cái bấc. Một chú chuột nhắt moi vào gói bánh mì, để lại cái lỗ hình dạng thân nó qua các lát bánh! Herzog ăn nửa ổ bánh mì còn lại cùng với mứt. Anh cũng có thể chia phần ăn với những con chuột nhà.

Suốt thời gian đó anh vẫn dành một góc tâm trí mình mở ra với thế giới bên ngoài. Anh nghe tiếng quạ kêu vào buổi sáng. Giọng khàn khàn của chúng thật thú vị. Anh nghe chim hoét kêu vào lúc nhá nhem tối. Đêm thì có chim ụt. Khi anh đi dạo trong vườn, cao hứng với một lá thư trong đầu mình, anh nhìn hoa hồng quấn quanh ống máng hứng nước mưa, hay những trái dâu tằm - bầy chim đang làm tiệc trên cây dâu. Ban ngày thì nóng, buổi chiều tối thì bức bối và bụi bặm. Anh nhìn chăm chăm mọi thứ, nhưng cảm thấy mình mù dở.

Bạn anh, người bạn cũ Valentine, và vợ anh, người vợ cũ Madeleine, đã loan truyền tin đồn tinh thần anh đã suy sụp. Có đúng vậy không?

Anh đi vòng qua ngôi nhà trống trơn và nhìn thấy bóng khuôn mặt mình trên một khung cửa sổ mạng nhện giăng xám xịt. Trông anh thanh thản kỳ lạ. Một đường sáng chạy dài từ giữa trán qua chiếc mũi thẳng và đôi môi dày lặng lẽ.

Mời các bạn đón đọc Học Giả Herzog của tác giả Saul Bellow & Thiếu Khanh (dịch).

may-doc-sach
thi-tran-buon-tenh
tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000