Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai do dịch giả Trần Đình Hiến thực hiện sau "Báu vật của đời". Ông đang theo đuổi một loạt truyện của nhà văn hiện đại Trung Quốc Mạc Ngôn. Dưới đây là cuộc trao đổi của ông với báo giới.
Đàn hương hình là bộ tiểu thuyết lịch sử được Mạc Ngôn viết trong suốt 5 năm, từ 1996 đến 2001. Tác phẩm được phát triển trên một vở hý kịch cùng tên gồm 9 cảnh vốn có từ thời cuối Thanh và đầu Trung Hoa Dân quốc. Tác phẩm có một kết cấu khá lạ với 3 phần: Đầu phụng, bụng heo và đuôi beo. Một kết cấu và phương thức mà nói như chính tác giả trong phần viết thêm là: "Mỗi chương của phần đầu phụng và đuôi beo đều dùng phương thức nhân vật tự thuật. Phần bụng heo, bề ngoài tưởng như từ một góc độ nào đó nhìn vào mà viết, thực ra là ghi lại phương thức truyền miệng trong dân gian và phương thức ca vịnh để thuật lại một thời kỳ lịch sử có tính truyền kỳ.
Đàn hương là một loại gỗ rất cứng, được dùng để làm kiếm. Giết người bằng kiếm đàn hương có thể nói là một trong những hình thức man rợ và tàn khốc nhất từng được biết đến trong lịch sử Trung Quốc. Người ta đã luồn kiếm ngược từ hậu môn ra đến đằng miệng phạm nhân. Đây chính là hình phạt đã được áp dụng cho nhân vật chính của tác phẩm là Tôn Bính - một ông bầu của gánh hát Miêu Xoang nổi tiếng trong vùng, đồng thời là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân vùng Cao Mật chống lại sự đàn áp của phát xít Đức vào năm 1900, khi chúng làm đường sắt xuyên qua vùng này. Ngoài hình phạt dã man nói trên, còn 3 cái án tàn khốc khác, do phát xít Đức và tên tay sai phản động của triều đình Mãn Thanh là Viên Thế Khải thực hiện.
***
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật tỉnh Sơn Đông. Là tác giả tạo nên cơn sốt văn học Trung Quốc tại Việt Nam thông qua một loạt các tiểu thuyết được chuyển ngữ và xuất bản từ thập kỷ trước như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận… Mạc Ngôn đã để lại dấn ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi tài năng văn chương không thể phủ nhận. Giải thưởng Nobel Văn học năm 2012 một lần nữa khẳng định địa vị quan trọng của Mạc Ngôn trong nền văn học thế kỷ 20 của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Tác phẩm chính
Khác
Ma chiến hữu, nguyên tác: Chiến hữu trùng phùng (战友重逢), (2004), một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979.
Giải thưởng
- Giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc, tháng 12/1995 cho truyện "Báu vật của đời".
- Giải Mao Thuẫn cho tác phẩm Đàn hương hình
- Giải Nobel Văn học năm 2012.
***
Mi Nương, Mi Nương, nàng cho ta những phút mê hồn… Nàng lõa lồ ngọc thể, đầu đội tấm da mèo nhỏ, lăn đi lăn lại trên giường ta, lăn tới lăn lui trên người ta. Nàng vuốt một cái, khuôn mặt lập tức biến thành mặt mèo xinh xinh, hiếu động. Qua cơ thể nàng, ta nhận ra rằng, trên đời này không động vật nào mềm mại bằng giống mèo… Lưỡi hồng hồng liếm khắp người ta, cho ta lên tiên cho ta chết ngột… Ta chỉ muốn ngậm nàng trong miệng…
Nghĩa miêu mặc áo miêu rộng thùng thình, trong tiếng thanh la tiếng trống, chạy ra sân khấu như một trận cuồng phong, thổi dạt màn đêm phong tình về phía sau. Anh ta nhón chân lượn mấy vòng rất đẹp, rồi ngồi xệp giữa sân diễn, cất giọng tự bạch:
Mỗ đây Miêu chủ Tôn Bính, thuở thiếu thời đã học Miêu Xoang, cùng gánh hát đi khắp bốn phương. Mỗ hát đại hí bốn mươi tám xuất, sắm đủ các vai khanh tướng đế vương. Vào tuổi trung niên, mỗ chót nói ngông, đắc tội quan huyện Cao Mật. Quan huyện cải trang đạo tặc, vặt râu mỗ một sợi không còn, hủy luôn cả duyên nợ với Miêu Xoang! Mỗ bàn giao gánh hát cho người khác, trở lại quê nhà mở quán bán trà. Vợ mỗ Đào Hồng cá lặn chim sa tính tình hiền thục, sinh hạ hai con như vàng như ngọc. Đáng giận thay, bọn Tây xâm nhập Trung Hoa, làm đường sắt phá tan phong thủy. Càng căm bọn Hán gian cáo mượn oai hùm, gây tai họa gieo họa cho dân làng. Vợ mỗ bị giặc bờm xơm trên chợ, tai ương từ đó chụp lên đầu. Mỗ đau đau đau từng khúc ruột, mỗ hận hận hận vỡ tim gan..
...
Mời các bạn đón đọc
Đàn Hương Hình của tác giả
Mạc Ngôn.