DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Tác giả Ngộ Cẩn
Bộ sách
Thể loại Tâm lý tội phạm
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 10665
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Ngộ Cẩn Tâm Lý Tội Phạm Tiểu Thuyết Kinh Dị Trinh Thám Văn Học Phương Đông
Nguồn
akishop

Tuyệt vọng, sụp đổ, tự hủy hoại mình, tự vẫn…

Điều đáng sợ không phải ở chỗ chúng ta đã làm ra những việc này.

Mà ở chỗ chúng ta căn bản không biết tại sao mình lại làm như vậy.

Dùng tâm lý để phạm tội, dùng ý nghĩ để giết người.

Đó chính là sức mạnh đáng sợ của hành vi “ám thị giết người”.

Những người tự kết liễu cuộc đời mình vì sự ám thị của một ai đó… Rốt cuộc đây là một sức mạnh thần kỳ và khiến người ta kinh sợ tới mức nào? Nó gần như đã làm đảo lộn mọi khái niệm về tâm lý học và tâm lý học tội phạm thông thường, hóa ra cao thủ thực sự chỉ cần dùng mấy câu nói, mấy động tác là đã có thể giết người trong vô hình; hóa ra tinh thần chỉ cần đủ mạnh là có thể đưa người khác vào chỗ chết. Thế giới nội tâm của con người rốt cuộc phức tạp tới mức độ nào? E rằng so với vũ trụ mênh mang còn bao la rộng lớn và sâu thẳm khó lường hơn!

Đừng nói chuyện với cô ấy được xem là cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm “cân não nhất” trên văn đàn Trung Quốc. Những triết lý về phân tâm học của Sigmund Freud được tác giả vận dụng khá nhuần nhuyễn trong từng câu chữ, do đó, độc giả nhất định sẽ bị cuốn hút vào từng trang sách, sống cùng nhân vật với những cảm xúc hồi hộp, lo lắng và sợ hãi vô cùng ngoạn mục. Có thể nói, Đừng nói chuyện với cô ấy là một cuốn bách khoa toàn thư hữu ích cho người mới “nhập môn” thể loại tiểu thuyết trinh thám tâm lý tội phạm này.

Tuy nhiên, tất cả những tình tiết được đưa ra trong truyện chỉ là những ví dụ nho nhỏ hư cấu nhằm giải nghĩa một bộ phận triết lý trong phân tâm học, không mang tính xác thực và chỉ có nhiệm vụ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho tác phẩm. Thể theo nguyện vọng của đa số độc giả, Ban Biên tập xin được giữ nguyên các tình tiết và câu từ của tác giả, để bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về các lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.

***

Bữa tiệc tưng bừng của tâm lý học và những điều bí ẩn

Thường có độc giả hỏi tôi, tại sao lại viết ra một câu chuyện như Đừng nói chuyện với cô ấy ? Nguyên nhân viết ra câu chuyện này là gì? Tôi hường trả lời: “Tôi thích công việc viết lách, kiên trì nhiều năm, rốt cuộc đã viết ra được một tác phẩm không tệ, đây hẳn có thể tính là một lẽ thường tình. Còn về nguyên nhân... Không có nguyên nhân gì cả, viết ra một câu chuyện mà còn phải có nguyên nhân ư?”

Nhưng tỉ mỉ ngẫm lại, đó rõ ràng là một câu trả lời hết sức qua loa, bởi lẽ bất cứ việc gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Tôi trả lời là không có nguyên nhân có lẽ là vì tôi lười không muốn suy nghĩ quá nhiều về điều này, cũng có thể là tôi đã biết được nguyên nhân, vậy nhưng xuất phát từ một mục đích nào đó mà lại vô thức tiến hành che giấu hoặc là ngụy trang co những tin tức có liên quan. Bất kể ra sao, để có thể nhân thức rõ bản thân hơn, đồng thời cũng là để có thể mang tới cho các bạn độc giả đã đưa ra câu hỏi này một câu xác đáng, tôi quyết định nhìn thẳng vào nội tâm của bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân thực sự khiến tôi sáng tác ra Đừng nói chuyện với cô ấy.

Chuyện có lẽ phải bắt đầu nói từ lúc tôi còn nhỏ.

Phần lớn các gia đình trên thế gian này đều không thể coi là đầm ấm, còn tôi thì được sinh ra trong một gia đình có thể nói là rất không đầm ấm. Từ khi tôi bắt đầu hiểu chuyện thì cha mẹ đã ôm mộng làm giàu, không ngừng mang tiền đi đầu tư một cách mù quáng, để rồi nợ nần chồng chất, càng chất càng cao. Vì bận làm ăn, họ rất ít khi để tâm đến gia đình, sau khi về nhà thì chỉ toàn cãi nhau là đem tôi ra trút giận, hơn nữa còn thường xuyên nói chuyện về nợ nần mà chẳng chút kiêng dè. Từ nhỏ tôi đã hiểu được rằng cả cha lẫn mẹ đều là người không đáng tin cậy, do đó rất thiếu cảm giác an toàn, tích cách cũng vì vậy mà trở nên u uất.

Năm 2001, tôi từng thử tự sát hai lần, phương thức là dùng thuốc ngủ và cứa cổ tay. Đến khi thực sự làm rồi tôi mới phát hiện giết người không phải là một chuyện đơn giản, đặc biệt là khi giết chính bản thân mìn. Muốn chết mà không được, tôi dần dần biết cách kiên trì và nhẫn nại, đồng thời còn học được biện pháp tìm ra hi vọng trong sự tuyệt vọng.

Trong trạng thái tâm lý ấy, tôi gặp được một cô gái có cái tên là Cẩn, bạ cùng lớp của tôi. Giữa những năm tháng nụ tình chớm nở, cô gái ấy đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp trong trái tim tôi, trở thành nơi mà tôi thác gửi niềm hy vọng đối với cuộc sống. Nếu không có cô ấy, có lẽ tôi sớm đã sa ngã để rồi cuối cùng đi đến sự hủy diệt. Gặp được cô ấy có thể coi là một điểm nhấn trong sinh mệnh của tôi, đây chính là nguồn gốc của bút danh “Ngộ Cẩn”

Sự vô vọng và u uất trong hiện thực đã thúc ép tôi xây nên cho mình một thế giới tinh thần cực kỳ phong phú. Hồi nhỏ tôi rất thích khoa học tự nhiên, coi việc thăm dò nhữn điều bí ẩn trong vũ trị là mục tiêu cả đời mình. Chính quá trình tiếp xúc với ngành khoa học này đã hình thành nên địa vị chủ đạo của tính duy lý trong cách thức tư duy của tôi.

Sau khi thử tự sát hai lần mà đều thất bại, tôi bắt đầu suy nghĩ về sự phức tạp của đời người và thế giới. Đương nhiên tất cả đều mơ hồ. Năm 2002, tôi đọc được cuốn Trăm năm cô đơn trong nhà của một người bạn cùng lớp, thế rồi tức thì đắm chìm vào trong những con chữ tràn trề sắc sống của García Márquez cùng thế giới quan khiến người ta phải gật gù tán thưởng ông. Một năm sau đó, tôi như đói như khát đọc liền một mạch hơn mười bộ danh tác văn học của cả Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời bắt đầu thử sáng tác. Kể từ thời điểm đó, sáng tác đã trở thàn một điểm nhấn khác trong sinh mệnh của tôi. Trong quá trình không ngừng đọc và sáng tác, tôi bất ngờ phát hiện, ngoài những thiên thể xa xôi và huyền bím trong vũ trụ còn tồn tại rất nhiều bí ẩn khác, chẳng hạn như sự đổi thay và quy luật trong xã hội loài người, chẳng hạn như thế giới tâm lý phức tạp đến khó tả của từng cá thể nhân loại.

Cho dù đã nhận thức được điều này, nhưng trong một thời gian khá dài sau đó, tôi vẫn chưa thể tiếp xúc với các tri thức tâm lý học chuyên sâu. Tôi chỉ biết dựa vào sự tò mò và bản năng của mình để bắt đầu quan sát, tiếp xúc, phân tích, cuồi cùng thử khống chế hoạt động tâm lý của bản thân. Về sau tôi mới hiểu ra, đây chính là cái gọi là “phân tích bản ngã” mà Freud đã nó tới.

Tôi thích cảm giác phân tích bản ngã này, thế rồi càng ngày càng đào sâu vào nội tâm của bản thân, từ đó thu được rất nhiều kinh nghiệm phân tích tâm lý. Về sau khi tiếp xúc với tri thức về tâm lý học, đặc biệt là tri thức về phân tích tâm lý, tôi gần như là tự học thành tài, bởi lẽ những tri thức đó sớm đã trở thành một bộ phận trong sự trải nghiệm về tri giác của tôi.

Năm 2006, lần đầu tiên tôi đọc được cuốn Giải mộng, tuy rằng không hiểu lắm nhưng vẫn rất say mê. Cuốn sách đó đã mở ra cho tôi một cánh cửa rộng lớn về phân tâm học, tôi loạng choạng bước vào, thế rồi phải “bò” đi một cách khó khăn. Sau khi đi sâu nghiên cứu các cuốn sách như Phân tâm học nhập môn , Tôtem và Tabu, tôi bắt đầu thử học “chạy”. Nhưng đối với tôi của thời điểm đó, để có thể nắm vững được môn khoa học này thì cần có thêm một số kinh nghiệm thực tiễn nữa mới được.

Những kinh nghiệm này chẳng bao lâu sau khi đã bất ngờ đến với tôi. Mấy năm trước, khủng hoảng nợ nần của cha mẹ tôi rốt cuộc đã bùng nổ. Sau khi nhà tan cửa nát, tôi bắt buộc đối mặt với áp lực nặng nề từ xã hội. Trong những năm tháng đó, tôi đã tận mắt nhìn thấy mặt hiện mộc mạc nhất trong bản tính con người, cũng từng gặp phải những cái ác trần trụi nhất. Sau bao phen rèn luyện sống không bằng chết, tôi đương nhiên đã có được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới tâm lý của loài người. bây giờ ngẫm lại, bắt đầu từ khi đó, câu chuyện Đừng nói chuyện với cô ấy có lẽ đã nảy mầm trong lòng tôi rồi.

Đương nhiên, nguyên nhân trực tiếp khiến tôi viết ra câu chuyện này là tôi đã xem hai phần của bộ phim truyền hình Mỹ Breaking Bad [7], để rồi cho rằng mình cũng có thể viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học đi giết người.

Ban đầu tôi muốn viết về một vị Giáo sư dùng kiến thức vật lý, hóa học để giết người, vì tôi cũng rất có hứng thú với vật lý và hóa học. Nhưng sau phần mở đầu, tôi bỗng vô thức nảy ra một ý tưởng mới. Tôi vẫn còn nhớ rõ tình cảnh khi đó: Sau khi gõ chữ được đôi dòng, tôi đột nhiên sững người, hai tay rời khỏi bàn phím, hít sâu một hơi, sau đó mới lại đặt hai tay trở về. Hai giây sau, tôi xóa toàn bộ những gì đã viết, quyết định bắt đầu lại từ đầu, sau đó viết ra câu chuyện về một Giáo sư đại học lợi dụng những tác động tâm lý để giết chết người khác.

Đây chính là nguyên nhân cụ thể khiến tôi viết ra câu chuyện này.

Trong tác phẩm, ngoài những chi tiết đan xen và cô vàn điều bí ẩn thì còn có rất nhiều tri thức tuy sâu sắc nhưng dễ hiểu về tâm lý học, trong đó bao gồm cả một số quan điểm độc lập của người viết về hoạt động tâm lý của loài người. Nội dung trong truyện chủ yếu đề cập tới các phương diện như nguyên lý tâm lý học của hành vi ám thị, cơ chế tổn thương của tâm lý, sự luên quan và khả năng gây ảnh thưởng tới nhau của tâm lý và sinh lý, cơ chế tự bảo vệ của tâm lý, ý nghĩa của việc phát triển tâm lý tình dục đối với các sự kiện toàn tâm lý.

Nếu đã đọc phần mở đầu của cuốn sách này rồi, tin rằng bạn sẽ không kìm nén được mà đọc một mạch tới phần kết thúc.

Ngộ Cẩn

Ngày 24 tháng 4 năm 2015

***
[Review] Đừng nói chuyện với cô ấy – Ngộ Cẩn

Cuối cùng thì cũng đọc xong truyện này. Để giải tỏa tâm lí và thoát khỏi trạng thái bị nhấn chìm trong một tiểu thuyết trinh thám thì tôi quyết định viết một cái review (có spoil).

Thực ra thì tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu. Thông thường, tôi hay lải nhải về nội dung, sau đó là về nhân vật. Nhưng có lẽ tôi sẽ bình luận quyển trinh thám này theo một cách khác vậy.

Hiện giờ tôi vẫn đang ốm sấp mặt nên mọi thứ trong đầu vẫn không được rõ ràng cho lắm…

Trước hết là về cái trò giới thiệu của truyện. Nếu tôi nhớ không nhầm thì truyện do Amunbooks gì đó mua bản quyền, cái phần nêu sơ sơ nội dung cũng như bao truyện khác nên không thể nhận xét hơn thua. Tóm lại, ấn tượng là nội dung khiến người ta tò mò và “thèm”. Nhưng mà cũng khiến một đứa hay vớ phải bom xịt  như tôi băn khoăn. Cho nên là pass!

Cái hành trình mượn truyện của tôi khá gian nan. Đương nhiên là cuối cùng thì vẫn lên mạng đọc cho khỏe, nhưng mà vẫn thèm cái cảm giác ôm hai quyển ngồi trong chăn, vừa đọc vừa lau nước mũi. Việc bị ốm cũng không thành vấn đề luôn… Lan man một chút là đọc online hơi “khắm”, tôi đọc trên sstruyen và cái chỗ này gõ sai nhiều, hơi bực nhưng cái gì cũng có giá của nó.

Giờ thì vào nhận xét truyện đây. Trước khi tìm được bản full, tôi đã đọc được gần 2 chương trên cái trang wordpress của amun và còn đọc đi đọc lại khoảng 4 lần, sau đó thì thêm 2 lần đọc wattpad nhưng ra quá lâu nên tôi cũng cho nó chìm vào quên lãng luôn. Lúc nhìn bản full còn ngỡ là chúng nó vớ vẩn, nhưng mà có 47 trang trên đấy, chắc chắn không đùa và đúng là không đùa thật. Tôi thành công có truyện để đọc và quả thật cái cảm giác đọc lại hai chường đầu lần thứ 7 thật là thốn…

Tóm tắt nội dung: Phóng viên tờ Phổ Pháp, Trương Nhất Tân phụ trách phần chuyên mục của báo đến gặp tên tội phạm Diệp Thu Vi, là phụ nữ nhưng lại giết bao nhiêu mạng người bằng phương pháp ám thị. Đấy, đấy! Chỉ có thế thôi á? Đương nhiên là không, và tôi cũng rất vui vì không chỉ có thế. Giống như hồi lớp 9 say mê đọc “Đề thi đẫm máu”, mỗi ngày đọc một chút, chỉ sợ hết không có cái gì đọc, lần này tôi cũng chủ trương là một ngày sẽ đọc khoảng 2 đến 3 chương. Tôi còn nhớ rõ những nạn nhân của Diệp Thu Vi, đó là Thư Tình, Tạ Bác Văn, Đinh Tuấn Văn, Trần Hy, Vương Vĩ, Triệu Hải Thời, Hà Ngọc Bân… Ừm, còn ai nữa không biết nhỉ? Quá đau đầu nên không thể nhớ được… Nếu ai đó tìm kiếm review cho truyện này và đọc cái bài viết này của tôi đến dòng này thì xin cảm ơn vì bạn đã rất kiên nhẫn.

Nhưng mà bản thân tôi không nên spoil truyện nhỉ? Thôi thì kệ. Cái làm tôi ám ảnh chính là plot twist của truyện. Một nhân vật “tôi” chắc chắn không phải tầm thường, hơn nữa qua quá trình trò chuyện cùng Diệp Thu Vi, anh ta bộc lộ ra rất nhiều vấn đề, về tâm lí, về trí tuệ và khả năng phân tích tâm lí… Và rồi thì ra cái danh sách người chết ấy phần lớn là do anh ta gây ra, còn cô Diệp kia chỉ là thông đồng với tên họ Thang để đánh thức tâm lí của “tôi” mà thôi.

Tôi từng đọc một quy tắc khi viết trinh thám là đặt độc giả một cách công bằng. Nghĩa là tất cả manh mối, bằng chứng và n thứ khác độc giả có quyền biết, có quyền suy luận để tìm ra kẻ đứng sau. Nhưng mà tôi sợ nhất là mấy quyển trinh thám lách luật bằng cách dùng “tôi”. Rất hay! Tôi không thể nào cáu vì sao thằng nhân vật chính này biết ít thế. Nhưng cái truyện  này từ cái lúc “tôi” phát hiện chính mình là sát thủ tâm lí X, đã giết nhiều người và bị phân li nhân cách thì tôi hết chịu nổi. Well, không thể trách ai được nhỉ, ngay cả Trương Nhất Tân giết bao nhiêu người, nhân cách hỗn loạn một cái mà tội ác và sự hối hận cứ như có như không vậy.

Trương Nhất Tân, loạn luân với em gái “nuôi”, tự đổ lỗi cho một nhân cách khác trong anh ta. Rồi sau đó chứng kiến em gái bị làm nhục đến chết, anh ta lại rơi vào cái từa tựa như tiến hóa, nắm bắt tâm lí con người và thực hiện bao vụ giết người. Còn Diệp Thu Vi, cũng “tiến hóa”, cũng sử dụng khả năng của mình để giết người và tìm hiểu bí mật của vụ việc năm xưa. Nhưng không hiểu sao tôi lại đồng cảm với Diệp Thu Vi hơn gã kia. Có lẽ là do cái ánh mắt buồn, cái thở dài và phong cách tự tin kia. Nếu như họ Trương đạo mạo trong cái trạng thái sát thủ X thì Diệp Thu Vi lại khéo léo và sắc sảo, không hề sợ hãi. Suy cho cùng thì vẫn là Diệp Thu Vi cao tay hơn. Và tôi vẫn mong Trương Nhất Tân lẫn Diệp Thu Vi phải chịu sự trừng phạt thích đáng…

Không hiểu sao mà đoạn kết Diệp Thu Vi vẫn còn sống sau cái tin tự sát trong bệnh viện và Trương Nhất Tân thì bị mất hết kí ức. Hai người gặp nhau, nhưng tôi chả thích một chút nào. Tình cảm của Trương Nhất Tân đối với cô em gái nuôi Trương Minh Khê đã làm tôi cảm thấy khó chịu, thế mà đoạn kết lại chứng kiến cảnh anh ta gặp lại Diệp Thu Vi trong một thứ cảm giác mơ hồ như vậy. Chả có lẽ người đáng thương, đáng đồng cảm nhất truyện lại là vợ của anh Trương này à?

Ok, cuối cùng vẫn phải gửi một lời khen cho truyện. Đó là nó cho tôi rất nhiều kiến thức, đại loại như là mặc cảm Oedipus, chứng OCD, một vài loại hóa chất độc,… Hơn nữa nó làm tôi muốn đọc ngay cuốn “Giải mộng” và “Vẻ đẹp của tiềm thức”… Nhìn chung vẫn là một quyển sách (hai quyển) đáng đọc.

P/s: Ngày hôm trước làm test trầm cảm, 15 điểm, rơi vào trầm cảm vừa. Và bản thân tôi giờ vẫn chưa thoát khỏi cái trạng thái này. Nhưng có lẽ đỡ hơn rồi. Như một cách hay ho, đọc mấy quyển sách có những cái liên quan đến tâm lí lại giúp bản thân tự hiểu vấn đề riêng.

À thôi, dừng ở đây thôi.

Mời các bạn đón đọc Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy của tác giả Ngộ Cẩn.

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

<span class="cm-reload-40910 old_price_update" id="old_price_update_40910"> <input type="hidden" name="appearance[show_price_values]" value="1" /> <input type="hidden" name="appearance[show_old_price]" value="1" /> <span class="list-price" id="line_list_price_40910"><span class="list-price-label">Giá bìa</span> <span class="strike"><span id="sec_list_price_40910" class="list-price nowrap">100.000</span> <span class="list-price nowrap">₫</span></span></span> </span>   <p class="actual-price"><span class="price-lable">Giá bán</span> <meta itemprop="priceCurrency" content="VND" /> <div itemprop="price" class="float-right"> <span class="cm-reload-40910 price-update" id="price_update_40910"> <input type="hidden" name="appearance[show_price_values]" value="1" /> <input type="hidden" name="appearance[show_price]" value="1" /> <span class="price" id="line_discounted_price_40910"> <span id="sec_discounted_price_40910" class="price-num">49.000</span> <span class="price-num">₫</span></span> <!--price_update_40910--></span> </div> <link itemprop="availability" href="http://schema.org/InStock"/> </p>