DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Cuộc giằng co không hồi kết giữa chiến tranh và tiền tệ

Để có tiền lo liệu chiến phí, chính phủ sẵn sàng bắt tay với các tài phiệt trong giới ngân hàng. Đó là sự hợp tác hoàn hảo, đôi bên cùng có lợi.


Tiền tệ và sức mạnh vô song của nó không chỉ chi phối các doanh nhân và khiến các tập đoàn lớn lao đao. Cuộc chiến kim tiền giống như một “bàn tay vô hình” chi phối chính trường. Điều gì ẩn sau sự chi phối quyền lực chính trị đó? Câu trả lời được Song Hongbing (Tống Hồng Binh) đề cập trong cuốn Chiến tranh tiền tệ - Sự thống trị của quyền lực tài chính.
 

Câu chuyện từ quá khứ: Đằng sau sự kết thúc đường đột của một cuộc chiến

Ngày 3 tháng 7 năm 1866, Quân đội Phổ và Áo giao chiến với nhau tại làng Sadova. Trận chiến này mang lại cho quân Phổ thắng lợi quyết định trong cả cuộc chiến tranh. Mười ngày sau đó, quân Phổ đã tiến sát tới thủ đô Vienna của Áo, công chiếm pháo đài Froslov chỉ cách Vienna 6 km, như vậy việc chiếm Vienna, chinh phục Áo đã nằm trong tầm tay.


Lúc này bỗng xảy ra một chuyện kì lạ, mặc cho sự phản đối của vua Phổ Wilhelm I cùng tổng tham mưu trưởng Moltke, Thủ tướng Bismarck nhất mực yêu cầu từ bỏ việc công chiếm thành Vienna mà chỉ muốn tranh thủ những lợi thế hiện có, nhanh chóng kí kết điều ước đình chiến với Áo. Bismarck thậm chí còn đe dọa từ chức thủ tướng và nhảy lầu tự sát, nếu mong muốn của ông không được đáp ứng.

Cuoc giang co khong hoi ket giua chien tranh va tien te hinh anh 1
Tập 2 của cuốn sách Chiến tranh tiền tệ - Sự thống trị của quyền lực tài chính. Ảnh: Bachviet Books.


Cuối cùng thì Phổ cũng kí với Áo một bản hiệp ước đình chiến khá nhẹ nhàng. Họ không yêu cầu Áo cắt đất, bồi thường chiến phí cũng rất nhẹ nhàng. Hiệp ước chủ yếu buộc nước Áo phải rút ra khỏi Liên bang Đức (hay còn gọi là Liên minh các quốc gia Đức). Đây rõ ràng là một bản Hiệp ước kỳ lạ, nếu so sánh với thực tế chiến trường khi ấy, cũng như những điều khoản mà nước Pháp phải gánh chịu sau thất bại chiến tranh Pháp - Phổ sau đó 5 năm.


Kể từ khi lên năm chức vụ thủ tướng Phổ năm 1862, Bismarck luôn mong muốn hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước Đức. Song hành với ước mơ của Bismarck là sự hiện và ủng hộ của những gia tộc ngân hàng tại Đức như Breslauer, Oppenheimer hay là gia tộc ngân hàng quốc tế đình đám Rothschild.


Cốt lõi của giấc mơ thống nhất nước Đức là việc tăng cường sức mạnh quân đội chính quy. Để tăng cường sức mạnh quân đội Phổ, Bismarck cùng vua Wilhem I liên tục trình lên Quốc hội Phổ dự luật cải cách quân sự. Thế nhưng dự luật này liên tục bị Quốc hội phản đối.

Cuoc giang co khong hoi ket giua chien tranh va tien te hinh anh 2
Đồng mark mất giá và cuộc lạm phát kinh hoàng trong lịch sử nước Đức.  Ảnh: Trithucvn.com. 


Nguyên nhân chính là do Quốc Hội kiên quyết phản đối chính sách đối nội và đối ngoại của ông, hoàn toàn không cấp kinh phí để ông có thể thực hiện những bước đi tiếp the. Hy vọng duy nhất của Bismarck là bỏ qua sự khống chế đối với dự toán ngân sách của Quốc hội và tiến hành các tiếp cận khác để tài trợ chiến tranh. Ông đã tìm tới sự tài trợ tài chính của các ngân hàng.


Những nỗ lực của Bismarck đã được đền đáp. Cuối cùng vào tháng 3 năm 1864, ông nhận được khoản tài trợ chiến tranh với mức lãi suất suất 4,5 %, từ gia tộc Rothschild. Về phần mình, gia tộc Rothschild cũng nhận được khoản phí đại diện tài trợ hậu hĩnh.

Đến tháng 4 năm 1864, chiến tranh Phổ - Đan Mạch kết thúc thì Bismarck cũng nhận ra được tầm quan trọng của tiền bạc. Chi phí cho cuộc chiến tổng cộng 22,5 triệu taylor ( đơn vị tiền tệ của Phổ khi ấy). Toàn bộ thặng dư tài chính cùng vốn tài trợ huy động được của chính phủ Phổ đã cạn kiệt.

Từ năm 1864 đến năm 1866, Bismarck cố gắng hết sức để làm hai việc: dốc sức kiếm từng xu nhằm giúp Phổ chuẩn bị cho chiến tranh và làm mọi cách để ngăn Áo huy động vốn trên thị trường tài chính châu Âu. Ai cũng hiểu rằng, kết cục cuộc chiến bị chi phối từ sức mạnh huy động tài chính của hai quốc gia.
 

Sức mạnh tài chính trong dòng chảy của lịch sử

Dõi theo từng trang sách, Song Hongbing đưa độc giả đi vòng quanh thế giới. Từ Âu sang Á, ở bất cứ quốc gia nào, chúng ta cũng thấy được mối liên hệ mật thiết giữa: chính trị - quân sự - tiền tệ. Trước, trong và sau chiến tranh, chính phủ đều cần tiền. Đối với các nhà tài phiệt ngân hàng, lợi ích tài chính thu được từ các phi vụ là trên hết. Tiền bạc hoàn toàn không có lòng yêu nước, đồng minh hay tổ quốc.


Thông qua các công cụ tài chính, bất kể là “lạm phát” do dư thừa tiền hay “giảm phát” do khan hiếm tiền, thì giới chức cầm quyền và các tài phiệt ngân hàng, thông qua quyền lực tài chính có thể tước đoạt một cách hợp phát công sức lao động của người nghèo. Chẳng hạn như cách mà người ta làm với nước Đức sau Thế chiến hai.


Năm 1948, một nhóm những giáo sư người Mỹ đã thiết kế lại chương trình cải cách tiền tệ cho nước Đức. Ban đầu mỗi người sẽ nhận được một khoản tiền trị giá 40 mark, nhân viên xí nghiệp được 60 mark. Các công chức làm việc trong các ban ngành chính phủ được nhận tiền mark tương đương một tháng lương. Nhưng tất cả các loại tiền mark của đế quốc, cho dù đó là tài khoản tiết kiệm hay khoản nợ đều giảm xuống 10% so với mệnh giá. Mặt khác, cổ phiếu, tài sản và các tài sản hữu hình khác vẫn duy trì trạng thái không mất giá.

Sự mất giá tiền tệ có định hướng kể trên, thực tế đã hình thành nên một quá trình chuyển dịch tài sản khổng lồ, dẫn đến sự thay đổi nghiệm trọng hay thậm chí là tàn khốc đối với cấu trúc xã hội. Cố tổng thống Mỹ Roosevelt có một câu nói nổi tiếng: “Không có một sự kiện lịch sử quan trọng nào xảy ra một cách ngẫu nhiên và tự nhiên. Tất cả những sự kiện này đều là kết quả của những âm mưu được lên kế hoạch cẩn thận”.

Cuoc giang co khong hoi ket giua chien tranh va tien te hinh anh 3
Chiến tranh thế giới thứ 2 là "miếng mồi ngon" của nhiều tập đoàn tài chính lớn.   Ảnh: Zing.vn.


Từ năm 1976 đến nay chính phủ Mỹ đã đóng cửa 17 lần. Trong đó lần đóng cửa chính phủ lâu nhất là 35 ngày (từ 22/12/2018 tới 25/1/2019). Chính phủ đóng cửa khi không đạt được một thỏa thuận về ngân sách hoạt động của chính phủ giữa quốc hội và tổng thống, dẫn tới thiếu ngân sách cho một số cơ quan chính phủ hoạt động. Thiếu đi sức mạnh tài chính, sẽ khó có một cá nhân hay tổ chức nào có thể trụ vững, tồn tại một cách bình thường được.

Từ chủ nghĩa tư bản thương mại đến chủ nghĩa tư bản công nghiệp, từ chủ nghĩa tư bản tài chính đến chủ nghĩa tư bản độc quyền, cho đến ngày nay được gọi là chủ nghĩa tư bản đa nguyên, sự cai trị của nhóm quyền lực thiểu số đối với toàn bộ xã hội chưa bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, thủ đoạn cai trị và hình thức của nó đã thay đổi rất nhiều. Các đầu sỏ tài chính trực tiếp, hữu hình, trần trụi dần ẩn sau hậu trường, thay vào đó là các hệ thống, công cụ mới nổi khổng lồ và người kiểm soát chúng vẫn là các gia tộc nắm giữ quyền lực tài chính khi xưa.


Giá bìa 145.000   

Giá bán

116.000 

Giá bìa 145.000   

Giá bán

116.000