DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop

Tập « Đăng-Khoa-Lục-Sưu-Giảng » này do một vị Thượng-Thư triều Lê là Trần-Tiến biên soạn nói về căn bản của sự đỗ đạt, và thuật lại, để dẫn chứng, những mẫu chuyện vắn, nhấn-mạnh về phần đạo-đức, những chuyện đã thấy rõ trong mùa thi cử của thời xưa.

Ngoài một vài điểm khuyết-nghi bởi sự truyền khẩu, không có minh văn, cuốn « Đăng-Khoa-Lục-Sưu-Giảng » là một cuốn sách có tính cách triết-lý do người xưa đã dựa theo ĐẠO, ĐỨC mà viết ra để răn đời.

Chẳng những cuốn sách đó, đã có công dụng đặc biệt là trừng thanh, khuyến thiện (khuyên răn những ai chớ cậy có tài mà làm những điều trái với lương-tâm) phải nên gắng sức luyện chí, luôn luôn trông vào Đức và Hạnh, lại còn là một phương-trâm xử-thế dành riêng cho các anh, chị, em học-sinh trong hiện-đại.

Thực vậy ; vì gần đây trong giới nam, nữ học-sinh ; có một số anh, chị, em đã có một ngộ-nhận trong sự thi rớt ; mà oán than, toan làm uổng phí cả một thời xuân, nên cuốn sách này được đem phiên dịch và đưa lên khung ấn-loát, tưởng không phải là vô ích vậy.

Còn nói về phương-diện văn-chương thì : « Nhân tài như bách hoa » đủ các màu sắc. Sự ưa thích từng màu, là do ý riêng của mỗi người. Trong địa-hạt tư tưởng, thường thấy có chỗ dị đồng. Cuốn truyện Thúy-Kiều của Nguyễn-Du, cuốn Le Cid của Corneille, có người cho là hay, có người cho là dở, là lẽ rất thường.

Lòng thị hiếu của người tuy có khác, nhưng bất luận ở Thời-đại nào, ở xã-hội nào, cuốn sách này vẫn có một giá-trị đặc-biệt đối với Quý-vị Độc-giả muốn thưởng thức cái tinh-hoa của Hán-học và khảo cứu cách xử-thế theo tinh thần Đạo đức và Luân-lý của các bậc Hiền-triết thời xưa.

Vả chăng, những sự trừng thanh, khuyến thiện, duy trì đạo lý, đương được khuyến khích, thì cuốn sách này, có thể ví như ngọn đèn soi sáng, chỉ đường dẫn lối, giúp cho những ai muốn hướng về điều THIỆN.

Đó là mục đích duy nhất của cuốn sách này vậy.

Saigon, ngày trùng cửu năm Nhâm-Dần.

(Tháng 10 năm 1962)

Dịch-giả Đạm-Nguyên

***

TẬP ĐĂNG-KHOA-LỤC-SƯU-GIẢNG 登科錄搜講

Tên Sách là « SƯU-GIẢNG » 1 thủ nghĩa gì ? Có nghĩa là : « sự việc tuy ở trong vòng kín đáo, tế-vi, nhưng chính là căn bản của sự thi đỗ », (Đăng Khoa), nên không thể không sưu tầm đến nguồn gốc được. Việc kể ra đây, là để khuyên răn người tương lai, nên không thể không giảng giải ra được.

Tôi nghĩ : Phú quý là điều người ta ham muốn nhất, mà trong vòng phú quý thì khoa danh là trọng hơn cả. Lòng mong muốn của người ta là khoa danh. Trong khoa danh thì nối đời là khó, cho nên người đời mong muốn, tức là việc quý báu của trời đất. Họa và phúc không biết cửa nào mà tìm, mà Trời đất có dành riêng cho ai đâu ?

Thiên hạ biết bao người, (những người theo về nghề thi cử cũng không ít), có người thi đỗ, có người đỗ rồi ra làm quan giỏi giang, có người sự nghiệp tầm thường, có người được trọn đời vinh hiển, có người lại không được lệnh chung (bất đắc kỳ tử) có người thọ, có người yểu 2 ; có nhà đỗ đạt chỉ một hai đời, có nhà đỗ đạt liên tiếp đến ngoại hai mươi đời ; có người đỗ sớm từ 17, 18 tuổi ; Người được hoàn toàn, người bị thiếu thốn, không đều nhau, đó có phải là tự nhiên mà sinh ra thế đâu ?

Theo luật thừa trừ của Tạo-Hóa thì hoặc cho hưởng phúc, hay không cho, đó tất phải có thế nào mới nên nỗi thế ? Có 2 thuyết sau đây :

Cùng là loài cây, mà cây có gốc sâu, thì lá mới tốt, cùng là cái chuông, mà chuông có sức lớn thì tiếng mới vang. Vật đều thế cả, huống chi là người.

Kinh Dịch có câu : 積善之家必有餘慶 « Tích thiện chi gia tất hữu dư khương ». (Nghĩa là nhà nào tích lũy được nhiều thiện, ắt là có phúc để lại về sau). Vua Tống Nhân-Tôn cũng nói : « Phàm người bề tôi nào đã có khoa danh, hưởng phúc lộc, tất nhiên cha mẹ đã tích đức ». (Câu này xuất xứ ở Uyên-Giám). Hãy coi việc Thám-Hoa giáng sinh, (trong truyện Công-Dư-Tiệp-Ký) và coi các điều chép ở Đan-quế-Tịch 3, thì sẽ thấy sự cảm-ứng giữa trời và người, không phải là ngoa-truyền.

Thế cho nên, nhà nào đời trước có nhiều âm-đức thì sau con cháu tất được hiển vinh. Đường khoa-danh, toàn hay không toàn, bền lâu hay ngắn ngủi, cũng đều tùy theo âm-đức dầy hay mỏng…

Vậy thì bảo nguồn gốc khoa cử là ở Thế-Trạch 4, là một thuyết.

Khoa danh rất trọng, nên phải căn cứ vào phúc-ấm của đời trước. Nhưng cũng phải người có hạnh nghĩa có thể đáng được khoa danh ấy thì Hoàng-Thiên mới giao phó cho.

Kinh thi có câu : 瑟彼玉鑽黄流在中愷悌君子福綠降 « Sắt bĩ ngọc toàn, hoàng lưu lại trung, khởi dễ quân-tử, phúc lộc du giáng » 5. Chén ngọc mịn màng trong đựng rượu vàng, (rượu quí) cũng ví như người quân-tử có đức trung hậu, phần được hưởng phúc lộc của trời dành cho 6. Rượu vàng là thứ rượu quí, pha uất kim ; chén ngọc là vật quí, để đựng rượu quí 7. Là ý nói : lộc chỉ cho người có đức, mà phúc thì không đến kẻ gian tà. Hãy xem câu chuyện truyền-lô (Xướng danh) của Tiến-Sĩ họ Lưu (Trong truyện Công-Dư Tiệp-Ký), và xem trong Đan-Quế-Tịch đã chép, thì thấy giữa trời và người có cảm-ứng, không sai.

Bởi thế trước lúc thi, trên Thiên-Đình đã cân nhắc đức-trạch đời trước của từng nhà, và hạnh-kiểm của từng người, rồi mới tùy theo phúc-trạch dày hay mỏng, mà cho đỗ-đạt hay không, gián hoặc cũng có những người hạnh kiểm khuy-khuyết (xút kém) mà cũng được đỗ đạt, đó tất nhiên là nhờ ở đức-trạch của tiền-nhân người ta rất dày ; ngoài ra còn phải giữ gìn hạnh kiểm cho chính đính, rồi mới có thể nói đến đỗ đạt được. Vậy hạnh-kiểm của chính bản-thân cần phải có là một thuyết nữa.

Thế thì nên phải lo sợ, không liên lụy đến âm-đức, mới có thể dành cho con cháu về sau được.

Ai chả mong thân mình được hiển vinh. Theo thuyết đức-hạnh, thì mình tất phải lo lắng sợ làm dơ bẩn hạnh kiểm, mới có thể tính đến việc vin bẻ cành Đan-Quế trên cung-trăng.

Ta suy xét kỹ thì thấy khoa danh phải đâu chuyện dễ. Nhân thế mới đem những điều đã được mắt thấy tai nghe ; rồi đem Đăng-Khoa-Lục ra mà tìm tòi, giảng giải, chưa được một phần trăm, nhưng cũng tùy biết được thế nào thì ghi chép thế, và phụ thêm ý kiến của mình, ngõ hầu làm cho di tích của các bậc tiền-bối không bị mai một ; và cho lũ con cháu có chỗ khảo xét ; để khỏi phải dạy bằng miệng đó thôi, đâu dám nói đến chuyện dạy người.

Theo sách Công-Dư Tiệp-Ký : sách này do Ông TRẦN-TIẾN, Thượng-Thư đời Lê-Hiến-Tôn, làm ra.

LÊ HIẾN-TÔN TRIỀU

Thượng-Thư Trần-Tiến 8 biên-soạn

Mời các bạn đón đọc Đăng Khoa Lục Sưu Giảng của tác giả Trần Tiến.

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

<span class="cm-reload-40910 old_price_update" id="old_price_update_40910"> <input type="hidden" name="appearance[show_price_values]" value="1" /> <input type="hidden" name="appearance[show_old_price]" value="1" /> <span class="list-price" id="line_list_price_40910"><span class="list-price-label">Giá bìa</span> <span class="strike"><span id="sec_list_price_40910" class="list-price nowrap">100.000</span> <span class="list-price nowrap">₫</span></span></span> </span>   <p class="actual-price"><span class="price-lable">Giá bán</span> <meta itemprop="priceCurrency" content="VND" /> <div itemprop="price" class="float-right"> <span class="cm-reload-40910 price-update" id="price_update_40910"> <input type="hidden" name="appearance[show_price_values]" value="1" /> <input type="hidden" name="appearance[show_price]" value="1" /> <span class="price" id="line_discounted_price_40910"> <span id="sec_discounted_price_40910" class="price-num">49.000</span> <span class="price-num">₫</span></span> <!--price_update_40910--></span> </div> <link itemprop="availability" href="http://schema.org/InStock"/> </p>