DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Tên ebook: Chuyện ở nông trại (full prc, pdf, epub)

Tên gốc: Animal Farm
Tác giả: George Orwell
Thể loại: 100 Cuốn sách giá trị nhất thế giới, Tiểu thuyết, Văn học phương Tây
Người dịch: An Lý
Công ty phát hành: Nhã Nam
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 161
Ngày xuất bản: 01-03-2013
Chụp pic: Thanh Levy
Type: starrats, Linhlinh
Tạo ebook: Dâu Lê
Nguồn: luv-ebook.com
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
ebook chuyen o nong trai full prc pdf epub

Ebook Chuyện ở nông trại - George Orwell

Giới thiệu:

Câu chuyện bắt đầu ở Điền Trang của ông Jones. Vào một đêm trường sau khi ông chủ Jones đã ngủ mê mệt vì say rượu, các thú vật của Nông Trại Manor tụ họp trong nhà chứa cỏ để nghe con heo già Old Major kể về một giấc mộng kỳ lạ. Khởi đầu, bằng một giọng nói rõ ràng và đầy sức mạnh, Heo già Major kể lại sự hiểu biết của mình về bản chất của cuộc đời. Theo đó, các con vật được sinh ra phải làm việc cực nhọc, chịu đựng gian khổ, không được ăn no, tới khi không còn sức lao động nữa thì bị làm thịt. Chúng bị làm nô lệ cho loài người và đây là giới sinh vật chỉ tiêu thụ mà không sản xuất. Vì vậy chỉ còn một giải pháp: phải lật đổ loài người. Mọi con vật phải đoàn kết lại vì một mục đích chung: nổi dậy.

Buổi họp bị gián đoạn một thời gian ngắn vì vài con chó chạy đi đuổi chuột, tiếp theo Heo già Major đề nghị bỏ phiếu quyết định loài chuột là đồng chí (comrades), kế tiếp mọi con vật đều tán thành một quyết định khác của Heo già Major như sau: Con người là Kẻ Thù. Các con vật vì vậy cần phải tránh xa các thói quen của con người: không xài nhà ở, giường nằm, quần áo, tiền bạc, mậu dịch, rượu. Và trên hết, Tất cả chúng ta đều là Bạn. Không con vật nào được giết một con vật khác. Mọi con vật đều bình đẳng. Heo già Major đã không thể mô tả hết giấc mộng tốt đẹp của nó cho các con vật khác nghe và nó cũng dạy cho các con vật kia hát bài ca Các thú vật của nước Anh mà nó học được trong giấc mộng. Nhờ hát đi hát lại bài ca cách mạng này, các con vật đều trở nên cuồng nhiệt.

Không lâu sau đó, Heo già Major qua đời nhưng các con vật còn sống khác đều cần phải hiểu rõ nền Triết học Súc vật chủ nghĩa (Animalism), đều phải nổi dậy chống lại ông chủ Jones. Công tác giảng dạy và tổ chức quần chúng được giao phó cho các con heo bởi vì loài heo được coi là những con vật tinh khôn, khéo léo. Trong số các con vật này, có hai con tài giỏi nhất là Heo Snowball và Heo Napoleon. Ngoài ra còn có Heo Squealer, một kẻ ăn nói xuất sắc. Ngày tháng trôi dần qua, ông chủ trại Jones càng uống nhiều rượu mạnh và càng trễ nải việc chăm sóc nông trại. Rồi vào một buổi chiều kia, khi ông Jones quên cho súc vật ăn uống sau một ngày dài, các con vật phá cửa, xông vào máng ăn và giành ăn uống. Ông Jones và các người làm công bèn dùng roi, gậy, đánh đập các con vật. Các con vật đói ăn này không thể chịu đựng hơn được nữa. Chúng bèn tấn công các kẻ đàn áp. Vừa ngạc nhiên, vừa hoảng sợ, cả chủ lẫn tớ đều bị đuổi khỏi nông trại.
Thật là bất ngờ. Cuộc nổi dậy đã thành công. Ông chủ Jones không còn nữa, Nông trại Manor từ nay thuộc về các súc vật. Niềm vui của tất cả súc vật thật là vô kể, chúng là chủ nhân và sẽ làm việc hòa thuận với nhau suốt đời...
***

Review Trại Súc Vật: Câu chuyện không dành cho thiếu nhi

Không dễ thương như tên gọi, đây là cuốn sách chắc chắn sẽ khiến bạn nổi da gà trong suốt quá trình đọc nó.

Cảm nhận chung:

Trước khi đọc Trại Súc Vật, tôi không biết gì về chế độ Xô Viết và Thế chiến thứ 2, càng không biết Stalin và Trotsky là ai. Dĩ nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể không cần biết gì về những cái tên kể trên để có thể “thấm” được tác phẩm, bởi Trại Súc Vật (Tên gốc Animal Farm) thật sự là một câu chuyện rất ngắn, rất dễ đọc, đúng như Orwell mong muốn là kể lại câu chuyện Liên Xô dưới thời Stalin một cách đơn giản nhất để bất cứ ai cũng có thể hiểu. Không cần biết bối cảnh ra đời của tác phẩm, bạn vẫn có thể hình dung ra một chế độ xã hội khởi đầu bằng những mộng tưởng tốt đẹp nhưng dần dần lại dẫm chân vào chính vũng lầy của chế độ cũ khi kẻ cầm quyền bắt đầu biến chất, kéo theo bạo lực, sự dối trá đáng ghê tởm, và sự đổi trắng thay đen hoàn hảo đến mức bóp méo hoàn toàn lịch sử (Tôi chợt nghĩ đến một chế độ XHCN với hàng trăm thứ thuế chồng chéo nhau thì có khác gì thời Pháp thuộc “sưu cao thuế nặng” nhỉ? Tinh vi hơn, chắc vậy.) Tuy nhiên, nó không phải là một cuốn sách lịch sử nặng nề, dày cộp và chán ngắt như thường thấy, mọi thứ dễ chịu nhưng mỉa mai hơn rất nhiều dưới hình bóng lợn, gà, dê, và ngựa. Animal Farm là một tác phẩm trào phúng chính trị kinh điển trong suốt thể kỷ 20, và cùng với tượng đài 1984, đã đưa tên tuổi nhà văn Geogre Orwell lên một tầm cao mới và trở thành một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ.

Tóm tắt nội dung

Câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của bầy gia súc ở Điền Trang của lão Jones sau lời tiên tri của Thủ Lĩnh về một giấc mơ kỳ lạ. Đó là giấc mơ về một thế giới tự do nơi lũ súc vật được tận hưởng những thành quả lao động của mình, không phải chịu sự khổ sai áp bức của loài người. Điều này đã dẫn tới một “cuộc Khởi Nghĩa” tại Điền Trang và lũ súc vật đã giành thắng lợi. Điền Trang được đổi tên thành Trại Súc Vật. Chúng bắt đầu tự tổ chức ra một xã hội của riêng mình với hai giai cấp cơ bản nhất là người lao động- lũ gia súc và kẻ cầm quyền- những con lợn thịt, trong đó nổi bật nhất là Napoleon và Tuyết Tròn. Bảy Điều Răn đúc kết từ Súc Sinh Kinh (Animalism) được sơn hẳn lên tường như những quy tắc chung của xã hội mới mà tất cả các loài phải tuân theo để đảm bảo một cuộc sống bình đẳng, phồn thịnh và đặc biệt là để tránh lặp lại những tật xấu của con người. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ thật sự bắt đầu khi Napoleon đứng lên trục xuất Tuyết Tròn với sự trợ giúp của lũ chó con mà nó đã bí mật thuần dưỡng thành chó săn và thay thế Tuyết Tròn làm thủ lĩnh. Một trật tự xã hội mới được thiết lập dưới cự cai trị của Lãnh tụ Napoleon, sự phân hóa giai cấp bắt đầu nhen nhóm giữa bầy lợn và những loài động vật khác. Napoleon đã từng bước vi phạm cả 7 điều răn dạy một cách tinh vi và khéo léo cùng với các cuộc thanh trừng đẫm máu để bảo vệ và củng cố quyền lực tuyệt đối của mình. Mọi thứ càng ngày càng đi xa quỹ đạo ban đầu mà cuộc Khởi Nghĩa hướng tới, lũ gia súc càng ngày càng nhận ra có điều gì đó không ổn, tuy nhiên không một sự chống trả nào được thực hiện. Trại Súc Vật trở lại là Điền Trang, và lũ lợn đã học cách đi bằng hai chân. Mọi thứ dường như quay trở về với điểm xuất phát như thời lão Jones, cuộc Khởi Nghĩa trở thành dĩ vãng xa vời. Câu chuyện kết thúc bằng bữa tiệc giữa loài người và loài lợn trong chính ngôi nhà của lão Jones, và lũ súc vật đáng thương đang nhòm vào từ bên ngoài khung cửa sổ không thể nào phân biệt nổi đâu là người và đâu là lợn.

Cảm nhận về tác phẩm:

Trước hết phải thừa nhận rằng đây là một tác phẩm chính trị gây tranh cãi ẩn chứa sau hình ảnh về lũ súc vật quen thuộc. Orwell đã biến một đoạn lịch sử kéo dài trong mệt mỏi của cả một đất nước thành một tác phẩm trào phúng đơn giản, cô đọng nhưng phản ánh chân thực nhất những gì đã diễn ra tại Liên Xô cũ dưới thời Stalin với đầy đủ các nhân vật và sự kiện lịch sử. Có khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bối cảnh thật sự của Animal Farm là gì. Trong phần Lời tựa, Orwell đã nói rằng ông viết tác phẩm này như một lời cảnh báo châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng về bản chất thật sự của Chế độ Chủ nghĩa Xã hội đang diễn ra tại Liên Xô, rằng ông “đã nghĩ đến việc vạch trần huyền thoại Xô Viết viết dưới dạng một câu chuyện dễ hiểu và dễ dịch sang các ngôn ngữ khác”. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chính Orwell khẳng định tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử. Và nó đang thật sự xảy ra, ngay tại Việt Nam, Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Triều Tiên. Mặc dù chỉ còn sót lại ở một vài quốc gia trên thế giới, chế độ cộng sản ngày nay vẫn đang được vận hành theo một mô típ cũ kỹ, với cách thức xây dựng xã hội và cai trị con người không hề khác biệt gì so với một thế kỷ trước. Đó là lý do vì sao tôi đã rợn gai người khi đọc tác phẩm bởi nó phản ánh chính xác đến đáng sợ những gì đang diễn ra ngay tại Việt Nam, hơn 70 năm sau khi tác phẩm ra đời.

Quay lại với câu chuyện, từng nhân vật sống trong Trại Súc Vật là những tượng trưng điển hình cho mỗi một lớp người hiện nay. Vai trò cầm quyền được giao cho lũ lợn- những động vật được xem là thông minh nhất trong nông trại. Đây là một hình mẫu vừa châm biếm vừa chính xác đến kinh ngạc. Không phải Chiến Sĩ- kẻ tượng trưng cho sức mạnh, hay con lừa già- tượng trưng cho sự uyên bác, mà chính sự thông minh, tham lam và tính dục của loài lợn mới là biểu tượng của quyền lực trong tác phẩm (cũng như ngoài đời thực). Không chỉ vậy, khi miêu tả những “kẻ cầm quyền” có thân hình béo ú, mặt mũi hồng hào, tôi e rằng không hình mẫu nào thích hợp hơn lũ lợn, sẽ thật miễn cưỡng để chấp nhận đếu đổi lại là chó, lừa hay bất kỳ con vật nào khác. Trong bầy lợn đó, có 4 con vật đáng để chú ý nhất là Thủ Lĩnh, Tuyết Tròn, Napoleon và Chỉ Điểm. Thủ Lĩnh là một con lợn già được cả nông trang trọng vọng vì tuổi đời và sự hiểu biết của mình. Chính nó đã đưa ra lời tiên tri về một cuộc cách mạng và đời sống sung túc, ấm no cho lũ súc vật. Đó là biểu tượng của những bậc học giả uyên bác ngày xưa, và nếu như áp dụng trong bối cảnh Liên Xô lúc bấy giờ, ta có thể hiểu rằng Thủ Lĩnh là hiện thân của Karl Marx và cũng có thể là lãnh tụ Lenin. Sau khi Lenin qua đời, người kế nhiệm tiếp theo đáng lẽ ra là Trotsky chứ không phải Stalin, nhưng Trotsky đã bị Stalin trục xuất khỏi Liên Xô và cuối cùng bị ám sát vào năm 1940, y hệt cách Napoleon đứng lên giành giật quyền lực từ Tuyết Tròn sau khi Thủ Lĩnh qua đời. Nếu như Tuyết Tròn ( Trotsky) là một nhà lãnh đạo có tài luôn lo nghĩ cho tập thể nhưng lại thiếu cảnh giác thì Napoleon (Stalin) chính là kẻ bất chấp tất cả để có được quyền lực và sẵn sàng dùng máu tươi để củng cố quyền lực đó. Điều này càng trở nên đúng đắn khi so sánh với thực trạng chính trị ngày nay, khi những kẻ lãnh đạo không chỉ cần có tài năng thực lực mà còn cần phải có quyền lực để củng cố vị trí của mình. Càng tìm hiểu kỹ về chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Trotsky, tôi càng nhận ra hai con lợn Tuyết Tròn và Napoleon đã đại diện xuất sắc đến kinh ngạc từ quan điểm chính trị đến số phận cho hai chính trị gia tên tuổi này, tuy nhiên sẽ là quá dài để nói về tất cả những điều đó trong một bài review sách, có lẽ tôi sẽ viết một bài riêng về những con lợn đặc biệt này vào một ngày khác, nếu các bạn mong muốn.

Về các tuyến nhân vật khác trong chuyện, tôi không thể nào không thán phục sự tài tình của Orwell khi xây dựng Chỉ Điểm- cũng lại là một con lợn- thành một kẻ mồm loa, có khả năng lấp liếm và che dấu tất cả tội lỗi của Napoleon bằng thứ ngôn từ xảo trá và huyễn hoặc của mình. Đó là biểu tượng cho những nhân vật thêu dệt chính trị (Spin doctor) trong lịch sử, là những tờ báo lá cải đang hàng ngày che dấu sự thật chính trị sau những ngôn từ xa hoa và bóng bẩy. Những kẻ trung thành mù quáng như con ngựa Chiến Sĩ sẽ bị bóc lột, lợi dụng đến tận cùng và bị thải bỏ không thương tiếc ngay khi vừa hết giá trị lợi dụng. Hình ảnh lũ súc vật vừa gào thét vừa đuổi theo chiếc “xe cứu thương” đang đưa Chiến Sĩ đến bệnh viện nhưng thực chất lại là chiếc xe dẫn đến lò mổ là một trong những hình ảnh đắt giá của tác phẩm. Nó thể hiện sự độc tàn của “chế độ Napoleon” và sự ngờ nghệch đến đáng thương của lũ súc vật-những con vật yếu đuối, không biết quá vần A trong bảng chữ cái, luôn dễ dàng bị những lời dụ dỗ về một tương lai sung túc, tươi đẹp của Chỉ Điểm che mắt và cam chịu áp bức, khổ sai. Trong đám đông đó, con lừa già Benjamin hiện lên như tầng lớp trí thức từng trải và am hiểu sự đời. Trong lúc đám súc vật vẫn đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng thì chỉ mình nó là dường như đã nhìn thấy một kết cục hoàn toàn khác, nó nhìn thấu từng lời dối trá của đám lợn, hiểu quá rõ bản chất xã hội nó đang sống, nhưng lại chọn cách im lặng và phó mặc mọi thứ diễn ra. Có lẽ nó đã sống đủ lâu và cam chịu đủ nhiều để hiểu rằng về bản chất, dù là người hay là lợn thì chế độ thống trị vẫn không khác là bao, và kẻ yếu thế vẫn muôn đời chịu áp bức và bóc lột, bằng cách này hay cách khác.

Trại Súc Vật kết thúc lơ lửng trong hoang mang, không ai biết số phận của những con vật đó sẽ như thế nào sau cái ngày chúng kinh hoàng nhìn thấy đàn lợn đi bằng hai chân và tụ tập với bọn chủ điền trang trong căn nhà chính. Sự mỉa mai được đẩy lên tận cùng đến ám ảnh là hình ảnh lũ súc vật không thể phân biệt được đâu là lợn và đâu là người. Người, hay là lợn, về bản chất không có gì khác nhau một khi chúng trở thành những kẻ cai trị: Nếu các bạn phải xử lý những loài vật hạ đẳng, thì chúng tôi phải xử lý những giai cấp hạ đẳng” (Lời Pilkington nói với Napoleon).

Kết luận:

Đây là tác phẩm chính trị suất sắc dành cho tất cả mọi người. Không có gì ngạc nhiên khi bản dịch Chuyện ở nông trại của Nhã Nam đã bị thu hồi một cách lặng lẽ sau khi xuất bản. Càng đọc bạn sẽ càng nhận ra những điểm tương đồng đang xảy ra ngay chính tại Việt Nam. Và hãy nhìn quanh đi, bạn có nhìn thấy con lợn nào không?

Mời các bạn đón đọc Chuyện ở Nông trại của tác giả George Orwell.
 

Giá bìa 52.000   

Giá bán

42.000 

Tiết kiệm
10.000  (19%)
Giá bìa 52.000   

Giá bán

42.000 

Tiết kiệm
10.000  (19%)