DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung

Với những người hâm mộ của DOTA 2 và các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa 2 sản phẩm trí tuệ này.

Với những người hâm mộ của DOTA 2 và các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa 2 sản phẩm trí tuệ này.

Thoạt nghe có vẻ không liên quan, tuy nhiên với những người hâm mộ của DOTA 2 và các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa 2 sản phẩm trí tuệ này. Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày sinh của nhà văn Kim Dung (10/3/1924), hãy cùng GameK làm một vài so sánh thú vị, để xem DOTA 2 sẽ ra sao dưới góc nhìn của các tiểu thuyết kiếm hiệp.

1) Juggernaut “Omnislash” – Độc cô cửu kiếm

Trong thế giới kiếm hiệp của Kim Dung, Độc Cô Cửu Kiếm là một trong những bộ kiếm pháp nổi tiếng và được nhiều người yêu thích nhất. Về nguồn gốc ra đời, nó được sáng tạo bởi Độc Cô Cầu Bại, một nhân vật chưa từng xuất hiện trực tiếp trong các trang viết của Kim Dung.

Ngoài Độc Cô Cầu Bại, chỉ có hai nhân vật khác thành thạo Độc Cô Cửu Kiếm là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung (đều trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ). Độc Cô Cửu Kiếm gồm 9 thức, tất cả đều có tác dụng để phá chiêu thức của đối phương. Một điểm đặc biệt của môn kiếm pháp này là nó không có chiêu số cụ thể, người sử dụng có thể tùy biến để đạt được hiệu quả cao nhất.

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
 

Tương tự Độc Cô Cửu Kiếm, Ultimate Omnislash của Juggernaut cũng là kỹ năng sử dụng kiếm được yêu thích nhất trong DOTA 2. Ngoài tạo hình chiêu thức đẹp mắt như mây trôi nước chảy, Omnislash còn vô cùng lợi hại với khả năng tạo sát thương vật cực kỳ lớn. Nếu ăn trọn lượng damage của Omnislash, khó hero nào có thể sống sót khi đối mặt với Juggernaunt.

Thêm một điểm giống nhau giữa Độc Cô Cửu Kiếm và Omnislash chính là con số 9. Trong khi ĐCCK xuất phát từ 9 thức căn bản thì sức mạnh của Omnislash cũng là 9 phát kiếm (có thể nâng cấp lên 12 khi có gậy xanh).

2) Pugna “Life Drain” – Hấp tinh đại pháp

Theo mô tả của Kim Dung, Hấp Tinh Đại Pháp là một môn võ công vô cùng tà đạo. Nó hoạt động chủ yếu dựa vào việc hút sinh lực và nội công của kẻ thù để làm tăng sức mạnh của bản thân. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân của Hấp Tinh Đại Pháp sẽ mất mạng vì kiệt sức. Những cao thủ nổi tiếng với Hấp Tinh Đại Pháp gồm có: Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành (Tiếu ngạo giang hồ), Đoàn Dự (Thiên long bát bộ).

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
 

Xét về độ tà đạo, Life Drain của Pugna cũng không kém cạnh là bao so với Hấp Tinh Đại Pháp. Với khả năng hút máu vô cùng khó chịu (đặc biệt là khi có gậy xanh), mọi kẻ địch đều phải e ngại khi đối mặt với Pugna. Ở một vài phiên bản gần đây, “ếch băng” đã nerf bớt độ tà đạo của Pugna bằng cách cho phép Life Drain có thể truyền màu cho đồng đội.

3) Lion “Finger of Death” – Nhất dương chỉ

Nhìn một cách tổng thể, từ việc xuất chiêu thức bằng ngón tay trỏ cho đến sức mạnh kinh hồn mà chúng tạo ra, Finger of Death và Nhất Dương Chỉ có quá nhiều điểm giống nhau. Thậm chí, nếu nói Finger of Death là Nhất Dương Chỉ phiên bản DOTA 2 thì cũng không hề sai.

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
 

4) Huskar “Life Break + Berserker’s Blood” – Thất Thương Quyền

Trong Ỷ thiên đồ long ký, Thất Thương Quyền được miêu tả là một môn võ công vô cùng lợi hại của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Đặc điểm của Thất Thương Quyền là phải tự làm tổn thương bản thân để gia tăng thêm sức mạnh khi chiến đấu.

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
 

Giống như Thất Thương Quyền, bộ kỹ năng “Life Break” và “Berserker’s Blood” của Huskar cũng có cơ chế tương tự. Trong khi Life Beark khiến cho bản thân và đối phương cùng bị thương thì Berserker’s Blood lại biến Huska trở thành một con quái vật thực sự với tốc độ đánh “điên loạn” và khả năng kháng phép gần như tuyệt đối.

5) Queen of Pain “Sonic Wave” – Sư tử hống

Thêm một môn tuyệt kỹ nữa của Tạ Tốn xuất hiện trong danh sách này chính là Sư Tử Hống. Đây là môn võ công xuất phát từ chúa Thiếu Lâm, nó được thi triển bằng cách vận nội lực lên cuống họng rồi phát tác ra ngoài. Trong đại hội đoạt Đồ Long đao, Tạ Tốn đã sử dụng môn võ công này để giết chết tất cả những người có mặt, chỉ ngoại trừ vợ chống Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn (bố mẹ của Trương Vô Kỵ).

DOTA 2 dưới góc nhìn của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
 

Sonic Wave của Queen of Pain cũng hoạt động theo nguyên lý sử dụng tiếng hét để tiêu diệt kẻ thủ trên một phạm vi rộng. Khi lên được gậy xanh, cooldown của Sonic Wave được giảm xuống chỉ còn 40s với lượng sát thương tối đa 555 (pure damage).

6) Windranger “Windrun” – Lăng ba vi bộ

Lăng Ba Vi Bộ được Kim Dung nhắc tới trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ với nhân vật Đoàn Dự. Đây là một bộ pháp sử dụng trong chiến đấu để gia tăng tốc độ của bản thân và khiến cho kẻ thù khó đánh trúng.

Trong thế giới DOTA 2, tuy chưa phải là kỹ năng tăng tốc chạy nhiều nhất nhưng với khả năng tránh né 100% sát thương vật lý, Windrun chính là kỹ năng gần giống nhất so với Lăng Ba Vi Bộ.

Nguồn: gamek.vn


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000